Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Giáo án bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm
BÀI 4: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (4.1 - 4.6) để nhận thức về nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai; hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại; nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ hai; Trình bày được diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai; Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Nêu được bài học kinh nghiệm Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
3. Phẩm chất
Nhân ái: Thể hiện thái độ căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai để lật mở mảnh ghép.
c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức về chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai.
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:
“………………….là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng thường dân tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng (trong đó có Holocaust), chết vì thiếu lương thực và bệnh tật”.
A. Chiến tranh thế giới thứ hai. | B. Chiến tranh lạnh. |
C. Chiến tranh Đông Dương thứ ba. | D. Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
Mảnh ghép số 2: Giữ vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít là:
A. Mỹ. | B. Liên Xô. | C. Anh. | D. Hà Lan. |
Mảnh ghép số 3: Những hình ảnh dưới đây gợi nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Kỉ niệm ngày sinh Lê-nin.
D. Ngày chiến thắng phát xít (9/5).
Mảnh ghép số 4: Ở Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), đối tượng nào là nạn nhân chủ yếu trong hoạt động quân sự của các nước tham chiến?
A. Dân thường. | B. Thương nhân. | C. Trí thức. | D. Công nhân. |
Mảnh ghép số 5: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai ((1939 – 1945) là gì?
A. Mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa tiếp tục xảy ra sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đại suy thoái kinh tế làm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thêm sâu sắc.
C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ý định gây chiến tranh, phân chia lại thế giới.
D. Đức tấn công Ba Lan. Anh – Pháp tuyên chiến với Đức (bảo vệ Ba Lan).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: A | Mảnh ghép số 2: B | |
Mảnh ghép số 3: D | Mảnh ghép số 4: A | Mảnh ghép số 5: D |
- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Kỉ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 hằng năm là dịp để toàn thế giới nhìn lại cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử, để tôn vinh sự chiến đấu dũng cảm và hi sinh to lớn của các lực lượng dân chủ và hòa bình, đặc biệt là nhân dân và Hồng quân Liên Xô, đập tan chủ nghĩa phát xít, giành lại hòa bình cho nhân loại. | Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít 9/5 |
Vậy, cuộc chiến đã diễn ra như thế nào? Kết quả của nó tác động đến lịch sử thế giới ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bùng nổ Chiến tranh tranh thế giới thứ hai.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gợi cho HS nhớ kiến thức bài học trước: + Hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới. + Con đường giải quyết khủng hoảng của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ và Đức, I-ta-li, Nhật Bản,… - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV lưu ý HS: Từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến năm 1941, do sự chi phối của Học thuyết Mơn-rô, Mỹ theo chính sách biệt lập, không quan tâm đến các vấn đề của châu Âu. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cặp đôi, suy nghĩ, thảo luận và cho biết: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Điểm giống nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai: + Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - chính trị. + Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nguồn cơn của chiến tranh thế giới thứ hai đến từ những nguyên do khác nhau ở những khu vực địa lý khác nhau. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các cường quốc - tạo thành hai liên minh quân sự đối lập. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai - Mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa: tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. - Đại suy thoái kinh tế thế giới (1929 - 1933): + Làm sâu sắc thêm mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. + Tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. → Thủ phạm gây ra chiến tranh. - Hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: + Khối các nước tư bản dân chủ: Anh, Pháp, Mỹ. + Khối phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. + Cả hai khối cùng có chung mâu thuẫn với Liên Xô. |
----------------Còn tiếp -----------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức