Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt (2)

Giáo án bài 2: Thực hành tiếng Việt (2) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt (2)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết được biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần.

  • Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần trong những ngữ cảnh cụ thể.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần.

  • Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần trong những ngữ cảnh cụ thể.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức tự học và hoàn thành bài tập đầy đủ, vận dụng kiến thức tạo lập văn bản.

  • Yêu quý tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 đội, tham gia trò chơi Nhịp cầu thơ ca.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 đội, tham gia trò chơi Nhịp cầu thơ ca.

- GV chiếu một số ngữ liệu lên bảng, mỗi ngữ liệu sẽ mất đi một vài từ. Mỗi đội sẽ phải dự đoán xem đâu là từ bị mất.

- Các đội giành quyền trả lời bằng cách cử một đại diện ra nhấn chuông, đội nào chạm vào chuông đầu tiên sẽ được trả lời. Nếu trả lời đúng, đội đó sẽ giành điểm thưởng (2 điểm/câu), nếu trả lời sai, các đội còn lại sẽ có cơ hội.

- Ngữ liệu:

Câu 1: Hương thời gian không nồng

            Hương thời gian thanh……

A. Thanh.

B. Khiết.

C. Mảnh.

D. Xanh.

Câu 2: Ô! Đêm nay trời trong như gương

            Không ………… không hơi sương

A. Làn gió vương.

B. Làn mây vương.

C. Cơn mưa xuân.

D. Làn gió xuân.

Câu 3: Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ……… bay hương

             Cả đời đi gió về………

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

A. Nồng nàn – khuya.

B. Ngào ngạt – mưa.

C. Ngọt ngào – sương.

D. Thơm lừng – mây.

Câu 4: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi

            Sương hồng lam ôm ấp ………………

            Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

            Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

A. Mái nhà tranh.

B. Nóc nhà gianh.

C. Con đường mòn.

D. Những ngọn cây.

Câu 5: Ô hay buồn vương…………….

     Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

A. Cây hoa đào.

B. Cây phượng đỏ.

C. Cây táo xanh.

D. Cây ngô đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: 

1. A

2. B

3. C

4. B

5. D

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần để hiểu được hiệu quả nghệ thuật mà những biện pháp này mang lại cho tác phẩm văn học nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nhận biết được các biện pháp tu từ điệp thanh, biện pháp tu từ điệp vần.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Tìm hiểu tri thức Ngữ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm và cách nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh, biện pháp tu từ điệp vần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Tìm hiểu tri thức Ngữ văn

1. Biện pháp tu từ điệp thanh

- Khái niệm: Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt.       

- Cách nhận biết: 

+ Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc).

+ Điệp thanh cũng có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết.

2. Biện pháp tu từ điệp vần

- Khái niệm: Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe).

- Cách nhận biết: 

+ Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng).

+ Điệp vần còn có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần, tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt trong thơ.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH, BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Biện pháp tu từ điệp thanh có đặc điểm nào dưới đây?

A. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc).

B. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh trắc.

C. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh bằng.

D. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh ngang.

Câu 2: Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết cuối cùng của câu thơ gọi là gì?

A. Vần lưng.

B. Vần chân.

C. Vần cách.

D. Vần liền.

Câu 3: Biện pháp tu từ điệp vần có tác dụng gì?

A. Tạo tính liên kết và tính nhạc cho câu thơ.

B. Tạo chiều sâu tư tưởng cho bài thơ.

C. Giúp câu thơ trở nên đa nghĩa hơn.

D. Giúp người đọc hiểu được nội dung bài thơ.

Câu 4: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Lam nhung ô ! màu lưng chừng trời;
Xanh nhung ô ! Màu phơi nơi nơi.
Vàng phai nằm im ôm non gầy;
Chim yên neo mình ôm xương cây.

(Hoàng Hoa – Bích Khê)

A. Điệp thanh ngang.

B. Điệp thanh bằng.

C. Điệp thanh trắc.

D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.

Câu 5: Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

A. Vần lưng.

B. Vần liền.

C. Vần lưng và vần chân.

D. Vần chân.

----------------Còn tiếp -----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 -10 phiếu
  • Đề thi mẫu với ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay