Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 14: Hát Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ), Nghe nhạc Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ)

Giáo án Tiết 14: Hát Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ), Nghe nhạc Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ) sách Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 14: Hát Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ), Nghe nhạc Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

BÀI 7 – TIẾT 14: HÁT: BÀI HÁT LÍ NGỰA Ô (DÂN CA NAM BỘ)

NGHE NHẠC: BÀI HÁT LÍ NGỰA Ô (DÂN CA TRUNG BỘ)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ); biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.
  • Nghe nhạc: nghe, cảm nhận được tính chất âm nhạc và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ).

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Cảm thụ: cảm nhận được sự khác nhau về tính chất âm nhạc trong 2 bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ và Dân ca Trung Bộ).
  • Thể hiện:

+ Hát được bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) ở hình thức hát nối tiếp, hòa giọng.

+ Biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ).

3. Phẩm chất

  • Yêu và tự hào về những làn điệu dân ca của Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Nhạc cụ quen dùng, phương tiện nghe – nhìn.
  • Tư liệu/file âm thanh phục vụ tiết dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

HÁT: BÀI HÁT LÍ NGỰA Ô (DÂN CA NAM BỘ)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu phản xạ về tiết tấu, phục vụ gõ đệm cho bài hát.

d. Nội dung: GV hướng dẫn HS gõ âm hình tiết tấu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện gõ âm hình tiết tấu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS quan sát, đọc và gõ đệm cho âm hình tiết tấu sau:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, đọc và gõ đệm cho âm hình tiết tấu theo hướng dẫn của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc và gõ đệm cho âm hình tiết tấu: Đen Đen Đơn Đơn Đen Đơn Đen. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học Bài 7 – Tiết 14: Hát – Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Học hát bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV hát mẫu/ nghe bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và biết cách chia đoạn, chia câu hát bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ)

- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn và học hát bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo sự hướng dẫn của GV. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS học bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo các nội dung:

- Hát mẫu/nghe bài hát, cảm thụ âm nhạc.

- Tìm hiểu bài hát. 

- Khởi động giọng.

- Dạy hát.

c. Sản phẩm: HS hát từng câu bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) kết hợp vỗ tay theo phách.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).

https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=5ZQFrkG2yn1DIlQv 

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ)vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 

- GV khuyến khích HS thể hiện tính cách hồn hậu, chân phương, mộc mạc của người dân các miền quê Nam Bộ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lắng nghe bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).

- HS có những cảm nhận ban đầu lời ca, giai điệu bài hát. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.  

Học hát bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ)

1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bài hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ):

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các bài dân ca Nam Bộ mà em đã được học, được biết.

+ Trình bày những tìm hiểu của em về vùng đất Nam Bộ và bài hát Lí ngựa ô.

- GV hướng dẫn HS tiếp tục quan sát bản nhạc và nhận biết các kí hiệu được dùng trong bài.

- GV giải thích các từ địa phương để làm rõ nội dung bài hát:

+ Ngựa ô: ngựa có màu lông đen.

+ thắng: dừng.

+ kiệu vàng: yên ngựa dùng để ngồi được trang trí đẹp.

+ lục lạc: vòng đeo cổ cho ngựa.

+ ư ư ...: hư từ giống í i, a a trong các bài dân ca Bắc Bộ hay chèo, tuồng.

- GV gợi ý, yêu cầu HS trao đổi nội dung bài hát và thống nhất chia câu, chia đoạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Đến nay, hơn 400 điệu lí đã được sưu tầm, chỉnh lí và phổ biến: Lí con sáo, Lí giao duyên, Lí cây bông, Lí cây gòn, Lí bình vôi,...

+ Nam Bộ là một vùng đất màu mỡ, trù phú, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Đây là quê hương của những câu hò, điệu lí rất đặc trưng của miền quê miệt vườn sông nước. Nếu hò mang đậm tính trữ tình, êm dịu thì lí là những khúc hát ngắn gọn, dí dỏm, mang tính lạc quan, yêu đời. Các điệu lí thể hiện rất rõ tính cách người dân Nam Bộ: cởi mở, hào hiệp, ân nặng tình sâu. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia câu bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Tìm hiểu bài hát

- Nội dung, ý nghĩa: thể hiện tính cách hồn hậu, chân phương, mộc mạc của người dân các miền quê Nam Bộ.

- Hình thức: gồm 3 câu

+ Câu 1: Khốp con ngựa ... kiệu vàng.

+ Câu 2: Anh tra khốp bạc ... anh bịt đồng (thà).

+ Câu 3: Anh ư ... về dinh.

 

 

Nhiệm vụ 3: Khởi động giọng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm sau:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS khởi động giọng theo lớp, theo nhóm, cá nhân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.  

3. Khởi động giọng

HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn dưới sự hướng dẫn của GV. 

 

Nhiệm vụ 4: Dạy hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia câu thành các tiết nhạc ngắn:

+ Câu 1: Khốp ... ngựa ô/Ngựa ô anh thắng ... kiệu vàng.

+ Câu 2: Anh tra ... lá dặm/dây cương ... đồng (thà) ư ư ư.

+ Câu 3: Anh ư ... về dinh.

- GV dạy hát từng tiết nhạc ngắn, sau đó ghép từng câu và hoàn thành cả bài.

- GV đàn giai điệu, yêu cầu HS hát theo.

- GV lưu ý HS: tập trung nghe mẫu và hát đúng các từ có luyến âm, tập hát đúng những từ có đảo phách.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập hát bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo hướng dẫn của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS hát từng câu, hát ghép nối các câu và hoàn thiện cả bài. 

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV khích lệ những HS hát tốt.

4. Dạy hát

- Nhịp 2/4.

- Kí hiệu: dấu luyến, dấu hoa mĩ, dấu nhắc lại, khung thay đổi, đảo ngoài.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo hình thức hát nối tiếp, hòa giọng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập, thực hiện hát bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo hình thức hát nối tiếp, hòa giọng.

c. Sản phẩm: HS thể hiện bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo hình thức hát nối tiếp, hòa giọng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS luyện tập, thực hiện bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo các hình thức:

- Hát nối tiếp: chia lớp thành 2 nhóm nam, nữ.

- Hát hòa giọng: cả lớp thực hiện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập nhóm/tổ bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo hình thức hát nối tiếp, hòa giọng.

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời HS thể hiện bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo hình thức hát nối tiếp, hòa giọng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV khích lệ những HS hát tốt.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) kết hợp nhạc cụ gõ đệm; nắm được nội dung đã học thông qua phiếu trắc nghiệm.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS hát bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) kết hợp nhạc cụ gõ đệm.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu trắc nghiệm.

c. Sản phẩm:

- HS thể hiện bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) kết hợp nhạc cụ gõ đệm.

- Kết quả phiếu trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Hát bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) kết hợp nhạc cụ gõ đệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS hát bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) kết hợp nhạc cụ gõ đệm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập nhóm/tổ bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời HS thể hiện bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) kết hợp nhạc cụ gõ đệm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV khích lệ những HS hát tốt.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu bài tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm Phiếu bài tập về bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ):

Trường THCS:.........................................................................

Họ và tên:..............................................................................…

PHIẾU ÔN TẬP BÀI HÁT 

LÍ NGỰA Ô (DÂN CA NAM BỘ)

Câu 1: Bài hát Lí ngựa ô thuộc thể loại dân ca nào?

A. Dân ca Bắc Bộ.

B. Dân ca Trung Bộ.

C. Dân ca Nam Bộ.

D. Dân ca Tây Nguyên.

Câu 2: Bài hát Lí ngựa ô thường được sử dụng để diễn tả điều gì?

A. Tình yêu đôi lứa.

B. Các lễ hội truyền thống.

C. Cuộc sống nông thôn.

D. Tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 3: Nhạc cụ thường dùng được sử dụng để đệm cho bài hát Lí ngựa ô?

A. Sáo trúc.

B. Trống cơm.

C. Thanh phách.

D. Đàn piano.

………………….

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NỐI VÒNG TAY LỚN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: KỈ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT HÒA BÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NỐI VÒNG TAY LỚN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: KỈ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT HÒA BÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Chat hỗ trợ
Chat ngay