Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Giáo án Bài 5: Bảo vệ hoà bình sách Giáo dục công dân 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình; các biểu hiện của hòa bình.
Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.
Biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình.
Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp khi nêu khái niệm hòa bình, bảo vệ hòa bình.
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về biểu hiện của hòa bình, bảo vệ hòa bình, xung đột và chiến tranh phi nghĩa.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc bảo vệ hòa bình.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được biểu hiện của hòa bình, lí do cần bảo vệ hòa bình và nêu được các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.
3. Phẩm chất:
Yêu nước, nhân ái và trách nhiệm: trong việc bảo vệ hòa bình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện nội dung về hòa bình, bảo vệ hòa bình, xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa,...
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu giúp HS nhận biết được về bảo vệ hòa bình, phát biểu được nhiệm vụ cần thực hiện trong bài học.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và rút ra được những bài học liên quan đến bảo vệ hòa bình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.29:
Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
Một số mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình:
+ Anh dũng đấu tranh chống lại quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
+ Cử các sĩ quan, quân nhân tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
+…
Ý nghĩa của những việc làm này: Thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam và góp phần vào đấu tranh để bảo vệ và gìn giữ hòa bình thế giới.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hòa bình là khát vọng chung của mọi quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân loại. Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại, các quốc gia, dân tộc đã phải trải qua quá trình đấu tranh gian khổ để bảo vệ hòa bình. Để tìm hiểu rõ hơn về bảo vệ hòa bình, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 5. Bảo vệ hòa bình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của hoà bình
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hoà bình và biểu hiện của hoà bình.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK tr.29 – 30.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và biểu hiện của hoà bình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm và biểu hiện của hoà bình.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa của Hiệp định Pari về hoà bình ở Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.29 - 30, thảo luận theo nhóm (4 - 6 người/nhóm) và thực hiện nhiệm vụ: Sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi gì cho dân tộc Việt Nam. Theo em, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thời kì chiến tranh chống Mỹ, cứu nước? - GV trình chiếu video để HS hiểu thêm về ý nghĩa của Hiệp định Paris năm 1973: Video: Hiệp định Paris 1973: Nhìn lại trang sử hào hùng của dân tộc. https://www.youtube.com/watch?v=GNP15nGrOuo Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin trong SGK tr.29 - 30 và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của hoà bình a. Ý nghĩa của Hiệp định Pari về hoà bình ở Việt Nam - Hiệp đinh Pari là kết quả của cuộc đấy tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước. - Tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. - Hiệp định Pari đã ghi dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các biểu hiện của hoà bình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trò chơi “Nhanh tay tinh mắt”. - GV phổ biến luật chơi: + Các đội chơi đọc thông tin trong SGK tr.29 -30, thảo luận trong 3 phút để thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu những biểu hiện của hoà bình được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, hoà bình là gì? + Các nhóm viết câu trả lời vào giấy A4 và treo lên bảng phụ. + Nhóm nào có đáp án chính xác và đầy đủ nhất sẽ giành chiến thắng. Một số hình ảnh tại lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris 1973 (Ảnh tư liệu: Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.29 - 30, thảo luận nhóm và tích cực tham gia vào trò chơi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Các biểu hiện của hoà bình - Các biểu hiện của hoà bình trong thông tin trên: + Ngày 27/01/2973 tại Pari, Thủ đô nước Cộng hoà Pháp. Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngoại giao Chính Phủ Việt Nam Cộng hoà đã kí chính thức “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”. + Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. + Đồng bào miền Nam:
- Khái niệm: + Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung độ vũ trang; + Con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, ổn định, cùng phát triển; + Không phân biệt tôn giáo, sắc tộc. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo vệ hoà bình và biện pháp bảo vệ hoà bình
a. Mục tiêu:
- HS trình bày khái niệm bảo vệ hoà bình.
- HS giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
- HS nhận thức được các biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.3-31 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về khái niệm hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin 1, 2 trong SGK tr.31 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc thông tin trong SGK tr.31 và giao nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1, 2: Từ thông tin 1, theo em để bảo vệ hoà bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp nào? + Nhóm 3, 4: Từ thông tin 2, theo em việc Quân đội Mỹ rải chất độc hoá học xuống Việt Nam đã để lại những hậu quả nào? Từ những hậu quả đó, em hãy làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ hoà bình. - GV trình chiếu video cho HS xem để hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX. + Video: Toàn văn lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/12/1946. https://www.facebook.com/watch/?v=198978007714276 + Video: Ám ảnh nỗi đau da cam. https://www.youtube.com/watch?v=qkGgl2b2_d8 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõi video, đọc thông tin trong SGK tr.31 và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Bảo vệ hoà bình và biện pháp bảo vệ hoà bình a. Khai thác thông tin 1, 2 trong SGK tr.31 - Biện pháp bảo vệ hoà mình mà nhân dân Việt Nam đã thực hiện: Đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Hậu quả của việc quân đội Mỹ rải chất độc hoá học xuống Việt Nam: + Làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. + Nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam. - Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình: + Bảo vệ hoà bình là đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; + Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp; + Tôn trọng chủ uyền, toàn vẹn lãnh thổ; + Không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc.... + Mang lại cuộc sống bình yên và ổn định cho con người, để mỗi người được yên tâm phát triển bản thân và từ đó góp phần xây dựng đất nước; + Tạo điều kiện để mỗi quốc gia xây dựng, phát triển giàu mạnh về mọi mặt; + Góp phần tạo lập mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và tiến bộ xã hội giữa các quốc gia, dân tộc. |
Nhiệm vụ 2: Các biện pháp bảo vệ hoà bình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trò chơi “Đồng đội”. - GV phổ biến luật chơi: + GV kẻ lên bảng phụ 4 ô. + HS thảo luận nhóm nêu ra các biện pháp bảo vệ hoà bình. + HS viết các từ khoá vào giấy nhớ và lần lượt từng thành viên dán lên ô của nhóm mình trên bảng phụ trong vòng 2 phút. + Nhóm nào ghi được nhiều câu trả lời chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. Chim bồ câu trắng - biểu tượng của hoà bình Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Bảo vệ hoà bình và biện pháp bảo vệ hoà bình b. Các biện pháp để bảo vệ hoà bình - Chủ động giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, tránh để xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh. - Tìm cách giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường đàm phán, trung gian, hoà giải và các biện pháp hoà bình khác. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa
a. Mục tiêu:
- HS trình này được hậu quả của xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
- HS chi ra được những việc làm để bảo vệ hoà bình.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.32-33 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra được kết luận về hậu quả của xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK tr.32-33 và trả lời câu hỏi: Từ thông tin trên, em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. - GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh để hiểu rõ hơn hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.32-33 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3. Xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa a. Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất - Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử là một cuộc chiến tranh hiện đại, tổng lực, toàn diện và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. - Là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển. - Chiến tranh thế giới thứ nhất với tính chất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa: + Nó không tạo ra sự phát triển gì cho nhân loại mà còn hủy diệt cuộc sống của con người. + Chỉ là cuộc chiến giành lại quyền lợi và thuộc địa của các nước đế quốc. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hậu quả của xung độ sắc tộc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: + Các nhóm thảo luận trong 5 phút để trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc và cho biết hậu quả của xung đột sắc tộc đó. + 4 nhóm ghi kết quả dưới dạng sơ đồ tư duy ra giấy A4 và trình bày trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Hậu quả của xung đột sắc tộc Ví dụ: Cuộc xung đột sắc tộc ở Indonesia: + Nguyên nhân:
+ Hậu quả:
+ Video: Clip khung cảnh bạo loạn. https://cloud.tienlenquyetthang.com/Sites/CATP/Storage/Media/2019/9/24/bao-loan_20190924195300.mp4 |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên nhân cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS xem bức ảnh dưới đây và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về bức ảnh này? Một nhóm sinh viên nữ tại Đại học California, Berkeley, Mỹ, biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam. - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc? ………………………. | b. Nguyên nhân cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc - Nguyên nhân: Xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa gây ra hậu quả nghiêm trọng và tổn thất nặng nề cho nhân loại. - Biện pháp để phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc: + Chung tay bảo vệ hoà bình; + Phê phán các hành vi phân biệt, kì thị văn hoá, dân tộc, sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa. + Học sinh cần bảo vệ hoà bình qua những hành động nhỏ như: ……………
|
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều