Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1 Đọc: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

VĂN BẢN: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

CHUẨN BỊ

Câu 1: Khi đọc một văn bản truyện truyền kì, các em cần chú ý.

Hướng dẫn chi tiết: 

  • Nắm được cốt truyện của văn bản
  • Xác định được nhân vật trung tâm trong mối quan hệ với các nhân vật khác
  • Xác định được sự phù hợp với người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản
  • Nhận diện và phân tích được ý nghĩa nghệ thuật của các chi tiết kì ảo trong truyện
  • Tìm ra mối quan hệ giữa phần chính văn và lời bình ở cuối truyện. Chủ động đưa những nhận xét của em với lời bình đó. 

Câu 2: Đọc trước văn bản Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục

Hướng dẫn chi tiết: 

  • Tác giả Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ có người đọc là Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, là một danh sĩ thời Lê Sơ, thời nhà Mạc sống vào khoảng thế kỉ XVI 

Ông sinh ra tại xã Đỗ Tùng huyện Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dũ đã từng làm quan nhà Mạc sau đó về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền nhưng chỉ mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa

Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông)

Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.

Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

  • Tập Truyền kì mạn lục

Thể loại: Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho thể loại. Đằng sau những chi tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

Truyền kì mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kì, xen lẫn biền văn và thơ ca. Tác phẩm này gồm 20 truyện, mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Truyền kì mạn lục đã phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỉ 16.

Nhan đề Truyền kì mạn lục phản ánh hiện thực xã hội đương thời, số phận con người, tinh thần dân tộc và có sự tham gia của nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. 

Câu 2: Tìm hiểu về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt

Hướng dẫn chi tiết:

Truyền thuyết về Thánh Tản Viên: Theo truyền thuyết về nguồn gốc đứa thánh Tản Viên, các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), tên là Nguyễn Tuấn (Nguyễn Tùng), con ông Nguyễn Cao Hạnh (Hành) và bị Đinh Thi Điêng (Đen). Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nươi

Thánh Tản Viên trong đời sống văn hóa của người Việt: Trong tâm thức dân gian người Việt, Tản Viên là một trong bốn vị thánh bất tử (Tiên Dung Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Tản Viên, Thánh mẫu liễu hạnh. Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai để bảo vệ cuộc sống chung.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn nói lên điều gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn: mọi người đều lắc đầu lẽ lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn. Nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả. Hành động của Tử Văn vô cùng dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều ai cũng phải sợ để diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

Câu 2: Chú ý thái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ

Hướng dẫn chi tiết:

Trước lời nói của viên bách hộ Tử Văn có thái độ: Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Qua đó cho thấy thái độ ung dung, tự tin, không sợ hãi

Câu 3: Tâm sự này của thổ thần đem lại cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Tâm sự của thổ thần “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở. Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhwung không làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi”. Câu nói đem lại cho em cảm xúc và suy nghĩ: lời tâm sự đã nói lên một hiện tượng nhức nhối trong xã hội đương thời: hiện tượng quan liêu, nạn quan tham; quan lại bị đồng tiền che mắt, cái xấu được mặc sức hoành hành, gây biết bao nỗi đau khổ cho người dân lương thiện.

Câu 4: Chú ý sự ý thức của Tử Văn về nhân cách của mình 

Hướng dẫn chi tiết:

Tử Văn vô cùng tự tin về nhân cách của bản thân mình: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt chết một cách oan uổng”. Câu nói thể hiện được tính cách gan dạ, cứng cỏi, tin vào chính nghĩa.

Câu 5: Câu nói của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Câu nói của Diêm Vương “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà con có sự dối trả càn bậy như thế”. 

Diêm vương đã tiến hành xử kiện, nghe lời phân giải của hai bên, xem xét chứng cớ và cuối cùng phán quyết đúng người đúng tội. Điều này cho thấy Diêm Vương là biểu tượng của công lí và sự chính nghĩa. Câu nói của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ về tầm quan trọng của công lí và sự chính nghĩa trong xã hội. Nó cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của mỗi người trong việc đấu tranh cho công lí và chống lại sự bất công.

Câu 6: Chi tiết Tử Văn “chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Chi tiết Tử Văn “chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa như một lời cáo biệt đến người quen cũ. Đây cũng là cách thể hiện phần nào tính cách của Tử Văn – một con người lễ độ, đầy nghĩa tiết với mọi người.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Hãy tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (khoảng 7-10 dòng). Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần?

Hướng dẫn chi tiết:

Tóm tắt:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn, một người chính chực, khảng khái, không chịu những yêu sách tác quái làm hại dân lành của một tên tướng giặc, nên đã đốt đền hắn. Tên hung thần kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn đưuợc thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Trước Diêm Vương, chàng đã dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Cuối cùng, công lí được thực thi: tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại, sau đó được nhận chức phán sự đền Tản Viên. 

Văn bản có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: Từ đầu… vung tay không cần gì cả: Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

Phần 2: Tiếp theo… khó lòng thoát nạn: Tử Văn gặp Bác hộ họ Thôi và Thổ Thần

Phần 3: Từ Tử Văn vâng lời… tan tành ra như cám vậy: Cuộc đấu tranh giành công lý của Tử Văn ở âm cung.

Phần 4: Còn lại:  Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

Câu 2: Tìm trong văn bản những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử văn. Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật

Hướng dẫn chi tiết:

Những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn trong văn bản: 

  • Tên họ: Ngô Tử văn, tên là Soạn
  • Que quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
  • Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được
  • Danh tiếng: Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.

Theo em, tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật vì những chi tiết này mô rõ nét tính cách và phẩm chất của nhân vật. Những thông tin về lai lịch và danh tiếng của Ngô Tử Văn cho thấy anh là một người có uy tín trong cộng đồng. Tính cách khảng khái, cương trực, nóng nảy của Tử Văn cho thấy anh lằ một người yêu nước, dũng cảm, không ngần ngại đứng lên chống lại sự bất công. Những chi tiết này giúp tạo nên hình ảnh một nhân vẩ trung tâm mạnh mẽ và đầy tính nhân văn trong tác phẩm.

Câu 3: Trong truyện, Tử Văn được miêu tả tương quan với những nhân vật nào? Qua các tương quan này, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?

Hướng dẫn chi tiết:

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay