Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

Giáo án bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

  • Khái niệm về mối nguy an toàn thực phẩm, nhóm mối nguy và mối nguy chính; hậu quả khi tiếp xúc với mối nguy.

  • Cách phòng ngừa các mỗi nguy an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học hỏi, hỗ trợ, hợp tác với nhau để cùng thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Năng lực riêng: 

  • Trình bày được nhóm các môi nguy gây mất an toàn thực phẩm.

  • Trình bày được những hậu quả có thể gặp phải khi tiếp xúc với những mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.

  • Trình bày được những biện pháp có thể phòng tránh được các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.

  • Đánh giá được cách thức thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm ở gia đình.

3. Phẩm chất

  • Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát để đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.

  • Tò mò, ham học, chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu mở rộng kiến thức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập, phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Đọc trước bài học trong SGK và trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS hình dung sơ lược nội dung bài học, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số yếu tố chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Yếu tố nào chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hình 6.1? Giải thích.

IMG_256

IMG_256

a)

b)

c)

Hình 6.1. Một số yếu tố chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, quan sát kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời.

- GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

Gợi ý trả lời: 

+ Thịt sống bị ruồi bám trên.

+ Thịt bị nhiễm vi sinh vật.

+ Rau sống gần thu hoạch bị phun thuốc bảo vệ thực vật.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối nguy an toàn thực phẩm.

a) Mục tiêu: Trình bày được nhóm các tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 29, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Các nhóm các tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bốn, sau đó trình bày trước lớp: Hãy trình bày các môi nguy an toàn thực phẩm:

+ Sinh học.

+ Hoá học.

+ Vật lí.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận nhóm bốn trả lời các câu hỏi sau:

  1. Rau, quả sát ngày thu hoạch vẫn được bón phân hữu cơ và tưới nước từ mương có chứa những mỗi nguy sinh học nào? Nêu rõ nguồn gốc của chúng.

  2. Thực phẩm có thể nhiễm hóa chất hoặc sinh ra chất độc trong quá trình chế biến gây hại cho người sử dụng không? Các chất đó có thể xuất phát từ đâu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của HS. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

Đáp án:

  1. Mương thường chứa một lượng lớn vi khuẩn phân hủy tự nhiên và vi khuẩn gây bệnh. Những vi khuẩn này có thể gây ra sự ô nhiễm vi sinh vật cho rau quả nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

  2. Thực phẩm có thể nhiễm hoá chất hoặc sinh ra chất độc trong quá trình chế biến, và những chất này có thể gây hại cho người sử dụng.

  3. Các chất độc hại này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

+ Một số chất phụ gia, chất bảo quản và hóa chất được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng quá mức hoặc không đúng cách.

+ Trong quá trình nấu nướng, chiên, nướng, hoặc nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ cao, một số chất có thể được tạo thành hoặc phát sinh..

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Mối nguy an toàn thực phẩm

1. Mối nguy sinh học

+ Virus

+ Vi khuẩn

+ Kí sinh trùng

- Từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Trong đất, nước, không khí.

+ Vật dụng nhà bếp.

+ Chất thải của người, vật nuôi

+ Cơ thể người và vật nuôi

+ Thực phẩm chưa chín kĩ.

- Hậu quả:

+ Bệnh đường ruột

+ Viêm gan A, E

+ Bệnh giun, sán

+ Bệnh truyền nhiễm và ngộ độc thực phẩm.

2. Mối nguy hoá học

+ Chất phụ gia không cho phép.

+ Thuốc kháng sinh tồn dư

+ Thuốc trừ sâu và hoá chất tẩy rửa

+ Độc tố từ nấm mốc.

+ Độc tố trong thực phẩm

+ Chất độc acrylamine khi rang, nướng, chiên nhiệt độ cao.

- Hậu quả:

+ Rối loạn tiêu hoá, thần kinh.

+ Buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy.

+ Kháng kháng sinh.

+ Co giật, ảo giác, tê liệt, ung thư, tử vong,..

3. Mối nguy vật lí

- Các dị vật lạ có trong thực phẩm.

- Hậu quả: 

+ Gây mùi, vị khó chịu.

+ Mẻ răng, gãy răng.

+ Hóc, tổn thương niêm mạc,…

Hoạt động 2: Hướng dẫn phòng ngừa các mối nguy an toàn thực phẩm

a. Mục tiêu: Trình bày được các biện pháp có thể phòng tránh các môi nguy an toàn thực phẩm.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II SGK trang 31-33, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Đáp án cho các phiếu học tập 1, 2, 3.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1, 4: Hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 3, 4: Hoàn thành phiếu học tập số 2.

+ Nhóm 5, 6: Hoàn thành phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

  1. Hãy trình bày cách phòng ngừa mối nguy sinh học

  2. Em và những người trong gia đình mình đã thực hiện được bao nhiêu điều theo hướng dẫn ở trên?

  3. Người bị tiêu chảy, sốt virus có nên nấu ăn cho những người khác không? Giải thích.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

  1. Hãy trình bày cách phòng ngừa mối nguy hoá học 

  2. Nhiều học sinh rất thích ăn đồ ăn vặt ngoài đường, hãy quan sát một số quán ăn ven đường và kể các mối nguy có thể nhận diện được.

  3. Để hạn chế nhiễm chất độc hóa học sinh ra trong quá trình chế biến (rang, nướng, chiên) ở nhiệt độ cao, em cần thay đổi cách chế biến thực phẩm trong gia đình như thể nào?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

  1. Hãy trình bày cách phòng ngừa mối nguy vật lí

  2. Em và những người trong gia đình mình đã thực hiện được bao nhiêu điều theo hướng dẫn ở trên?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thảo luận mục II, trả lời Khám phá 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

động mới.

II. Hướng dẫn phòng ngừa các mối nguy an toàn thực phẩm

1. Hướng dẫn phòng ngừa mối nguy sinh học

(1) Thường xuyên kiểm tra và giữ bề mặt vật dụng sạch sẽ.

(2) Sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.

(3) Nấu chín thức ăn. Không để thức ăn ở nhiệt độ thường quá 2 giờ. Giữ thức ăn nóng trên 60oC hoặc dưới 5oC.

(4) Bảo quản thực phẩm lạnh <5oC và đông lạnh <-18oC.

(5) Bảo quản riêng các thực phẩm thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.

(6) Sử dụng thớt, dao,… Dành riêng cho thực phẩm thực vật, động vật, đồ sống, chín.

(7) Mặc quần áo, cuốn toác gọn gàng, có đồ bảo hộ.

(8) Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

(9) Sử dụng băng không thấm nước để che vết thương hoặc vết bỏng.

(10) Sử dụng khăn sạch và riêng biệt để lau tay, bề mặt đồ dùng.

(11) Có thùng rác chuyên biệt, có nắp đậy. Đổ rác thường xuyên

2. Hướng dẫn phòng ngừa mối nguy hoá học

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí tải:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay