Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
Giáo án bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 2: TRUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.
3. Phẩm chất
Biết cảm thông, chia sẻ với người khác; phát huy được khả năng tưởng tượng trong học tập và trong đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Truyện lạ nhà thuyền chài.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ về nhân vật phụ nữ trong tác phẩm đã đọc và trân trọng.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp (như sống chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha,...) của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Âu Cơ trong truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, …
+ Ví dụ: nàng Cóc trong truyện “Lấy vợ Cóc”, mặc dù hình dáng của cô không đẹp nhưng lại có tốt nết. Cô Cóc biết nói và giúp đỡ gia đình chồng mình. Cuối cùng, cô biến thành một cô gái xinh đẹp và hạnh phúc bên chồng. Truyện này mang ý nghĩa về tình yêu và sự đánh giá bề ngoài không quan trọng, quan trọng là tốt nết và lòng chân thành.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm Truyện lạ nhà thuyền chài để hiểu hơn những nét đặc sắc về thể loại truyền kì cũng như những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong văn học trung đại nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share, thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản (có thể đọc phân vai), kĩ năng suy luận khi đọc văn bản truyền kì. + GV hướng dẫn HS chú ý câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn.
+ Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Lê Thánh Tông và văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc - Cách đọc: Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện… - Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Lê Thánh Tông (1442 – 1497) tên là Tư Thành, hiệu là Thiên Nam động chủ, con trai thứ tư của Lê Thái Tông. Ngài là một vị vua trị vì lâu nhất của nhà Hậu Lê, tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với giai đoạn cường thịnh của đất nước nửa sau thế kỉ XV. - Không chỉ là một vị vua anh minh, Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm phong phú cả về đề tài và thể loại, cả chữ Hán và chữ Nôm. b. Tác phẩm - Thánh Tông di thảo được tương truyền là của Lê Thánh Tông, là tập văn xuôi chữ Hán gồm hai quyền: quyền Thượng 13 truyện, quyển Hạ 6 truyện và phần “phụ chép" Truyện con tằm vàng là phần ngắn nhất trong tập nhưng cũng mang nội dung khá hoàn chỉnh nên có thể coi là truyện thứ 20. - Truyện lạ nhà thuyền chài là một trong số những truyện của Thánh Tông Di Thảo do Nguyễn Đình Ngô dịch |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi.
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Phân tích một số yếu tố của truyện truyền kì trong Truyện lạ nhà thuyền chài (cốt truyện, không gian, thời gian, lời thoại, yếu tố kì ảo). Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm lớn bằng cách điểm danh theo thứ tự các mùa xuân – hạ - thu – đông. Đọc văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài kết hợp với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà hoàn thành lần lượt các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Vẽ sơ đồ các sự kiện theo diễn biến câu chuyện và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian và không gian như thế nào? + Nhóm 2: Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết: a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại / độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó? b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản. + Nhóm 3: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản. + Nhóm 4: Dựa vào kết quả thảo luận của 3 nhóm trên, hãy tổng hợp những đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong văn bản “Truyện lạ nhà thuyền chài” bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Phân tích một số yếu tố của truyện truyền kì trong Truyện lạ nhà thuyền chài (cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật lời thoại, yếu tố kì ảo). a. Cốt truyện - Sơ đồ diễn biến cốt truyện: đính kèm phía dưới. => Trật tự tuyến tính (chuyện gì xảy ra trước kể trước). b. Thời gian, không gian - Thời gian: thời gian thực ở trần thế. - Không gian: Sự kiện diễn ra trong thế giới thực, nhân vật kì ảo có thể di chuyển giữa Long Cung và trần thế. c. Lời thoại: - Về bài thơ ở đầu truyện: Bốn dòng thơ đầu chủ yếu tự sự, các dòng cuối kết hợp tự sự với biểu cảm (do bắt đầu bằng cụm từ mang tình bình phẩm biểu cảm: “cũng thật là:...”). - Về bài hát ở đoạn 4: Bài hát là lời của Ngọa Vân (hát đi hát lại) nói để giã biệt chồng, cha mẹ chồng, và cũng nói với cả trời đất (“ông xanh”) chính là một dạng đối thoại/ độc thoại nội tâm. => Tác dụng của việc dùng lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4: + Bổ sung vào truyện loại lời kể bằng thơ nhằm gọi tả cuộc sống lương thiện, cần mẫn, đầm ấm của vợ chồng ông ngư. + Bổ sung vào truyện loại lời thoại bằng bài hát thể hiện tình cảm buồn thương, tiếc nuối của nhân vật Ngọa Vân. + Đang dạng hóa lời văn, tạo sắc thái cổ kính. d. Yếu tố kì ảo - Phiếu học tập số 2. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GỢI Ý ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
……………… |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2