Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 7: Thích ứng với thay đổi

Giáo án bài 7: Thích ứng với thay đổi sách Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình.

  • Nhận biết được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống. 

  • Nêu được các biện pháp để thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Nhận biết và điều chỉnh để thích ứng được với một số thay đổi (nếu có) trong cuộc sống của bản thân.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và những người xung quanh, hỗ trợ người gặp khó khăn trước những thay đổi trong hoàn cảnh sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT GDCD 9.

  • Giấy A4, phiếu học tập.

  • Tranh/ ảnh, clip và các mẩu chuyện về chủ đề, tranh về thích ứng thay đổi theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT.

  • Phiếu bài tập, máy tính, máy chiếu,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về thích ứng với sự thay đổi.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nêu cảm nhận về câu danh ngôn.

c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về ý nghĩa của câu danh ngôn.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nêu cảm nghĩ về câu danh ngôn sau:

Chúng ta không thể thay đổi hướng gió

nhưng chúng ta có thể điều chỉnh được cánh buồm.

(Dolly Parton)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết để chia sẻ suy nghĩ về câu danh ngôn.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Người lái thuyền đi trên biển không thể biết được khi nào thì hướng gió sẽ thay đổi nhưng người đó luôn có thể điều chỉnh cánh buồm để thuận theo chiều gió mà tiến lên, bình an trên biển cả.

+ Tương tự như vậy, những thay đổi trong cuộc sống có thể đến bất cứ lúc nào, ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và đôi khi chúng ta cũng không lường trước được, không biết được thay đổi xảy đến này sẽ kéo theo những điều gì. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, điều chúng ta có thể kiểm soát được là thái độ và cách chúng ta phản ứng trước thay đổi đó.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng và những thay đổi có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Những thay đổi này có thể đến từ hoàn cảnh bên ngoài hay từ bản thân mỗi người. Vì vậy, việc trang bị những kĩ năng cần thiết để thích ứng với thay đổi là rất cần thiết, giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về thích ứng với thay đổi, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7. Thích ứng với thay đổi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của em và gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình. 

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.34 - 35 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nêu ý kiến về các trường hợp thích nghi với thay đổi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK tr.34 - 35 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những thay đổi đã xảy ra và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu trường hợp 1:

T rất đau buồn vì sự ra đi đột ngột của bà nội. Từ nhỏ, T được bà chăm sóc, chỉ bảo. Lớn lên, bạn vẫn rất gần gũi và thường hay chia sẻ, tâm sự với bà. Giờ không còn bà ở bên cạnh, T không chấp nhận được sự thật này, bạn thường nhốt mình trong phòng, khóc và chìm đắm trong sự đau buồn.

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu trường hợp 2:

Do hậu quả của trận lũ quét, gia đình V phải sơ tán đến nơi ở tạm. Mặc dù được chính quyền hỗ trợ nhưng cuộc sống của gia đình V vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, giao thông gián đoạn, tài sản bị cuốn đi, việc học tập và sinh hoạt đều gặp nhiều khó khăn.

+ Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu trường hợp 3:

Anh K ước mơ trở thành nghệ sĩ piano và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa. Anh K rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.

- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS:

Video: Helen Keller.
https://www.facebook.com/watch/?v=2074532896113036

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, đọc thông tin trong SGK tr.34 - 35 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của em và gia đình

a.  Nêu ý kiến về các trường hợp thích nghi với thay đổi

- Trường hợp 1: 

+ Thay đổi xảy đến với T là sự ra đi đột ngột của bà nội, người vẫn gần gũi, chăm sóc, tâm sự với bạn. T không chấp nhận được sự thật và đã nhốt mình trong phòng, khóc, chìm đắm trong đau buồn.

+ GV có thể cho HS suy nghĩ thêm một số thay đổi có thể xảy đến như ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ tinh thần, cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của bạn T.

- Trường hợp 2: 

+ Thay đổi xảy đến với V là việc gia đình phải sơ tán đến nơi ở tạm. Cuộc sống bị ảnh hưởng do lũ quét nên giao thông bị gián đoạn, tài sản bị cuốn đi nên việc học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

+ GV có thể cho HS mở rộng thêm một số ảnh hưởng khác có thể xảy đến trong hoàn cảnh này như sinh hoạt hằng ngày ở nơi ở mới cần phải thích nghi, làm quen; việc đi chợ, thực phẩm hằng ngày cần nhận hỗ trợ từ chính quyền, bà con; có thể không đến trường được mà học trực tuyến...

- Trường hợp 3: 

+ Thay đổi xảy ra với anh K là một tai nạn khiến anh bị thương ở tay. 

+ Ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của anh K là khiến cho ước mơ trở thành nghệ sĩ piano của anh không thực hiện được.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những thay đổi khác có thể xảy ra trong cuộc sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem video tư liệu, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Video: Thay đổi bản thân để thích nghi.

https://www.youtube.com/watch?v=cl8YjBwM0NQ

+ Các nhân vật trong đoạn video đã gặp phải những biến cố gì?

+ Trước những khó khăn ấy, các nhân vật đã có hành động để thích nghi như thế nào?

+ Kết quả của việc thay đổi đó là gì?

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng?”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ HS thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 2 phút, liệt kê những thay đổi khác có thể xảy ra trong cuộc sống và hướng giải quyết của nhóm.

+ Khi GV hô “Bắt đầu!”, các nhóm nhanh chóng giơ tay để giành quyền trả lời.

+ Nếu hướng giải quyết của 1 nhóm chưa hợp lí, các nhóm khác có thể giơ tay và hô “Thay đổi” để đưa ra ý kiến của nhóm mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

- HS tích cực tham gia vào trò chơi. 

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 - 4 HS trình bày kết quả thảo luận.

+ Các biến cố của nhân vật trong đoạn video:

  • ThS. Đặng Hoàng An:  Năm 2016, sau một lần té ngã anh bị chấn thương nặng dẫn đến liệt đôi chân.

  • Ông Đinh Ngọc Phương bị rào cản về tuổi tác, khó theo kịp với công nghệ của xã hội hiện đại, khó kết nối với bạn bè, người thân.

+ Hành động của các nhân vật để thích nghi với sự thay đổi:

  • ThS. Đặng Hoàng An: 

  • Tập làm quen với xe lăn mỗi ngày để lấy lại sự tự chủ cho cơ thể.

  • Tìm đến những tấm gương để truyền cảm hứng.

  • Không muốn bản thân làm gánh nặng cho gia đình.

  • Tham gia tư vấn tâm lí trên sóng phát thanh và những buổi nói chuyện chuyên đề để truyền cảm hứng, nghị lực sống. 

  • Mạnh dạn khởi nghiệp bằng cách trồng nấm để có thêm kinh tế. 

  • Ông Đinh Ngọc Phương: Chủ động nhờ con cháu chỉ cách dùng mạng xã hội.

+ Kết quả của việc thay đổi:

  • ThS. Đặng Hoàng An đã có thêm hi vọng sống và đang cống hiến hết mình. 

  • Ông Đinh Ngọc Phương biết được nhiều thứ diễn ra trong cuộc sống, kết nối được với người thân và có thêm nhiều bạn bè mới.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV rút ra kết luận về những thay đổi khác có thể xảy ra trong cuộc sống. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Những thay đổi khác có thể xảy ra trong cuộc sống

- Thay đổi hoàn cảnh sống: chuyển nhà, chuyển trường, bố mẹ đi làm xa, tài chính gia đình gặp khó khăn,…

- Thay đổi về sức khoẻ: tai nạn, chấn thương, bệnh hiểm nghèo của bản thân hay của người thân trong gia đình.

- Sự ra đi của người thân. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống

a. Mục tiêu: 

- HS nêu được các biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

- HS nhận biết được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống.

- HS biết áp dụng để thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống của bản thân (nếu có) hoặc tư vấn cho bạn bè. 

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin trong SGK tr.35 -36 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về các biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của thái độ tích cực khi đối mặt với thay đổi lớn trong cuộc sống 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr.35 - 36 và trả lời câu hỏi: Theo em, việc chấp nhận sự thay đổi, giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người khi phải đối mặt với thay đổi lớn trong cuộc sống?

- GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc lại trường hợp 1 và 2 trong mục 1 SGK tr. 34 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy áp dụng thông tin trên để tư vấn giúp bạn T và V ở mục 1 có cách thích ứng phù hợp.

+ Nhóm 1 + 2: Đọc lại trường hợp 1 và đưa ra lời khuyên. 

+ Nhóm 3 + 4: Đọc lại trường hợp 2 và đưa ra lời khuyên. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.35 - 36 và trả lời câu hỏi.

- HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống

a. Ý nghĩa của thái độ tích cực khi đối mặt với thay đổi lớn trong cuộc sống 

- Việc chấp nhận sự thay đổi, giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề có ý nghĩa giúp chúng ta thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống, giúp mỗi người có thể sống phù hợp hoàn cảnh, phát triển bản thân. 

+ Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu:

  • Cần xác định rằng, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Chúng ta cần học cách chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi đó. 

  • Lưu ý, đối với những thay đổi lớn, xảy đến bất ngờ, sẽ cần nhiều thời gian và cả sự hỗ trợ để chấp nhận và thích ứng được.

+ Giữ bình tĩnh:

  • Trước những biến cố bất ngờ, cần làm chủ cảm xúc, giữ thái độ điềm tĩnh, không hoảng hốt, giúp bản thân có thời gian để suy xét lại toàn bộ vấn đề, từ đó mới có thể đối mặt và giải quyết. 

  • Để giữ được bình tĩnh, ngay lập tức có thể hít thở sâu, không nên ra quyết định vội vàng mà tìm cách nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, dành thời gian ở bên cạnh, chia sẻ với người thân và bạn bè, lắng nghe ý kiến của những người mình tin tưởng.

+ Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực:

  • Chủ động đánh giá, suy nghĩ, tham khảo các cách khác nhau để lựa chọn cách giải quyết vấn đề tích cực và phù hợp nhất với bản thân và hoàn cảnh. 

  • Lưu ý: Nếu cách giải quyết vượt quá khả năng của bản thân, cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè hoặc những người lớn đáng tin cậy khác.

b. Tư vấn cách thích ứng phù hợp

- Trường hợp 1: 
+ Sự ra đi của bà nội là một thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn T. Thay đổi này cần thời gian và cả sự hỗ trợ mới có thể chấp nhận được. 

+ T cần dành thời gian cho bản thân, ở bên cạnh gia đình, bạn bè để có thêm sức mạnh. T cũng cần học cách chấp nhận sự thật, bà già yếu và qua đời là một sự thật không thể thay đổi được, chỉ có thể chấp nhận. 

+ Sau đó, T có thể học cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc nhìn, thấy rằng mình vẫn còn bố mẹ, còn ông, còn gia đình bạn bè, cần biết yêu thương và trân trọng thời gian còn ở bên gia đình. 

+ T cũng có thể suy nghĩ theo hướng mình chăm chỉ học giỏi, sống tốt, hạnh phúc sẽ làm bà yên lòng và tự hào.

- Trường hợp 2: 

+ Lũ quét là một loại thiên tai, xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của mỗi người nên bạn V cần đối diện và chấp nhận hoàn cảnh. 

+ Dù khó khăn, mất mát về tài sản nhưng ở mặt tích cực, V và gia đình vẫn an toàn, dù phải sơ tán nhưng vẫn có nơi ở, có thức ăn. Thay vì buồn rầu, than phiền thì hãy biết ơn những gì mình đang có. 

+ Sau đó, V hãy học cách thích nghi với hoàn cảnh mới, nơi ở mới, cùng với gia đình mình và những người xung quanh ổn định cuộc sống và việc học tập. 

+ Nếu những điều xảy ra và việc thích nghi là quá sức với V, bạn cần tìm sự hỗ trợ, ủng hộ từ người thân, bạn bè và những người xung quanh.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (4 HS / nhóm).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

…………………

c. Ý nghĩa của việc thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống

- Việc thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống có ý nghĩa:

+ Giúp chúng ta vượt qua khó khăn, sự thay đổi của hoàn cảnh;

+ Sống phù hợp với hoàn cảnh;

+ Không ngừng tự hoàn thiện và phát triển bản thân;

+ …

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay