Đáp án Ngữ văn 12 kết nối Bài 5: Nhân vật quan trọng
File đáp án Ngữ văn 12 kết nối tri thức Bài 5 Đọc: Nhân vật quan trọng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 5. TIẾNG CƯỜI CỦA HÀI KỊCH
VĂN BẢN. NHÂN VẬT QUAN TRỌNG
I. TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Khoác lác, ảo tưởng, theo bạn, có phải là một thói tật đáng cười? Vì sao?
Soạn chi tiết:
Khoác lác và ảo tưởng, hai thói quen phổ biến trong con người, thường được biểu hiện qua việc tỏ ra quá tự mãn về bản thân, khả năng và thành tích, hoặc sống trong những ảo tưởng không thực tế. Tuy nhiên, liệu những thói quen này chỉ mang tính chất hài hước hay còn chứa đựng những khía cạnh sâu sắc hơn?
Về mặt hài hước, khoác lác và ảo tưởng thường đi kèm với sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động, giữa ảo tưởng và thực tế. Điều này tạo ra sự lố bịch, thậm chí mang tính chất hài hước cho những người có thói quen này. Sự thiếu tự tin cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những thói quen đó. Khi một người không tin vào bản thân, họ có thể tỏ ra quá tự hào về những gì mình có hoặc tưởng tượng ra những điều không có để che giấu sự thiếu tự tin của mình.
Tuy nhiên, sự thiếu trung thực và thiếu nhận thức về bản thân và thực tế xung quanh là những vấn đề đáng lo ngại hơn. Khi một người thường xuyên khoác lác và ảo tưởng về bản thân, họ có thể mất đi lòng tin của người khác. Sự thiếu nhận thức có thể dẫn đến những quyết định sai lầm hoặc hành động thiếu suy nghĩ.
Tóm lại, khoác lác và ảo tưởng có thể có hai mặt. Mặt một là chúng có thể mang lại sự giải trí và tiếng cười. Mặt khác, chúng cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như mất lòng tin, quyết định sai lầm và hành động thiếu suy nghĩ.
II. ĐỌC VĂN BẢN
Câu hỏi: Đối thoại xã giao thái quá của các nhân vật thể hiện điều gì?
Soạn chi tiết:
Đối thoại xã giao thái quá của các nhân vật thể hiện
-
Sự phân biệt giữa các tầng lớp xã hội trong thời đại xưa.
-
Kèm theo những hành động như cúi chào, các từ như thưa bà, tôn ông thể hiện sự phục tùng, tôn ti trật tự, đặc biệt là đối với tầng lớp trên.
Câu hỏi: Lưu ý thái độ của Khơ-lét-xta-cốp với “dân đen”, cũng như chính bản thân mình.
Soạn chi tiết:
-Thái độ của Khơ-lét-xta-cốp đối với dân đen: mang theo thái độ khinh thường, hách dịch. Ông ta gọi dân đen là “ngu dốt tối tăm”, sử dụng ngôn ngữ miệt thị, hạ thấp giá trị của người nghèo.
-Đối với bản thân mình, ông lại trưng lên bộ mặt giả tạo, nói rằng mình trải qua cảm giác dễ chịu lắm nhưng trên thực tế thì vô cùng khinh thường và ghê sợ.
Câu hỏi: Khơ-lét-xta-cốp sơ ý bộc lộ thân phận thật của mình qua lời khoác lác thế nào?
Soạn chi tiết:
Khơ-lét-xta-cốp sơ ý bộc lộ thân phận thật của mình qua lời khoác lác: “Không, quan vụ trưởng là bạn thân tôi đấy”, “Ở đấy đã có một viên công chức, một anh thạo việc bàn giấy, cứ cầm bút một cái xoạch, xoạch ... thảo như bay tất cả công văn cho tôi. Họ muốn cử tôi làm quan phó đoàn tuyển cử”
Câu hỏi: Chú ý sự vênh lệch của việc gắn tên tuổi Puskin với thể loại ca kịch vui
Soạn chi tiết:
Puskin được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, với các tác phẩm của ông được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Tuy nhiên, Puskin không phải là một nhà viết kịch hài, và các tác phẩm của ông trong thể loại này cũng không nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng. Việc liên kết tên tuổi Puskin với kịch hài chỉ cho thấy sự thiếu hiểu biết và vô lý của những người đưa ra một tuyên bố như vậy.
Câu hỏi: Khơ-lét-xta-cốp đã bộc lộ thực chất trình độ hiểu biết văn chương của mình như thế nào?
Soạn chi tiết:
Khơ-lét-xta-cốp đã bộc lộ thực chất trình độ hiểu biết văn chương của mình:
-
Hắn đã khoe rằng tất cả những tác phẩm kí tên nam tước Brăm-bê-út, Chiến hạm Hi vọng, Điện tín Mát-xco-va (Moskva), Iu-ri Miu-lốt-xlap-ki,.. tất cả đều do hắn viết.
-
Tuy nhiên hắn không hề biết rằng, Điện tín Moskva là tên một cuốn tạp chí, tất cả điều ấy đã thể hiện hắn là một người ngu dốt, khoác loác, không biết chút gì về văn chương.
Câu hỏi: Chú ý lời thoại của các nhân vật tố cáo lẫn nhau
Soạn chi tiết:
-
Các lời thoại nhân vật tố cáo nhau vô tình bộc lộ ra những lỗ hổng trong lời nói dối của Khơ-lét-xta-cốp.
-
Tuy vậy, An-na An-đờ-rê-ép-na cũng là kẻ thiển cận về văn chương, biết chút ít về văn chương nên Khơ lét xta cốp cũng từ đó có thể bào chữa được cho lời nói dối của chính mình.
Câu hỏi: Qua lời khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp, có thể nhận ra điều gì về các hoạt động được giới thượng lưu quan tâm.
Soạn chi tiết:
Qua lời khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp, có thể nhận ra các hoạt động được giới thượng lưu quan tâm: Món ăn xa xỉ và chế biến công phu, khiêu vũ, chơi bài, ..
Câu hỏi: Vì sao Khơ-lét-xta-cốp càng nói càng hăng?
Soạn chi tiết:
Khơ-lét-xta-cốp càng nói khoác càng hăng vì
-
Khi hẳn nói khoác, hắn muốn khẳng định bản thân với người khác.
-
Việc nói khoác khiến hắn có thể nổi bật và thu hút sự chú ý của mọi người.
III. SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Dựa vào phần tóm tắt hài kịch Quan thanh tra, hãy xác định tình huống hiểu lầm của vở kịch
Soạn chi tiết:
Dựa vào phần tóm tắt hài kịch Quan thanh tra, hãy xác định tình huống hiểu lầm của vở kịch: Khlet-xta- cốp bị hiểu lầm là quan thanh tra làm cho quan lại địa phương tưởng anh là quan thanh tra và ra sức đối đãi, mời chào, đút lót lấy lòng. Tuy nhiên anh ta cũng không hề giải thích, từ chối mà cũng ngầm hưởng thụ việc mình là một quan thanh tra.
Câu 2: Đối chiếu hoàn cảnh thực tế của Khơ-lét-xta-cốp (qua phần tóm tắt hồi II của vở kịch với cuộc sống thượng lưu mà nhân vật khoa khoang trong đoạn trích, hãy lí giải nhân vật này đáng cười ở điểm nào
Soạn chi tiết:
- Hoàn cảnh thực tế: Khơ lét xta cốp trước kia là một tên nghèo kiết xác, không có đủ tiền để ở trọ, trốn chui trốn lủi từ thành phố đến khi về quê. Là một kẻ nghiện bài bạc, hết tiền, đói khát.
- Còn với những lời khoe khoang trong đoạn trích, hắn lại luôn tỏ vẻ mình là người giàu có, học thức, làm việc với các quan chức cấp cao và luôn sống với cuộc sống đủ đầy.
=> Việc đáng cưới chính là sự khoác lác quá đà của Khơ lét xta cốp.
Câu 3: Thị trưởng cùng viện kiểm học Lu- ca Lu-kích, trưởng viện tế bẩn Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích thể hiện thái độ thế nào trước sự khoác lác, ra oai của Kho-lét-xta-cốp? Vì sao?
Soạn chi tiết:
Thị trưởng cùng viện kiểm học Lu- ca Lu-kích, trưởng viện tế bẩn Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích thể hiện thái độ khúm núm, tôn trọng và sợ hãi đối với sự khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp.
Câu 4: Nhân vật An-na An-Đrê-ép-na và Ma-ri-a An-tô-nốp-na đóng vai trò gì?
Soạn chi tiết:
An-na An-Đrê-ép-na và Ma-ri-a An-tô-nốp-na là đóng vai trò là người vô tình vạch trần ra lời nói khoác loác của Khơ-lét-xta-cốp; thế nhưng nhờ sự hiểu biết vụn vặt của Anna mà lời nói dối ấy có thể bưng bít một cách dễ dàng.
Câu 5: Xác định các thủ pháp trào phúng được tác giả sử dụng trong đoạn trích. Phân tích một thủ pháp nổi bật trong số đó.
Soạn chi tiết: