Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Giáo án Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Giới thiệu được những nét chính về Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991.

  • Trình bày được cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 13.1 – 13.10), phần Em có biết và phần Nhân vật lịch sử để nhận thức về các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991; về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á; về sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được những nét chính về Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991; Trình bày được cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về các nước Đông Nam Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để giải thích và nêu ý nghĩa các biểu tượng được thể hiện trên lá cờ ASEAN.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa các dân tộc khác nhau. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Một số nước châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Một số nước châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn, điền cụm từ thích hợp vào các đoạn thông tin lịch sử.   

c. Sản phẩm: Cụm từ thích hợp cho các đoạn thông tin lịch sử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS Ai hiểu biết hơn. 

- GV nêu nhiệm vụ: Điền cụm từ thích hợp vào các đoạn thông tin lịch sử. 

Trung Quốc

Mao Trạch Đông

Đông Dương

Nhật Bản

Đặng Tiểu Bình

Ấn Độ

a. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,……...(1)……..là quốc gia bại trận, bị quân đội Mỹ chiếm đóng (1945 – 1952), kinh tế bị tàn phá, tình trạng thất nghiệp, lạm phát tăng cao.

b. Từ năm 1950 đến năm 1978, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch……...(2)…….., quá trình phát triển của……...(3)……..trải qua 3 giai đoạn chính. Từ năm 1978, ……...(4)…..tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, đất nước dần ổn định. 

c. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, ……...(5)……..bị chia thành 2 nước tự trị dựa trên tôn giáo.

d. Năm 1954, sau khi Pháp thất bại trên chiến trường ……...(6)……..., Mỹ tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược khu vực này thêm 21 năm nữa. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 4 HS điền cụm từ thích hợp vào các đoạn thông tin lịch sử.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. Nhật Bản

2. Mao Trạch Đông

3. Trung Quốc

4. Đặng Tiểu Bình

5. Ấn Độ

6. Đông Dương

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á đã thay đổi rất nhiều. Chủ nghĩa thực dân phương Tây lần lượt sụp đổ trước chủ nghĩa dân tộc gia tăng và các đảng chính trị mới giành được ảnh hưởng. Chiến tranh cũng tràn vào khu vực này, chi phối quá trình chuyển đổi từ chế độ thuộc địa sang thời kì độc lập, tự chủ ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Vậy, từ năm 1945 đến năm 1991, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển như thế nào? Những chặng đường nào mà các quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua để hướng tới một tương lai chung? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Một số nước châu Á từ năm 1945 đến năm 1991.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những nét chính về tình hình Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1991.

- Trình bày được những nét chính về tình hình Trung Quốc giai đoạn 1945 – 1991.

- Trình bày được những nét chính về tình hình Ấn Độ giai đoạn 1945 – 1991.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác tư liệu 13.3 – 13.5, mục Em có biết, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1a – 1c SGK tr.64 – 66 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn 1945 – 1991.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những nét chính về tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn 1945 – 1991. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật dạy học mảnh ghép, chia HS cả lớp thành 6 nhóm, mỗi cặp nhóm chọn và thực hiện nhiệm vụ sau:

Khai thác tư liệu 13.3 – 13.5, mục Em có biết, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1a – 1c SGK tr.64 – 66, tìm hiểu về:

+ Những nét chính về tình hình Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1991.

 

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

+ Những nét chính về tình hình Trung Quốc giai đoạn 1945 – 1991.

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

13.3. Tại một cuộc mít tinh năm 1966, hàng nghìn 

Hồng vệ binh giơ cao “cuốn sách nhỏ màu đỏ” 

tóm tắt tư tưởng chính trị của Mao Trạch Đông

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

13.4. Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, 

Tổng thống Ních-xơn và Hen-ri Kít-xinh-giơ 

hội đàm tại Bắc Kinh (1972)

+ Những nét chính về tình hình Ấn Độ giai đoạn 1945 – 1991.

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

13.5. In-đi-ra Gan-đi kiểm tra một đơn vị quân đội 

quốc gia năm 1980

Nhân vật lịch sử

In-đi-ra Gan-đi (1917 – 1984)

Gan-đi là con gái của Gia-oa-hác-lan Nê-ru, tham gia vào chính trường Ấn Độ trong phần lớn cuộc đời của bà. Giống như cha mình, bà đã tham gia vào các hoạt động đấu tranh giành độc lập dân tộc.

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

 

Trở thành Thủ tướng Ấn Độ năm 1966, Gan-đi là một nhà lãnh đạo xuất sắc – người đưa Ấn Độ trở thành một lực lượng quan trọng trong các vấn đề thế giới.

- GV hướng dẫn các nhóm cặp tìm hiểu xong về nước mà nhóm đã chọn, các thành viên trong nhóm tách ra và ghép đôi với thành viên hai nhóm còn lại để tìm hiểu về các nước còn lại.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS mới: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 về những nét chính về tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn 1945 – 1991. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁC NƯỚC NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ 

1. Những nét chính về tình hình các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991. 

Nước

Tình hình đối nội

Tình hình đối ngoại

Nhật Bản

 

 

Trung Quốc

 

 

Ấn Độ

 

 

2. Trả lời câu hỏi khai thác tư liệu.

1. Những thay đổi của Nhật Bản sau hơn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện như thế nào qua Tư liệu 13.2?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

2. Theo em, tại sao tình hình Trung Quốc xảy ra nhiều biến động trong những năm 1959 – 1978?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

3. Quan sát tư liệu 13.5 và tư liệu 3.4 SGK tr.19, theo em, sự thay đổi quan trọng nhất của Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tình hình các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 4 đội. Đại diện 4 đội bốc thăm để tìm ra đội trả lời trước. Các đội được quyền sử dụng thiết bị có kết nối internet và ghi câu trả lời ra bảng phụ. 

Câu 1: 

Việc thủ tiêu chế độ chuyên chế, quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản ở Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: 

- Điều gì đã chi phối và quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản giai đoạn sau đó?

- Tại sao trong những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có sự phát triển được gọi là “thần kì”?

Câu 3: 

Trình bày một số hiểu biết về Mao Trạch Đông. 

Câu 4: 

Tìm hiểu về Cách mạng xanh (1960) của Ấn Độ. 

+ GV lần lượt thông báo đáp án và tìm ra đội thắng cuộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện 6 HS lần lượt trình bày về tình hình đối nội, đối ngoại của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991 theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 4 đội chơi trả lời câu hỏi trò chơi “Nhà sử học thông thái”.

Câu 1:

Việc thủ tiêu chế độ chuyên chế, quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản tạo ra sự phát triển cởi mở hơn cho Nhật Bản. Đây là một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển “thần kì” cho Nhật Bản trong giai đoạn tiếp theo.

Câu 2:

- Chi phối và quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản giai đoạn sau đó là những điều khoản mới được quy định trong Hiến pháp Nhật Bản.

- Trong những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có sự phát triển được gọi là “thần kì” vì:

+ Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức lại toàn bộ nền công nghiệp quốc gia, kiên trì thực hiện chiến lược công nghiệp, hướng đến phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn.

+ Con người Nhật Bản cần cù, kỉ luật, có ý chí vươn lên, nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới (chấp nhận những cải cách dân chủ của Mỹ).

Câu 3: Một số thông tin về Mao Trạch Đông:

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

Mao Trạch Đông (1893 - 1976)

- Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Là một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc

- Là người có công lao to lớn trong việc thống nhất lục địa Trung Quốc và đưa các dân tộc Trung Hoa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ ngày tuyên bố thành lập (1/10/1949).

- Viết nhiều tác phẩm về triết học, quân sự, chính trị nhằm phục vụ cách mạng và xây dựng nước Trung Hoa mới.

-….

Câu 4:

Cách mạng xanh (1960) đã đưa Ấn Độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực thành một nước xuất khẩu lương thực, đứng thứ ba thế giới. Cuộc cách mạng chất xám (1960) đã đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường về phần mềm máy tính trên thế giới. Sau nửa thế kỉ phát triển, Ấn Độ đứng hàng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ, Nga) về đội ngũ các nhà khoa học được đào tạo trong nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận:

+ Về Nhật Bản: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề. Trong tình hình đó, Nhật Bản đã dựa vào viện trợ của Mỹ và nước ngoài để khôi phục đất nước.  Một loạt các cải cách xã hội được tiến hành, giúp Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế, phát triển “thần kì”, là một trong ba trung tâm kinh – tài chính của thế giới tư bản. 

+ Về Trung Quốc: Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, quá trình phát triển của Trung Quốc trải qua 4 giai đoạn chính. Vai trò, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao.

+ Về Ấn Độ: Sau gần hai thập kỉ thống trị, thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài, gian khổ của nhân dân Ấn Độ. Trong suốt chặng đường đi đến độc lập dân tộc, giai cấp công nhân, nông dân và quần chúng yêu nước là lực lượng cơ bản tạo thành động lực của cuộc đấu tranh. Công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những nét chính về tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn 1945 – 1991 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

 

Tư liệu 1. Nhật Bản.

     Nhật Bản từ năm 1945 – 1951. 

     1.1. Theo Hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thiên hoàng chí là người đứng đầu Nhà nước có tính chất tượng trưng… Hiến pháp mới công nhận và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mọi công dân… Nhật Bản không duy trì hả, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác, không tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào. 

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

     Nhật Bản từ năm 1952 – 1991. 

     1.2. “Năm 1959, khi tốc độ tăng trưởng tăng 10 %, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa gây được sự chú ý của thế giới. Nhưng đến năm 1960, khi tốc độ tăng trưởng đạt 15,4% thì thể giới bắt đầu kinh ngạc và gọi đó là sự thần kì kinh tế. Tốc độ cao này được duy trì suốt trong những năm 60,... Trong thập kỉ 60, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 10 %”. 

(Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Lịch sự Nhật Bản, NXB Thế giới, Hà Nội, 2012, tr.344)

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991(2 tiết)

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí tải:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay