Giáo án Công dân 9 chân trời bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Giáo án bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí sách Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 chân trời bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Nêu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể.
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Nêu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể.
Điều chỉnh hành vi: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các video clip có nội dung liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm thể hiện nội dung về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi: Chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào?
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những bài học liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Em hãy kể những kĩ năng an toàn giao thông mà em đã học được trong đoạn video sau.
https://www.youtube.com/watch?v=R7QVUGkDV_4
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.48: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
+ Những kĩ năng an toàn giao thông trong đoạn video là: Đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường, không đi ngược chiều, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, không chơi giữa lòng đường, không chạy nhanh vượt ẩu, đi bộ lên vỉa hè, không vượt dải phân cách, không đi hàng 3 hàng 4, không chở quá số người quy định…
+ Những hành vi vi phạm trong các bức tranh là:
Hành vi vi phạm | Trách nhiệm |
Tranh 1: HS chở 3 khi tham gia giao thông; không đội mũ bảo hiểm. | - Mức phạt khi không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. - Mức phạt khi chở 3: + Chở theo 02 người trên xe (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. |
Tranh 2: Doanh nghiệp xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lí ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường. | - Hình phạt chính: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 2.000.000.000 đồng. - Hình phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép xử lí chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp + Mọi hoạt động của doanh nghiệp đó bị tàm đình chỉ cho đến khi hết thời hạn xử lí. - Xử lí hình sự: Tuỳ vào mức độ và tính chất của hành vi mà có thể phạt tiền, bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. |
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu các trách nhiệm pháp lí. Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật; các loại vi phạm pháp luật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm vi phạm pháp luật; các loại vi phạm pháp luật.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.49 – 50 và thực hiện yêu cầu: Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm vi phạm pháp luật; các loại vi phạm pháp luật.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm vi phạm pháp luật; các loại vi phạm pháp luật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp ra thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu đọc thông tin trong SGK tr.49 – 50 và thực hiện bài tập: Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng. + Nhóm 1, 2: Phân tích hành vi vi phạm và loại vi phạm trong trường hợp 1. Trường hợp 1. Bạn D (14 tuổi) thường trốn học để đi chơi điện tử. Tại tiệm Internet, bạn D bị anh T (20 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma tuý. Trong một lần sử dụng ma tuý, bạn D và anh T bị công an bắt quả tang, lập biên bản, đưa về trụ sở công an cùng tang vật. + Nhóm 3, 4: Phân tích hành vi vi phạm và loại vi phạm trong trường hợp 2. Trường hợp 2. Anh G (16 tuổi) điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định. Sau đó, anh G đã gây tai nạn cho chị M, khiến chị bị thương với tỉ lệ thương tật dưới 11 %. + Nhóm 5, 6: Phân tích hành vi vi phạm và loại vi phạm trong trường hợp 3. Trường hợp 3. Ông V là công chức nhà nước. Trong giờ làm việc, ông V đã sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng. - GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ hơn về bài học. Video: Phân biệt Vi phạm hành chính, Vi phạm hình sự và Vi phạm dân sự. https://www.youtube.com/watch?v=6CQEonKBBxk Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.49 - 50 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: Trường hợp 1: Phân tích hành vi vi phạm pháp luật: + Hành vi trái pháp luật: Bạn D và anh T sử dụng ma túy. + Hành vi có lỗi: Cố ý. + Hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đây là hành vi gây ra thiệt hại và nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp 2: Phân tích hành vi vi phạm pháp luật: + Hành vi trái pháp luật: Anh G chưa đủ 18 tuổi nhưng điều khiển xe máy trên 50 cm3 và chạy quá tốc độ quy định. + Hành vi có lỗi: Cố ý. + Hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đây là hành vi gây ra thiệt hại và nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp 3: Phân tích hành vi vi phạm pháp luật: + Hành vi trái pháp luật: Ông V sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng. + Hành vi có lỗi: Cố ý. + Hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đây là hành vi sử dụng tài sản công vào việc tư. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật; các loại vi phạm pháp luật - Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Các loại vi phạm pháp luật: + Vi phạm hình sự: gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự. + Vi phạm hành chính: xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. + Vi phạm dân sự: xâm hại các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân. + Vi phạm kỉ luật: xâm hại các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước,…do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí
a. Mục tiêu: HS chỉ ra được khái niệm trách nhiệm pháp lí; các loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK trang 50 - 51 và trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên, em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lí mà chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 ở hoạt động 1 phải gánh chịu là gì.
+ Từ thông tin trên, em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
- GV rút ra kết luận về khái niệm trách nhiệm pháp lí; các loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được khái niệm trách nhiệm pháp lí; các loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, đọc lại các trường hợp trong mục 1 SGK tr.49 - 50 và thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên, em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lí mà chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 ở hoạt động 1 phải gánh chịu là gì. + Nhóm 1, 2: Xác định loại trách nhiệm pháp lí của chủ thể trong trường hợp 1. + Nhóm 3, 4: Xác định loại trách nhiệm pháp lí của chủ thể trong trường hợp 1. + Nhóm 5, 6: Xác định loại trách nhiệm pháp lí của chủ thể trong trường hợp 1. - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Từ thông tin trên, em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.49 - 51 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. Trường hợp 1: + Với hành vi của bạn D (14 tuổi) là sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị truy cứu trách nhiệm hành chính vì theo quy định hiện hành của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma tuý bị truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay không bao gồm hành vi sử dụng ma túy trái phép. + Như vậy, có thể thấy, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là phạm tội. Vì vậy, người sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + Thế nhưng, mặc dù không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng việc sử dụng trái phép chất ma tuý cũng bị xem là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. + Tuy nhiên, cần lưu ý vì chỉ có sử dụng trái phép chất ma tuý là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn các hành vi khác liên quan đến ma tuý thì rất dễ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy,... đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 248, 249, 250 và Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015). Như vậy, người dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà thay vào đó sẽ bị xử lí vi phạm hành chính cụ thể như sau: “Việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Toà án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lí hành chính". + Với hành vi của anh T (20 tuổi), theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lí hành chính được áp dụng đối với anh T. Trường hợp 2: + Hành vi của anh G (16 tuổi) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính và dân sự vì:
Trường hợp 3: + Với hành vi của ông V thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm kỉ luật vì quy định tại Điều 78, 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. + Đối với hành vi sử dụng xe của cơ quan (tài sản công) vào việc riêng (vi phạm chế độ sử dụng tài sản công):
+ Tại khoản 4 Điều 10 của Luật này đã nêu rõ về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lí, sử dụng tài sản công như:
+ Tại điểm c khoản 2 Điều 8 Mục 1 Chương II Nghị định này quy định: Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích. Cụ thể, phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Tìm hiểu về khái niệm, phân loại, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Các loại trách nhiệm pháp lí gồm: + Trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm hành chính. + Trách nhiệm kỉ luật. + Trách nhiệm dân sự. - Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí: + Giúp ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo đối với những hành vi vi phạm pháp luật. + Giúp giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật. + Giúp củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật. - Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung:
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.52 - 53.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện:
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2