Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 1

Giáo án Ôn tập chủ đề 1 sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về năng lượng cơ học: động năng, thế năng, cơ năng, công và công suất.

  • Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với năng lượng cơ học.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo. 

Năng lực đặc thù:

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ bản về các nội dung ôn tập vào việc giải bài tập ôn tập, ứng dụng trong cuộc sống.

  • Tìm hiểu tự nhiên: 

+ Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học về các nội dung ôn tập.

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Hệ thống hóa được kiến thức trọng tâm của chủ đề bằng các sơ đồ, bảng biểu.

+ Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề.

+ Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với năng lượng cơ học.

3. Phẩm chất

  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

  • Tích cực, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập.

  • Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng mở rộng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.

  • Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học trong chủ đề Năng lượng cơ học.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học: Công cơ học là gì? Lấy ví dụ một số hoạt động em đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

Công cơ học thường được gọi tắt là công, đó là số đo phần năng lượng được truyền từ vật này qua vật khác trong tương tác giữa các vật.

Ví dụ: Nhân viên y tế đẩy xe cáng bằng một lực có phương nằm ngang làm xe dịch chuyển theo hướng của lực.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về năng lượng cơ học. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Ôn tập chủ đề 1

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức trong chủ đề 1

a. Mục tiêu: Khái quát được nội dung về kiến thức mà HS đã học trong chủ đề 1.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 4 – 6 HS.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu những kiến thức trọng tâm đã học trong chủ đề 1.

+ Thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức này vào khổ giấy A0.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành Phiếu đánh giá (đính kèm phía dưới Hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng cho cả lớp cùng quan sát.

- Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chí đánh giá do GV đưa ra.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng kết lại những kiến thức đã tìm hiểu trong chủ đề và định hướng HS hoàn thành các bài tập vận dụng trong chủ đề.

- GV chuyển sang hoạt động Luyện tập.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ KĨ NĂNG

THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM HỌC TẬP 

TRONG HOẠT ĐỘNG 1 CỦA NHÓM…

Họ và tên học sinh:

Nhóm:  

STT

Tiêu chí

Không

1

Sơ đồ tư duy rõ ràng, đúng yêu cầu (1,5 điểm)

 

 

2

Thiết kế bắt mắt, đẹp, sáng tạo (1,5 điểm)

 

 

3

Trình bày được ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy (1,0 điểm)

 

 

4

Trình bày đủ kiến thức đã học trong chủ đề (2,0 điểm)

 

 

5

Diễn đạt trôi chảy, to rõ (1,0 điểm)

 

 

6

Thuyết trình dễ hiểu, súc tích (1,0 điểm)

 

 

7

Tương tác với người nghe trong khi thuyết trình (1,0 điểm)

 

 

8

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (1,0 điểm)

 

 

Góp ý cụ thể:

 

Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học chủ đề để giải quyết một số bài tập.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các bài tập ví dụ.

PHIẾU HỌC TẬP

 

Câu 1. Một máy bay có khối lượng tổng cộng 250 tấn, đang bay với tốc độ 900 km/h ở độ cao 10 km so với mực nước biển. Tính động năng, thế năng và cơ năng của máy bay.

Câu 2. Búa tác dụng lực 40 N theo hướng trục của đinh làm đinh lún sâu 2 cm vào trong gỗ. Tính công của lực do búa thực hiện.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu học tập có in đề bài các câu hỏi ví dụ và yêu cầu HS không phụ thuộc vào lời giải trong SGK.

- HS chú ý nghe GV hướng dẫn. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận tài liệu từ GV, lần lượt hoàn thành các bài tập.

- HS ghi chép ý chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời HS nhắc lại và nhận xét về cách trình bày.

- GV tóm tắt lại các bước làm, HS theo dõi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang hoạt động Luyện tập.

- GV trình bày cách giải các câu hỏi ví dụ trong Phiếu học tập:

Câu 1.

- Động năng của máy bay:

- Máy bay có khối lượng m = 250 tấn thì trọng lượng P = 2 500 000 N.

- Thế năng của máy bay: 

Wt = Ph = 2 500 000.10 000 = 2,5.109 (J)

- Cơ năng của máy bay: 

W = Wđ + Wt = 7,8.109 + 25.109 = 32,8.109 (J)

Câu 2.

- Công của lực do búa thực hiện:

A = Fs = 40.0,02 = 0,8 J

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học về năng lượng cơ học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến nội dung năng lượng. 

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Một quả bóng cao su khối lượng 100 g rơi từ độ cao 1,8 m xuống một tấm kim loại và nảy lên độ cao 1,25 m. Thế năng của quả bóng trước khi rơi là

A. 0,18 J.

B. 1,8 J.

C. 0,125 J.

D. 1,25 J.

Câu 2: Động năng của vật được xác định bằng biểu thức

A.

B.

C.

D.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây có động năng tăng?

A. Xe máy bắt đầu chuyển động.

B. Máy bay đang chuyển động trên bầu trời.

C. Ô tô phanh lại khi gặp vật cản trên đường.

D. Khúc gỗ đang trôi trên sông.

Câu 4: Nhân viên y tế đẩy xe bằng cáng bằng một lực có phương nằm ngang làm xe dịch chuyển theo hướng của lực. Ta nói, lực đẩy xe đã

A. thực hiện công.

B. không sinh công.

C. làm thay đổi công suất.

D. thay đổi hướng của xe.

Câu 5: Công suất được xác định bởi biểu thức nào?

A.

B.

C.

D. .

Câu 6: Cần cẩu A nâng kiện hàng nặng 5 tấn lên độ cao 2 m trong 88 s. Cần cẩu B nâng kiện hàng nặng 3 tấn lên độ cao 3 m trong 40 s. So sánh công suất của hai cần cẩu.

 ----------Còn tiếp------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay