Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)

Giáo án bài 3: Thực hành tiếng Việt (1) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CHỮ NÔM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Có hiểu biết sơ giản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và vai trò của chữ Nôm trong nền văn hoá dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Có hiểu biết sơ giản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và vai trò của chữ Nôm trong nền văn hoá dân tộc.

3. Phẩm chất

  • Tự hào và có ý thức trân trọng, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share nêu những hiểu biết của em về nguồn gốc tiếng Việt.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, trả lời câu hỏi: Theo em, tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: 

+ GV chiếu video “Nguồn gốc tiếng Việt” để HS tham khảo.

+ Link video: https://www.youtube.com/watch?v=sQB4bfF7FMo (0:09 – 2:08).

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ Nôm để hiểu được sự sáng tạo của ông cha ta trong việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc, đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, thể hiện ý thức tự cường và khẳng định địa vị của tiếng Việt.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm và nguồn gốc của chữ Nôm.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào phần Tri thức tiếng Việt trong SGK để trả lời câu hỏi:

+ Chữ Nôm có nguồn gốc từ đâu? Nêu phương thức cấu tạo và những hạn chế của chữ Nôm.

+ Nêu thời điểm hình thành và một số mốc thời gian đánh dấu quá trình phát triển của chữ Nôm.

+ Việc sáng tạo ra chữ Nôm thể hiện khát vọng, tư tưởng gì của ông cha ta?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Tìm hiểu tri thức tiếng Việt

1. Nguồn gốc và cấu tạo chữ Nôm

a. Nguồn gốc

Là chữ viết cổ dùng để ghi âm tiếng Việt, được ông cha ta sáng tạo dựa theo kí hiệu văn tự Hán.

b. Phương thức cấu tạo và hạn chế

- Phương thức vay mượn: Dùng một chữ Hán có sẵn để ghi một âm tiết tiếng Việt giống hoặc gần với âm Hán Việt của chữ Hán đó.

Ví dụ: chữ 女 âm Hán Việt đọc là nữ, âm Nôm có thể đọc là nữ hoặc nỡ, nữa, nhỡ, lỡ, chữ 皮 âm Hán Việt đọc là , âm Nôm có thể đọc là hoặc bìa, bầy, bề, vào, vừa,...

- Phương thức tự tạo: Kết hợp kí hiệu văn tự Hán với kí hiệu chỉnh âm để tạo ra một chữ Nôm. 

- Hạn chế: muốn đọc được chữ Nôm phải có hiểu biết về chữ Hán.

c. Quá trình hình thành, phát triển

- Hình thành vào khoảng thế kỉ X và đã được sử dụng để sáng tác thơ văn khoảng từ thế kỉ XII – XIII.

- Hàn Thuyên được cho là người có công đầu trong việc phát triển, phổ biến chữ Nôm. 

- Nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nên những tác phẩm kiệt xuất, xây dựng những thể loại đặc sắc cho nền văn học trung đại Việt Nam: thơ Nôm Đường luật (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,...); truyện thơ Nôm (Nguyễn Du, Phạm Thái, Nguyễn Đình Chiểu,...); ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,...); hát nói (Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh,...).

d. Giá trị của chữ Nôm

- Bảo tồn nhiều chứng tích của tiếng Việt, nhiều tác phẩm văn học được lưu truyền.

- Sự ra đời của chữ Nôm thể hiện tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc; đánh dấu bước phát triển vượt bậc về văn hoá và khẳng định vị trí, vai trò của tiếng Việt

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về chữ Nôm.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến chữ Nôm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CHỮ NÔM

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Việc ông cha tạo ra chữ Nôm có ý nghĩa như thế nào?

A. Ý thức tự chủ ngôn ngữ muốn có chữ viết riêng.

B. Chấm dứt tình trạng dùng chữ đi mượn.

C. Thể hiện được trí tuệ của người Việt.

D. Ý thức tự chủ ngôn ngữ muốn có chữ viết riêng, chấm dứt tình trạng dùng chữ đi mượn, thể hiện được trí tuệ của người Việt.

Câu 2: Vì sao chữ Nôm bị đánh giá thấp kém hơn chữ Hán?

A. Vì chữ Nôm ra đời sau chữ Hán.

B. Vì chữ Nôm phải dựa theo kí tự của chữ Hán.

C. Vì nhà nước phong kiến và tầng lớp tinh hoa mù quáng sùng bái chữ Hán.

D. Vì chữ Nôm chỉ được dùng ở tầng lớp bình dân.

Câu 3: Chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức dẫn đến điều gì?

A. Chữ Nôm dần biến mất.

B. Chữ Nôm khó phát triển và hoàn thiện, chưa được tiêu chuẩn hóa.

C. Chữ Nôm bị cấm sử dụng ở tầng lớp tinh hoa.

D. Chữ Nôm không được sử dụng để sáng tác văn học.

Câu 4: Nền văn học chữ Nôm đạt cực thịnh trong giai đoạn nào?

A. Thế kỉ XV – XVI.

B. Thế kỉ XII – XV.

C. Thế kỉ XVII – XIX.

D. Thế kỉ XV – XVIII.

Câu 5:  Vì sao các linh mục Công giáo đêu dùng chữ Nôm viết tài liệu giảng đạo?

A. Vì cộng đồng Công giáo vốn không ưa dùng chữ gốc Hán.

B. Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán.

C. Vì chữ Nôm phổ biến hơn chữ Hán.

D. Vì chữ Nôm cao quý hơn chữ Hán.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. D

2. C

3. B

4. C

5. A

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thực hành tiếng Việt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 – 6 HS thực hiện yêu cầu: Hoàn thành bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 70).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

----------------Còn tiếp -----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn 1/2 giáo án kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 200k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - khoảng 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi, phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay