Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Giáo án bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 6. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.
Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.
Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây sầu riêng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực công nghệ:
Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.
Trình bày được các đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh, các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.
Vận dụng kiến thức để thực hiện được việc trồng và chăm sóc cây sầu riêng ở địa phương.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với HS:
SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.
Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi mở đầu.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của cây sầu riêng.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề:
Trung Quốc đã chi hơn 4 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu sầu riêng tươi kể từ năm 2021. Xét về giá trị, sầu riêng đã và đang đứng top 1 trong các loại trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc, vượt xa cherry. Để giảm nhập khẩu và giá thành, Trung Quốc đã tiến hành trồng thử nghiệm sầu riêng trên đảo Hải Nam. Tuy nhiên vụ thu hoạch đầu tiên chỉ đạt 2% sản lượng so với dự tính. Vậy nguyên nhân do đâu mà Trung Quốc hay miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời:
Đáp án:
Sầu riêng là một giống cây trồng thích hợp nhất tại các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đây là cây không có khả năng chịu lạnh và nắng nóng, do đó khí hậu ở Trung Quốc có mùa đông lạnh hay miền Bắc thường trở lạnh bất thường vào mùa đông, nắng nóng vào mùa hè nên không phù hợp.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Sầu riêng là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững. Đặc tính dễ trồng nên được trồng rộng rãi tại các khu vực phía Nam và miền Nam Trung Bộ. Trái sầu riêng được đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
a) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh theo nội dung SGK tr.45 - 47 và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV trình chiếu các hình ảnh về cây sầu riêng cho HS quan sát. (Đính kèm bên dưới Nhiệm vụ 1). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1, 2: Trình bày các đặc điểm thực vật học của cây sầu riêng vào bảng nhóm. + Nhóm 3, 4: Trình bày các yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng vào bảng nhóm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về đặc điểm thực vật học của cây sầu riêng. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh 1. Đặc điểm thực vật học a) Bộ rễ - Rễ sầu riêng là hệ rễ cọc, bộ rễ có thể ăn sâu và lan rộng từ 6 m đến 8 m tuỳ vào cây giống được nhân bằng phương pháp nào (chiết cành, ghép cảnh, trồng bằng hạt,...). - Ngoài ra, mực nước ngầm, tính chất đất, kĩ thuật chăm sóc cũng ảnh hưởng đến bộ rễ của cây sầu riêng. b) Thân, cành - Sầu riêng là loại cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 20 m đến 30 m. - Cành mọc ngang, phân cành thấp; tán cây phát triển mạnh, rộng nhất ở phần gốc cây và thu hẹp dần lên phần ngọn cây tạo thành dạng hình tháp (Hình 6.2a). c) Lá - Lá sầu riêng là lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài. - Lá có màu đồng khi còn non và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành. d) Hoa - Hoa sầu riêng là hoa lưỡng tính, cánh hoa có màu trắng, hoa mọc thành chùm trên những cành lớn và trên thân chính (Hình 6.2b). - Hoa nở vào ban đêm, thụ phấn nhờ côn trùng, số lượng hoa trên một chùm thường có sự thay đổi khá lớn tuỳ thuộc vào điều kiện canh tác, đất trồng và khí hậu. e) Quả - Quả sầu riêng có hình bầu dục hoặc tròn, và cúng, có nhiều gai (Hình 6.2c). - Thịt quả (cơm) thường có màu vàng (Hình 6.2d) và có mùi đặc trưng. 2. Yêu cầu ngoại cảnh a) Nhiệt độ - Cây sầu riêng sinh trưởng, phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ từ 24 °C đến 30 °C. - Nhiệt độ thấp dưới 22 °C hoặc vượt quá 40 °C làm hạn chế sinh trưởng của cây, vì vậy miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng vì có mùa đông quá lạnh và mùa hè quá nóng. b) Lượng mưa và độ ẩm Nhu cầu nước của cây sầu riêng khá lớn nên ở những nơi có lượng mưa từ 1600 mm đến 4 000 mm/năm, độ ẩm không khí từ 75% đến 80% sẽ thích hợp cho cây sầu riêng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng tốt. c) Ánh sáng - Khi cây sầu riêng còn nhỏ, nhu cầu ánh sáng không cao. Dưới ánh sáng trực xạ, kéo dài trong ngày, lá có thể bị cháy. Vì vậy, thời kì này cần che bớt nắng cho cây. - Khi cây đã trưởng thành thì cần tiếp xúc với nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp trao đổi chất, đặc biệt là giúp cho quá trình ra hoa, kết quả được thuận lợi nhằm gia tăng sản lượng. d) Đất trồng - Cây sầu riêng có khả năng thích nghi với nhiều loại đất như thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan,... nhưng thích hợp nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ pH từ 5,0 đến 6,4. - Trồng cây ở nơi đất ngập úng, thoát nước kém sẽ gây thối rễ, cây sinh trưởng, phát triển kém. | ||||
CÂY SẦU RIÊNG
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
a) Mục tiêu: HS nêu được quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc cây sầu riêng.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc theo nội dung SGK tr.47 - 52 và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc của cây sầu riêng.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về kĩ thuật trồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin II.1 SGK tr.47 và trả lời câu hỏi: Nêu kĩ thuật trồng cây sầu riêng. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể tên một số giống sầu riêng được trồng phổ biến ở Việt Nam mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây nhãn. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi mở rộng: Một số giống sầu riêng được trồng phổ biến ở Việt Nam: giống Dona (Monthong), giống Ri 6, giống cơm vàng sữa hạt lép (Chín Hoá),… - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc 1. Kĩ thuật trồng a) Thời vụ Cây sầu riêng thường được trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam (cuối tháng 4 đầu tháng 5) để giảm chi phí tưới tiêu cho vườn cây. b) Khoảng cách Khoảng cách trồng thích hợp là cây cách cây và hàng cách hàng từ 6 m đến 8 m tương đương với mật độ từ 125 cây đến 277 cây/ha. c) Chuẩn bị hố trồng - Đối với những vùng đất cao như ở Tây Nguyên, đào hố tròn với đường kính 80 cm hoặc hỗ vuông với kích thước mỗi chiều từ 70 cm đến 80 cm, sâu khoảng 50 –60 cm (Hình 6.3a). - Đối với những vùng trũng thấp như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: + Cần đào mương, lên liếp hoặc đắp ụ cao để tránh ngập úng. + Kích thước mặt ụ từ 70 cm đến 100 cm; đáy ụ từ 100 cm đến 150 cm (Hình 6.3b). + Hằng năm, mở rộng ụ theo tốc độ sinh trưởng của cây. - Lượng phân bón lót cho một hố hoặc một ụ: + Từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ, 0,7 kg đến 1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột. + Toàn bộ lượng phân này được trộn đều với lớp đất đào từ hồ lên, sau đó lấp lại xuống hồ trồng hoặc trộn với đất trong khi làm ụ trồng. d) Trồng cây - Tạo một hố nhỏ giữa hố hoặc ụ đất đã chuẩn bị, xé bỏ túi bầu, đặt cây con xuống và lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm đến 3 cm. - Cắm cọc giữ cây khỏi đồ và che bóng cho cây con. - Chú ý không che quá 50% ánh sáng. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm), mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1 + 2: Đọc nội dung SGK và tìm hiểu về kĩ thuật làm cỏ, vun xới và bón phân thúc của cây sầu riêng. + Nhóm 3 + 4: Đọc nội dung SGK và tìm hiểu về kĩ thuật tưới nước và một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ của cây sầu riêng. - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi: Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết mùa thu hoạch sầu riêng trong các vùng khác nhau của nước ta có giống nhau không? Nếu không em cần chỉ ra thời điểm thu hoạch của một số vùng cụ thể. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Bảng, hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây sầu riêng. - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi mở rộng: + Mùa thu hoạch sầu riêng trong các vùng khác nhau của nước ta không giống nhau do khu vực và điều kiện khí hậu khác nhau. + Ví dụ:
- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Kĩ thuật chăm sóc a) Làm cỏ, vun xới Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 đến 3 lần/năm, có thể trồng xen cây họ Đậu để hạn chế cỏ dại và cải tạo đất. b) Bón phân thúc * Lượng bón Lượng phân bón hằng năm cho cây tiến hành theo Bảng 6.1. (Đính kèm bên dưới Nhiệm vụ 2) * Thời điểm và mục đích bón phân - Thời kì kiến thiết cơ bản: Lượng phân bón được chia làm 4 đến 9 lần, bón vào các thời điểm trước và sau khi cây ra lộc để thúc đẩy các đợt lộc. - Thời kì kinh doanh: Lượng phân bón được chia làm 4 lần (Bảng 6.2). (Đính kèm bên dưới Nhiệm vụ 2) * Cách bón - Thời kì kiến thiết cơ bản: Phân bón có thể pha vào nước để tưới gốc hoặc xới nhẹ xung quanh gốc rồi rắc phân, sau đó tưới nước giữ ẩm. - Thời kì kinh doanh: + Đối với lần bón sau thu hoạch (lần 1), kết hợp bón một phần phân vô cơ và toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng từ 20 cm đến 30 cm, sâu khoảng 15 – 20 cm, rải phân hữu cơ xuống trước, sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. + Các lần bón sau có thể hoà tan phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải phân trên mặt đất dưới hình chiếu tán cây, tưới nước để phân tan và ngấm vào đất. + Tưới giữ ẩm thường xuyên. c) Tưới nước - Thời kì kiến thiết cơ bản: Cần cung cấp nước đầy đủ quanh năm để cho cây sinh trưởng, tạo bộ khung tán khoẻ mạnh, tạo cơ sở cho việc hình thành năng suất trong giai đoạn sau. - Thời kì kinh doanh: + Sầu riêng cần nhiều nước vào giai đoạn sau thu hoạch, giai đoạn cây ra lộc, khi cây bắt đầu ra hoa và khi quả đang lớn. Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, cần hạn chế nước tưới để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. + Ưu tiên sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa,...) để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu. d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ ......................... |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức