Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man (Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ)
Giáo án bài 9: Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man (Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 9: NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG
…………………………..
Môn: Ngữ văn 9 – Lớp:
Số tiết: 13 tiết.
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 9:
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.
Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết
tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của việc biến đổi và mở rộng cấu trúc câu; biến đổi và mở rộng được cấu trúc câu trong giao tiếp.
Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.
Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
Biết gìn giữ niềm tin và tình bạn trong sáng; nhận thức được hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình, biết hành xử phù hợp.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 1: PƠ-LIÊM (POLIEM), QUỶ RIẾP VÀ HA-NU-MAN (HANUMAN)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
3. Phẩm chất
Biết gìn giữ niềm tin và tình bạn trong sáng; nhận thức được hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình, biết hành xử phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Pơ-liêm, quỷ riếp và Ha-nu-man.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, theo dõi hình ảnh và chỉ ra những vấn đề được đề cập đến.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Cuộc sống cho chúng ta nhiều cơ hội để trải nghiệm, từ đó rút ra bài học. Theo em, từ những trải nghiệm đau thương trong cuộc sống, chúng ta có thể rút ra những bài học gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Trải nghiệm đau thương mang đến những bài học quý giá cho chúng ta trên đường đời, mỗi người trong từng giai đoạn sẽ trải qua những chuyện khó khăn, những vấp ngã, những thất bại cay đắng. Từ đó, chúng ta trưởng thành hơn, dũng cảm hơn để bứt phá những giới hạn của bản thân, cố gắng hơn nữa để đạt được những mục tiêu đã đề ra và gặt hái được thành công.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trên thế giới, bi kịch ra đời rất sớm ở Hi Lạp thời cổ đại, vào khoảng thế kỉ V trước Công nguyên và dần phát triển qua các thời kì. Ở Việt Nam, kịch nói phát triển vào khoảng đầu thế kỉ XX và dần hoàn thiện ở cả ba thể loại trong đó có bi kịch. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu văn bản Pơ-liêm (Poliem), quỷ riếp và Ha-nu-man (Hanuman) trích vở kịch “Nàng Si-ta” của Lưu Quang Vũ – Lưu Quang Thuận nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Những bài học từ trải nghiệm đau thương.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những bài học từ trải nghiệm đau thương.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Những bài học từ trải nghiệm đau thương. + Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, VB đọc mở rộng theo thể loại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 9. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Giới thiệu bài học - Chủ đề Những bài học từ trải nghiệm đau thương: Qua việc đọc văn bản có trong chủ đề này, chúng ta sẽ hiểu rằng đôi khi thất bại là điều kiện để thành công, những trải nghiệm đau thương cũng rất hữu; làm giàu thêm nhận thức và rút ra bài học về cách ứng xử trong cuộc sống. - Tên và thể loại của các VB đọc chính:
|
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của bi kịch
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm nhóm đôi, đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện nhiệm vụ: + Hoàn thành Phiếu học tập số 1 về khái niệm và đặc điểm của bi kịch (trình bày ngắn gọn). + Trình bày vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Tri thức ngữ văn 1. Khái niệm bi kịch Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật. Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thường mang đến cho người đọc những bài học quý giá và tinh thần lạc quan. 2. Đặc điểm của bi kịch a. Nhân vật - Là hiện thân cho các thế lực đối lập trong xã hội. - Nhân vật chính trong bi kịch thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có thể có những nhược điểm, sai lầm dẫn đến phải trả giá đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng. b. Xung đột kịch - Là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập (các mặt khác nhau của cùng một tính cách, các tính cách nhân vật khác nhau, giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh). - Thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém. c. Cốt truyện - Là một chuỗi các sự kiện, biến cố trong câu chuyện kịch tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách của các nhân vật. - Chuỗi sự kiện, biến cố đó thường dẫn đến những tổn thất, sang đau thương trong cuộc đời nhân vật chính. d. Hành động - Là toàn bộ hoạt động của các nhân vật thông qua lời thoại, ngữ điệu, cử chỉ, biểu cảm,... nhằm thể hiện thế giới nội tâm, tình cảm con người và kết nối sự kiện, làm nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. - Bao gồm: hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động,...) và hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, các độc thoại nội tâm,...). e. Lời thoại - Gồm: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. - Điểm khác biệt là lời thoại trong bi kịch thường mang tính chất trang trọng, triết lí, thể hiện quan điểm, ý chí và hành động tranh đấu của nhân vật bi kịch. 3. Vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học - Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết và trải nghiệm văn học, đặc biệt là khả năng tiếp nhận văn học theo thể loại, người đọc làm sống dậy thế giới hình tượng, “đồng sáng tạo” với tác giả để hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học theo cách riêng của mình. Tiếp nhận văn học, vì vậy, là một quá trình chủ động, tương tác tích cực giữa người đọc và văn bản. - Tuy nhiên, việc đọc hiểu tác phẩm văn học của độc giả lại phụ thuộc vào bối cảnh tiếp nhận của họ. Bối cảnh ấy là hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội tại thời điểm độc giả đọc tác phẩm. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 |
Hoạt động 3: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS đọc phân vai gồm: người dẫn chuyện, nhân vật Ha-nu-man, thị nữ, Si-ta, Pơ-liêm, hoạn quan,… + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp. + GV hướng dẫn HS theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ chiến lược đọc bên phải.
+ Trình bày những thông tin về tác giả Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ và xuất xứ văn bản “Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | III. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc - Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý ngữ điệu phù hợp với cảm xúc của nhân vật (tha thiết, giằng xé, khổ đau…). - Thẻ chiến lược đọc:
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Thuận (1921 - 1981) là nhà soạn kịch, nhà thơ Việt Nam. - Ông có đóng góp cho sân khấu kịch Việt Nam (kịch thơ, kịch nói, chèo) qua hai thời kì: trước năm 1945 và sau năm 1945. - Tác phẩm tiêu biểu: Lê Lai đổi áo (kịch thơ, 1943); Kiều Công Tiễn (kịch thơ, 1945); Mối tình Điện Biên (chèo, 1959); Cành đào ra trận (chèo, 1968); Nàng Si-ta (viết chung với con trai ông - Lưu Quang Vũ, 1978);... b. Tác giả Lưu Quang Vũ - Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn Việt Nam, con trai nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận. - Ông có nhiều tập thơ đặc sắc như: Hương cây - Bếp lửa (in chung với Bằng Việt, 1968), Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (1989). - Về kịch, với hơn 50 vở kịch đặc sắc, ông đã có những đóng - góp quan trọng cho nền sân khấu kịch Việt Nam hiện đại. Tác phẩm tiêu biểu: Nàng Si-ta (viết chung với Lưu Quang Thuận); Hẹn ngày trở lại (1984); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1984); Tôi và chúng ta (1985); Hoa cúc xanh trên đầm lầy; Lời nói dối cuối cùng (1985); Lời thề thứ chín (1986); Tin ở hoa hồng (1986); Bệnh sĩ (1988);... c. Xuất xứ văn bản - Văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man trích cảnh VII và cảnh VIII của kịch bản văn học Nàng Si-ta, in trong Nàng Si-ta, NXB Trẻ, 2018. |
Hoạt động 4: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cốt truyện, xung đột và chủ đề của văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:
- GV yêu cầu HS hoàn thành những nhiệm vụ sau: + Hoàn thành Phiếu học tập số 2 về diễn biến cốt truyện trong văn bản + Hoàn thành Phiếu học tập số 3 với yêu cầu: Xác định mâu thuẫn, xung đột trong văn bản. + Xác định chủ đề của văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | IV. Suy ngẫm và phản hồi 1. Cốt truyện, xung đột và chủ đề của văn bản a. Cốt truyện - Phiếu học tập số 2. b. Xung đột - Phiếu học tập số 3. => Các xung đột trên chủ yếu thuộc dạng xung đột giữa cái cao cả và cái thấp kém - một trong những dạng xung đột quen thuộc của bi kịch. c. Chủ đề - Chủ đề của VB là: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện, cái ác và sự thức tỉnh, hướng thiện của vua Pơ-liêm. | ||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
GỢI Ý PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 GỢI Ý PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | |||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhân vật bi kịch và lời thoại trong văn bản ........................ | 2. Tìm hiểu nhân vật bi kịch và lời thoại trong văn bản ........................ |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2