Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Giáo án bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí sách Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Nêu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể.
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có ý thức tích cực trong việc ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
Giấy A4, phiếu học tập.
Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS kể và nêu hậu của của một số hành vi vi phạm pháp luật.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả của chúng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.42: Hãy kể một số hành vi vi phạm pháp luật mà em biết và nêu hậu quả của hành vi đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
Các hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả của những hành vi đó là:
Hành vi vi phạm pháp luật | Hậu quả |
Hành vi trộm cắp tài sản. | - Thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. - Phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (với tài sản bị trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng) |
Hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật trên mạng máy tính, mạng viễn thông. | - Ảnh hưởng đến danh dự của người khác. - Bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân. - Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật. |
Hành vi vượt đèn đỏ. | - Đe doạ tính mạng và an toàn của người điều khiển phương tiện và của những người đi đường khác. - Hành vi này sẽ bị phạt tiền: + Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy: Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. + Đối với người điều khiển ô tô: Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, từ 02 đến 04 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông. |
Hành vi không nộp thuế kinh doanh. | - Xử phạt hành chính từ 200.000 đến 1.000.000.000 đồng tuỳ theo mức độ vi phạm - Khoá mã số thuế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. |
- GV cho HS xem thêm video về hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật trên mạng máy tính, mạng viễn thông:
https://www.youtube.com/watch?v=yqgjkCxFlRA
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Pháp luật là những quy định do Nhà nước ban hành và có tính bắt buộc chung, mọi người đều phải tôn trọng, chấp hành. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều người có hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả với bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy mỗi chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vi phạm pháp luật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật.
- HS phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật trong một số tình huống cụ thể.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.43 - 44 và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vi phạm pháp luật.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vi phạm pháp luật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu dấu hiệu vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 44 và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: Em hãy dựa vào nội dung về dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật để xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật của mỗi chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3, 4. + Nhóm 1: Tìm hiểu trường hợp 1: Anh M (19 tuổi) không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, tạt đầu các phương tiện khác, gây nguy hiểm, bức xúc cho nhiều người tham gia giao thông. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, công an thành phố H đã rà soát, trích xuất camera giám sát, triệu tập anh M tới cơ quan công an để làm rõ hành vi vi phạm. + Nhóm 2: Tìm hiểu trường hợp 2: Ông A cho bà B vay 500 triệu đồng. Trong giấy tờ vay nợ ghi rõ thoả thuận thời hạn trả nợ là 6 tháng. Đến hạn, ông A đến đòi tiền thì bà B không chịu trả. Ông A đã làm đơn khởi kiện gửi Toà án đề nghị xem xét giải quyết. + Nhóm 3: Tìm hiểu trường hợp 3: Công ty Y quy định giờ bắt đầu làm việc của nhân viên là 8h00 hằng ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuần vừa rồi, anh P – nhân viên trong công ty nhiều lần đi muộn không rõ lí do và không hoàn thành các công việc được giao. + Nhóm 4: Tìm hiểu trường hợp 4: Anh T (26 tuổi) và anh Q (27 tuổi) đang trên đường vận chuyển 1 kg ma tuý tổng hợp từ biên giới vào lãnh thổ Việt Nam bán lại cho các đối tượng nghiện hút để kiếm lời thì bị cơ quan công an phát hiện và bắt giữ. - GV cung cấp thêm tư liệu cho HS: Video: Hiểu rõ về vi phạm pháp luật trong 5 phút? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK tr.42- 44 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Vi phạm pháp luật a. Tìm hiểu dấu hiệu vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật - Trường hợp 1 - Hành vi của anh M có các dấu hiệu: + Hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước, cụ là vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ:
+ Hành vi có lỗi: anh M cố ý điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, tạt đầu các phương tiện giao thông khác. + Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện: anh M đã 19 tuổi, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình. + Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: hành vi của anh M có thể gây tai nạn giao thông cho người dân đang tham gia giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. => Hành vi của anh M vi phạm hành chính. - Trường hợp 2 - Hành vi của bà B có các dấu hiệu: + Hành vi trái pháp luật, xâm phạm quan hệ tài sản (quyền sở hữu của ông A) được pháp luật bảo vệ và được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2015: bà B vay tiền của ông A nhưng không trả nợ dù đã đến thời hạn phải trả. + Hành vi có lỗi: bà B cố ý không trả nợ dù ông A đã đến đòi tiền. + Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự thực hiện: bà B đủ tuổi (trên 18 tuổi) để có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình. + Hành vi gây thiệt hại về tiền bạc cho ông A. => Hành vi của bà B vi phạm dân sự. - Trường hợp 3 - Hành vi của anh P có các dấu hiệu: + Hành vi vi phạm quy định của công ty: anh P nhiều lần đi làm muộn hơn so với thời gian công ty quy định mà không có lí do chính đáng và không hoàn thành công việc được công ty giao. + Hành vi có lỗi: anh P nhiều lần đi muộn, biết rõ vi phạm quy định của công ty mà vẫn cố ý thực hiện. + Hành vi do chủ thể trong nội bộ cơ quan, tổ chức thực hiện: anh P là nhân sự của công ty. + Hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của công ty, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc. => Anh P vi phạm kỉ luật. - Trường hợp 4 - Hành vi của anh T và anh Q có các dấu hiệu: + Hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. + Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: anh T và anh Q vận chuyển ma tuý từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam để bán cho các đối tượng nghiện hút, gây rối loạn an ninh trật tự, an toàn xã hội. + Hành vi có lỗi: anh T và anh Q cố ý vận chuyển ma tuý vào lãnh thổ Việt Nam để bán kiếm lời. + Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện: anh T và anh Q đủ tuổi (trên 18 tuổi) để có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình. => Hành vi của anh T và anh Q vi phạm hình sự. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại vi phạm pháp luật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr.42 - 44 để trả lời câu hỏi: Theo em, vi phạm pháp luật là gì? Có những loại vi phạm pháp luật nào? - GV cung cấp thêm video để HS hiểu rõ hơn về các hành vi vi phạm pháp luật. Video: Phân biệt Vi phạm hành chính, Vi phạm hình sự và Vi phạm dân sự. https://www.youtube.com/watch?v=6CQEonKBBxk Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr. 42- 44 để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV rút ra kết luận về vi phạm pháp luật. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Khái niệm và phân loại vi phạm pháp luật - Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Vi phạm pháp luật bao gồm: + Vi phạm hình sự (tội phạm). + Vi phạm dân sự. + Vi phạm hành chính. + Vi phạm kỉ luật.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm pháp lí
a. Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí.
- HS nêu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
- HS phân tích, đánh giá được trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin trong SGK tr.44 -46 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ hoà bình, ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm bảo vệ hoà bình, ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu trách nhiệm pháp lí và hành vi vi phạm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc lại thông tin của mục 1 trong SGK tr. 44 và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: Em hãy dựa vào nội dung về đặc điểm của các loại trách nhiệm pháp lí để xác định loại trác nhiệm pháp lí tương ứng với hành vi vi phạm của mỗi chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3, 4 (ở mục 1) + Nhóm 1: Tìm hiểu trường hợp 1: Anh M (19 tuổi) không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, tạt đầu các phương tiện khác, gây nguy hiểm, bức xúc cho nhiều người tham gia giao thông. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, công an thành phố H đã rà soát, trích xuất camera giám sát, triệu tập anh M tới cơ quan công an để làm rõ hành vi vi phạm. + Nhóm 2: Tìm hiểu trường hợp 2: Ông A cho bà B vay 500 triệu đồng. Trong giấy tờ vay nợ ghi rõ thoả thuận thời hạn trả nợ là 6 tháng. Đến hạn, ông A đến đòi tiền thì bà B không chịu trả. Ông A đã làm đơn khởi kiện gửi Toà án đề nghị xem xét giải quyết. + Nhóm 3: Tìm hiểu trường hợp 3: Công ty Y quy định giờ bắt đầu làm việc của nhân viên là 8h00 hằng ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuần vừa rồi, anh P – nhân viên trong công ty nhiều lần đi muộn không rõ lí do và không hoàn thành các công việc được giao. + Nhóm 4: Tìm hiểu trường hợp 4: Anh T (26 tuổi) và anh Q (27 tuổi) đang trên đường vận chuyển 1 kg ma tuý tổng hợp từ biên giới vào lãnh thổ Việt Nam bán lại cho các đối tượng nghiện hút để kiếm lời thì bị cơ quan công an phát hiện và bắt giữ. - GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, thực hiện đóng kịch. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.44 - 46 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời một số HS nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân: - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Trách nhiệm pháp lí a. Trách nhiệm pháp lí và hành vi vi phạm - Trường hợp 1: + Anh M phải chịu trách nhiệm hành chính. + Lí do:
- Trường hợp 2: + Bà B phải chịu trách nhiệm dân sự. + Lí do:
- Trường hợp 3: + Anh P phải chịu trách nhiệm kỉ luật. + Lí do:
- Trường hợp 4: + Anh T và anh Q phải chịu trách nhiệm hình sự. + Lí do:
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại trách nhiệm pháp lí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục 2 SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: Theo em, trách nhiệm pháp lí là gì? - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 45 - 46 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về trách nhiệm hình sự. + Nhóm 2: Tìm hiểu về trách nhiệm dân sự. + Nhóm 3: Tìm hiểu về trách nhiệm hành chính. + Nhóm 4: Tìm hiểu về trách nhiệm kỉ luật. - GV trình chiếu thêm cho HS xem video để hiểu rõ hơn về các loại trách nhiệm pháp lí. Video: Thực hiện pháp luật T3: Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lý. https://www.youtube.com/watch?v=-yU5HexYTwg Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. - GV mời các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. …………………. | b. Khái niệm và phân loại trách nhiệm pháp lí - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Trách nhiệm pháp lí bao gồm: + Trách nhiệm hình sự; + Trách nhiệm dân sự; + Trách nhiệm hành chính; + Trách nhiệm kỉ luật.
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức