Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 6 » Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Khoa học tự nhiên(KHTN) lớp 6 bộ sách chân trời sáng tạo, soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án được soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết trong chương trình học. Giáo án khi tải về là giáo án bản word, có thể dễ dàng chỉnh sửa. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 40: LỰC MA SÁT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Nêu được khái niệm về lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
  • Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.
  • Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đấy chuyến động của lực ma sát.
  • Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực ma sát;
  • Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Báo cáo trình bày kết quả thảo luận rõ ràng
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ; Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát; Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí);
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
  1. Phẩm chất
  • Khách quan, trung thực trong quan sát, thu thập thông tin;
  • Chăm chỉ trong học tập
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: trảnh minh họa, slide, máy chiếu, SGV,...

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Để di chuyển tủ gốc trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gốc về phía trước, Tuy nhiên, việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó? Tại sao lại vậy? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lực ma sát để trả lời cho câu hỏi đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. KHÁI NIỆM LỰC MA SÁT

Hoạt động 1: Tìm hiểu lực ma sát

  1. Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh 40.1 trong SGK
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS quan sát hình ảnh 40.1 trong SGK.

HS thảo luận nội dung 1, 2, 3 trong SGK theo nhóm để rút ra được khái niệm về lực ma sát và nguyên nhân gây ra lực ma sát giữa các vật.

1. Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

2. Khi kéo khối gỏ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?

3. Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát.

Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố:

* Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

1. Khái niệm lực ma sát

a. Tìm hiểu lực ma sát

? 1: Khi đẩy tủ gỗ chuyển động trên sàn, lực cản trở chuyển động của tủ gỗ là lực tiếp xúc.

? 2: Ta thấy, lực cản trở chuyến động của khối gỗ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn. Mà tính chất của bề mặt tiếp xúc trong hai trường hợp là khác nhau, ở hình 40.1, mặt tiếp xúc của bàn là gồ ghế; ở hình 40.2, mặt bàn là nhẫn nên lực cản trở chuyền động của khối gỗ là khác nhau.

? 3: Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do sự tương tác giữa bề mặt của hai vật.

* Câu hỏi củng cố:

+ Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường thì có lực ma sát giữa để dép với mặt sàn.

+ Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục là lực ma sát trượt.

  1. LỰC MA SÁT TRƯỢT

Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trượt

  1. a) Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm 1 trong SGK theo nhóm, tahor luận nội dung 4 trong SGK và rút ra được khái niệm lực ma sát trượt
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

4. Sau khi rời tay khỏi khối gỗ ( hình 40.3) khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?

GV đưa ra câu hỏi củng cố:

Lấy 1 ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Một HS trả lời, các HS khác nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Lực ma sát trượt

Sau khi rời tay, khối gỗ tiếp tục chuyển động trên mặt bàn rồi dừng lại, Do có lực cản của mặt bàn tác dụng lên khối gỗ ( lực này chính là lựa ma sát)

VD: Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai má phanh với vành xe là lực ma sát trượt

III. MA SÁT NGHỈ

Hoạt động 3: Thực hiện thí nghiệm

  1. Mục tiêu: HS kết luận về khái niệm lực ma sát nghỉ.
  2. Nội dung: HS thực hiện thí nghiệm 2 trong SGK, thảo luận nội dung 5 và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS thực hiện thí nghiệm 2 và thảo luận nội dung 5 trong SGK theo nhóm.

5. Trong thí nghiệm 2, vì sao kéo khúc gỗ băng một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn?

Gv đưa ra câu hỏi củng cố:

* Lấy một ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 5

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

3. Lực ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó

? 5: Ma sát nghỉ giúp con người có thể đi lại được mà không bị trượt ngã.

? Củng cố: ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống.

Ma sát nghỉ giúp con người có thể đi lại được mà không bị trượt ngã. Ma sát nghỉ giúp mọi vật có thể đứng yên khi có một lực nhỏ tác động.

  1. TÁC DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC MA SÁT

Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực sát

  1. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi 6, 7,8
  2. Nội dung: HS thực hiện thí nghiệm 2 trong SGK, thảo luận nội dung 5 và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS quan sát hình 40.5 và 40,6 trong SGK và thảo luận nội dung 6, 7, 8 trong SGK theo nhóm.

6. Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?

7. Khi người đi bộ trên mặt đường trơn (hình 40.5), điều gì sẽ xây ra?

8. Khi người lái xe bóp phanh, điều gì sẽ xảy ra nếu má phanh bị mòn?

Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố:

+ Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6,7,8

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

4. Tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát

Tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực sát

? 6: Lực ma sát có thể cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động của vật.

? 7: Khi người đi bộ, bàn chân tác dụng lên mặt đất một lực hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lên bàn chân một lực hướng về phía trước giúp cho người có thể chuyến động về phía trước. Nếu mặt đường trơn, lực ma sát nhỏ làm người có thể trượt ngã.

? 8: Mục đích của việc bóp phanh là tảng ma sát giữa má phanh và vành xe làm cho xe chuyển động chậm dắn. Do vậy nếu má phanh bị mòn thì lực ma sát này giảm làm cho xe dừng lại không kịp thời dẫn đến mất an toàn.

* Củng cố:

- Tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát:

+ Tác dụng cản trở chuyển động: Lực ma sát trượt của trục bánh xe làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe.

+ Tác dụng thúc đấy chuyến động: Khi ta đi bộ trên đường, lực ma sát nghỉ giữa

chân với mặt đường giúp ta tiến về phía trước.

Hoạt động 5: Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ

  1. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi 9, 10 SGK
  2. Nội dung: HS thực hiện thí nghiệm 2 trong SGK, thảo luận nội dung 5 và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nội dung 9,10 trong SGK theo nhóm:

9. Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi?

10. Hãy nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao thông.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6,7,8

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Kết thúc hoạt động 4 và 5, GV hướng dẫn HS rút ra tác dụng thúc đẩy, cân trở và ảnh hưởng của lực ma sát theo SGK.

b. Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ

? 9: Sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi do ma sát giữa mặt đường với dép, lốp xe làm chúng bị mòn dần.

? 10:

Ví dụ về ma sát có lợi:

+ Nhờ lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường mà xe mới chuyển động tiến về phía trước được.

+Nhờ lực ma sát giữa má phanh và vành bánh xe, giữa bánh xe và mặt đường mà xe có thể dừng lại được.

Ví dụ về ma sát có hại:

+ Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đấy thùng.

+ Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích.

  1. LỰC CẢN CỦA KHÔNG KHÍ

Hoạt động 6: Tìm hiểu về lực cản của không khí

  1. Mục tiêu: HS quan sát hình 40.9 trong SGK và thảo luận nội dung 11 trong SGK
  2. Nội dung: HS quan sát hình 40.9 và thảo luận nội dung 11 trong SGK theo nhóm
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS quan sát hình 40.9 và thảo luận nội dung 11 trong SGK theo nhóm

11. Quan sát hình 40.9 và cho biết vì sao các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gấn như song song với mặt đường?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 11

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Kết thúc hoạt động 4 và 5, GV hướng dẫn HS rút ra tác dụng thúc đẩy, cân trở và ảnh hưởng của lực ma sát theo SGK.

5. Lực cản của không khí

a. Tìm hiểu về lực cản của không khí

Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người như song song với mặt đường để giảm lực cản của không khí

Hoạt động 7: Thực hiện thí nghiệm

  1. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm theo SGK và thảo luận nội dung 12 trong SGK.
  2. Nội dung: HS quan sát hình 40.9 và thảo luận nội dung 11 trong SGK theo nhóm
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo SGK và trả lời nội dung 12 trong SGK theo nhóm:

12. Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào rơi chạm đất trước? Tại sao?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 12

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Kết thúc hoạt động 6 và 7, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về lực cản của không khí theo SGK.

b. Thực hiện thí nghiệm

- Dụng cụ: hai tờ giấy giống nhau

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Vo tròn 1 tờ giấy, 1 tờ giấy giữ nguyên

+ Thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao

+ Quan sát sự rơi của hai tờ giấy

- Kết quả

Tờ giấy vo tròn rơi chạm đất trước vì lực cản không khí nhỏ.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập 1,2,3,4
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập 1,2,3,4 trong SGK

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1. Đáp án C.

Câu 2. Đáp án B.

Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

Phí tải giáo án:

  • 350.000/học kì
  • 600.000/cả năm
  • Giáo án cần đặt trước. Dự kiến: 05/08 sẽ hoàn thành. Đặt trước chỉ cần chuyển 100k
  • Được miễn phí giáo án của 1 môn bất kì trong các lớp 7,8,9,10,11 hoặc 12

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Từ khóa: GA KHTN 6 chân trời, giáo án khtn 6 chân trời sáng tạo, GA khoa học tự nhiên 6 chân trời

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay