Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Vẻ đẹp của sông Đà (Nguyễn Tuân)
Giáo án bài 1: Vẻ đẹp của sông Đà (Nguyễn Tuân) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Vẻ đẹp của sông Đà (Nguyễn Tuân)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: VẺ ĐẸP CỦA SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB Vẻ đẹp của sông Đà.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB Vẻ đẹp của sông Đà.
3. Phẩm chất
Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và mở rộng ra là yêu quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Vẻ đẹp của sông Đà.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát một số hình ảnh về sông Đà và nêu cảm nhận.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát một số hình ảnh về sông Đà và trả lời câu hỏi: Sau khi xem các hình ảnh này em có cảm nhận như thế nào về dòng sông Đà?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km hoặc 910km), diện tích lưu vực là 52.900km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Sông Đà – một con sông đã đi vào trong thi ca với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. Không dịu dàng như sông Hương của một miền xứ sở trong văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần lãng mạn. Hãy cùng tìm hiểu văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà của Nguyễn Tuân trong buổi học hôm nay nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản tùy bút. + Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Vẻ đẹp của sông Đà. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc - Cách đọc: đọc với giọng diễn cảm, nhẹ nhàng. Nhấn mạnh một số từ ngữ miêu tả, hình tượng để gợi lên cho người đọc vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông Đà. 2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một nhân cách văn hóa mẫu mực. - Quê ở làng Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Ông ưa một lối viết liên tưởng mang tính chất tạo hình, ông viết không chỉ bằng ngòi bút của một nhà văn mà dường như còn viết bằng nhãn quan, bằng ngòi bút của một họa sỹ, của một nhà điêu khắc nên văn của ông rất giàu màu sắc, rất giàu hình khối, rất giàu chất điện ảnh. b. Tác phẩm - Văn bản Vẻ đẹp của sông Đà trích tùy bút Người lái đò sông Đà, thuộc tập Sông Đà (1960). - Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân tới Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi năm 1958. |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi.
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề mà VB muốn gửi gắm cũng như tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Vẻ đẹp của sông Đà.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Vẻ đẹp của sông Đà và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vẻ đẹp của sông Đà dưới góc nhìn của nhà văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share. Đọc văn bản Vẻ đẹp của sông Đà kết hợp với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà trả lời câu hỏi sau: Vẻ đẹp sông Đà hiện lên như thế nào trong văn bản và được miêu tả từ những góc nhìn nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện sông Đà từ những góc nhìn đó? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong VB. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn: + Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. + Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - HS khác lắng nghe, nhận xét, chỉnh sửa (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhà văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) trả lời câu hỏi: Tác giả thể hiện cảm xúc gì khi miêu tả sông Đà? Tìm những chi tiết từ văn bản để làm rõ ý kiến của em. - Viết câu trả lời vào PHT số 1. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận. - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - HS khác lắng nghe, nhận xét, chỉnh sửa (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Vẻ đẹp của sông Đà dưới góc nhìn của nhà văn - Vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình, thơ mộng, hoang sơ của sông Đà. - Các góc nhìn: từ trên máy bay nhìn xuống, từ trên mặt đất, trên sông nhìn sang hai bờ sông. - Một số từ ngữ miêu tả sông Đà: + Từ góc nhìn trên cao: cái dây thừng ngoằn ngoèo, từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, mùa xuân dòng xanh ngọc bích, + Từ góc nhìn trên mặt đất: màu nắng tháng ba Đường thi, bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. + Từ hai bên bờ sông: cảnh ven sông lặng tờ, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ngón búp cỏ gianh, bờ sông hoang dại.
2. Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong VB. - Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ nhất: so sánh “con sông Đà” với “áng tóc trữ tình”. => Làm rõ toàn cảnh vẻ đẹp - trữ tình, nên thơ của sông Đà. - Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ hai: so sánh “bờ sông” với “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. => Làm rõ vẻ đẹp hoang sơ của sông Đà, vẻ đẹp chưa bị bàn tay con người khai phá.
3. Tình cảm, cảm xúc của nhà văn - Phiếu học tập số 1.
| ||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP
GỢI Ý ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
| |||||||||||||
Nhiệm vụ 4: Giải nghĩa một số từ trong văn bản
| 4. Giải nghĩa một số từ trong văn bản
|
----------------------
--------Còn tiếp--------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2