Giáo án Toán 5 Kết nối bài 25: Hình tam giác. Diện tích hình tam giác
Giáo án bài 25: Hình tam giác. Diện tích hình tam giác sách Toán 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Toán 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án toán 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Toán 5 Kết nối bài 25: Hình tam giác. Diện tích hình tam giác
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ HÌNH PHẲNG. CHU VI VÀ DIỆN TÍCH.
BÀI 25: HÌNH TAM GIÁC. DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được đặc điểm của hình tam giác: phân biệt 4 dạng hình tam giác theo góc, cạnh; nhận biết đáy và đường cao.
- Vẽ được đường cao của tam giác: vẽ đường cao của hình tam giác có hai góc nhọn ở đáy; vẽ dường cao của hình tam giác có một góc tù ở đáy.
- Biết cách tính diện tích hình tam giác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hình tam giác, diện tích hình tam giác để giải quyết một số tình huống thực tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học: Qua thực hành, luyện tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Qua giải bài toán thực tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
- Ê – ke, bút chì.
2. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
- Ê – ke, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: HÌNH TAM GIÁC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh Khởi động và yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói và trả lời một số câu hỏi sau. - GV nêu câu hỏi: + Bạn nam đã miêu tả cánh buồm trên chiếc thuyền của bạn nữ như thế nào?
+ Rô – bốt đã nói gì?
- GV đặt vấn đề: “Tam giác vuông và tam giác nhọn là hình có đặc điểm như thế nào?” - GV dẫn dắt HS vào bài học: Hôm nay, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về hình tam giác và cách tính diện tích hình tam giác nhé! Chúng ta vào bài mới “Bài 25: Hình tam giác. Diện tích hình tam giác”.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của hình tam giác; phân biệt được hình dạng tam giác theo góc, cạnh; nhận biết đáy và đường cao. b. Cách thức tiến hành GV nêu câu hỏi: Mỗi góc của tam giác trong bảng trên là loại góc gì?
- GV giới thiệu cho HS: + Hình tam giác có 3 góc nhọn gọi là hình tam giác nhọn. + Hình tâm giác có một góc vuông gọi là hình tam giác vuông. + Hình tam giác có 1 góc tù gọi là hình tam giác tù. - GV chiếu hình tam giác đều (trang 91 – SGK), yêu cầu HS quan sát. - GV nêu câu hỏi: + Em hãy nêu hình dạng của hình tam giác trên. + Em có nhận xét gì về cạnh của hình tam giác đó? - GV giới thiệu: + Hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau gọi là tam giác đều. + Hình tam giác đều có 3 góc bằng nhau và bằng 60°. - GV mở rộng thêm kiến thức cho HS: Vì sự cân đối, hài hoà nên hình tam giác đều thường được ứng dụng trong cuộc sống: làm hoạ tiết, hoa văn trang trí,... 2. Đáy và đường cao của hình tam giác - GV cho HS quan sát bảng (trang 92 – SGK). - GV đặt câu hỏi: + Hình tam giác ABC có những cạnh nào?
+ 2 đoạn thẳng AH và BC tạo thành góc gì?
+ Em hãy mô tả đặc điểm của đoạn AH?
- GV giới thiệu: Trong tam giác ABC: + Khi BC là đáy, AH vuông góc với BC. + AH là đường cao tương ứng với đáy BC. + Độ dài AH là chiều cao.
- GV khái quát: Trong hình tam giác, đoạn thẳng đi từ đỉnh và vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao của hình tam giác và độ dài đoạn thẳng này gọi là chiều cao của hình tam giác. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm của hình tam giác. - HS phân biệt 4 dạng hình tam giác theo góc, cạnh; nhận biết đáy và đường cao. - HS hoàn thành các bài tập 1;2 ở mục hoạt động. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Mỗi đồ vật dưới đây có dạng hình tam giác gì?
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán, quan sát hình tròn SGK. - GV hướng dẫn HS: Quan sát cạnh, góc của mỗi vật (kệ trang trí, lá cờ, cầu trượt, ê – ke) để tìm đúng dạng hình tam giác. - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở. - GV mời 1 HS trình bày bài làm. - GV nhận xét, chữa bài cho HS.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây. - GV quan sát hình trong SGK và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn cho HS cách trình bày: + Hình 1: Trong tam giác ABC, đáy là AC, đường cao là BH. - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở, đối chiếu kết quả với bạn cùng bàn. - GV mời 1HS trình bày. - GV nhận xét, chữa bài cho HS.
- GV lưu ý cho HS về đáy và đường cao: + Trong hình tam giác, mỗi đáy sẽ có một đường cao tương ứng. + Đường cao có thể nằm trong hoặc nằm ngoài hình tam giác. + Trong hình tam giác vuông, đáy và đường cao ứng với 2 cạnh vuông góc. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - HS vận dụng được việc nhận biết các đặc điểm của hình tam giác để giải quyết một số tình huống thực tế. - HS hoàn thành bài tập 3 ở mục hoạt động. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ : Hoàn thành BT3 Trong bức tranh bên, em hãy tìm các hình tam giác và cho biết mỗi hình tam giác đó có dạng hình tam giác gì. - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và đọc đề bài. - GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi (cùng bàn) xác định yêu cầu đề bài.
- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở, trao đổi kết quả với bạn cùng bàn. - GV mời 1 HS trình bày bài làm. - GV nhận xét, chữa bài và chốt đáp án.
Hoạt động trải nghiệm - GV cho HS: + Quan sát, kể tên một số đồ vật có dạng hình tam giác quanh lớp, trong cuộc sống hằng ngày. + Làm (theo nhóm, cá nhân) sản phẩm phẩm từ hình tam giác (ở lớp hoặc về nhà), chia sẻ cách làm cho cả lớp (sản phẩm: lá cờ, tranh cắt dán,...) + GV nhận xét, góp ý. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Vẽ đường cao của hình tam giác. |
- HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: + Cánh buồm bên trái có hai cạnh vuông góc với nhau. Cánh buồm bên phải có ba góc nhọn. + Rô – bốt nói: “Cánh buồm bên trái có dạng hình tam giác vuông, cánh buồn bên phải có dạng hình tam giác nhọn.”
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS trả lời: + Tam giác thứ nhất có 3 góc nhọn. + Tam giác thứ hai có 1 góc vuông và hai góc nhọn. + Tam giác thứ ba có 1 góc tù và hai góc nhọn.
- HS chú ý lắng nghe, ghi chép vào vở và nhắc lại.
- HS trả lời: + Hình tam giác trên có 3 góc nhọn.
+ Các cạnh của hình tam giác bằng nhau.
- HS chú ý lắng nghe, ghi chép bài vào vở.
- HS trả lời: + Hình tam giác ABC có 3 cạnh: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC. + 2 đoạn thẳng AH và BC tạo thành góc vuông (90°) + Đoạn AH vuông góc với cạnh đáy BC, bắt đầu từ đỉnh A đối diện với cạnh đáy BC. - HS lắng nghe, ghi chép bài vào vở.
- HS lắng nghe, nhắc lại
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: + Hình 1: Chiếc kệ trang trí có dạng hình tam giác đều. + Hình 2: Lá cờ có dạng hình tam giác nhọn. + Hình 3: Chiếc cầu trượt có dạng hình tam giác tù. + Hình 4: Chiếc ê – ke có dạng hình tam giác vuông. - HS chữa bài vào vở.
- HS xác định yêu cầu bài: Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong hình tam giác.
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: + Hình 1: Trong tam giác ABC, đáy là AC, đường cao là BH. + Hình 2: Trong tam giác DEG, đáy là EG, đường cao là DH. + Hình 3: Trong tam giác MNP, đáy là NP, đường cao là MP hoặc đáy là MP, đường cao là NP. - HS chữa bài vào vở. - HS ghi nhớ và nhắc lại.
- HS xác định yêu cầu đề bài: Nhận diện và nêu từng loại hình tam giác có trong bức tranh. - HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: + Hình tam giác màu xanh lá cây và màu tím là hình tam giác vuông. + Hình tam giác màu nâu và màu vàng là hình tam giác nhọn. + Hình tam giác màu đỏ là hình tam giác tù. - HS chữa bài vào vở.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lưu ý rút kinh nghiệm cho các tiết học sau
- HS chú ý lắng nghe
|
TIẾT 2: VẼ ĐƯỜNG CAO CỦA HÌNH TAM GIÁC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh Khởi động, yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: - GV nêu câu hỏi: + Mai đã nói gì?
+ Rô – bốt đã hướng dẫn Mai như thế nào?
- GV đặt vấn đề: “Muốn vẽ đường cao của một hình tam giác, ta làm như thế nào?” - GV dẫn dắt HS: “Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của hình tam giác theo góc, cạnh; nhận biết đáy và đường cao. Hôm nay, cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách vẽ đường cao của hình tam giác nhé!” B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: - HS biết cách vẽ đường cao của hình tam giác. b. Cách thức tiến hành: 1. Vẽ đường cao của hình tam giác có hai góc nhọn ở đáy - GV cho HS quan sát hình (trang 93 – SGK). - GV nêu câu hỏi: + Tam giác ABC là tam giác có dạng gì? + Xác định đường cao, đáy tương ứng với chiều cao đó. - GV giới thiệu cách vẽ đường cao AH. + Bước 1: Xác định đáy cần vẽ góc vuông là BC + Bước 2: Xác định đỉnh đối diện đáy BC là đỉnh A. + Bước 3: Đặt 1 cạnh góc vuông của ê kê trùng với BC, trượt ê kê trên đáy BC cho đến khi cạnh vuông góc còn lại đi qua đỉnh A. + Bước 4: Kẻ đoạn thẳng từ A hạ xuống đáy BC. Đánh dấu điểm vừa cắt trên BC là H, vẽ kí hiệu vuông góc. AH chính là đường cao ứng với đáy BC của hình tam giác ABC. - GV khái quát lại cách vẽ đường cao: Qua đỉnh A, vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt BC tại điểm H; AH là đường cao ứng với đáy BC của tam giác ABC. 2. Vẽ đường cao của hình tam giác có một góc tù ở đáy - GV cho HS quan sát hình (trang 93 – SGK). - GV nêu câu hỏi: + Tam giác ABC là tam giác có dạng gì? + Xác định đường cao, đáy tương ứng với chiều cao đó. - GV giới thiệu cách vẽ đường cao AH. + Bước 1: Xác định đáy cần vẽ góc vuông là BC và kéo dài cạnh đáy đó về phía đỉnh đối diện (đỉnh A) + Bước 2: Xác định đỉnh đối diện với cạnh BC là đỉnh A. + Bước 3: Đặt 1 cạnh góc vuông của ê kê trùng với BC, trượt ê kê trên đáy BC cho đến khi cạnh vuông góc còn lại đi qua đỉnh A. + Bước 4: Kẻ đoạn thẳng từ A hạ xuống đáy BC. Đánh dấu điểm vừa cắt trên BC là H, vẽ kí hiệu vuông góc. AH chính là đường cao ứng với đáy BC của hình tam giác ABC. - GV khái quát lại cách vẽ đường cao: + Kéo dài BC. + Qua đỉnh A, vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng BC, cắt BC tại điểm H; AH là đường cao ứng với đáy BC của hình tam giác ABC. 3. Cách vẽ đường cao của hình tam giác - GV nêu cách vẽ đường cao của hình tam giác. + Cần xác định đáy và đường cao tương ứng. + Vẽ đoạn thẳng vuông góc đi qua đi qua đỉnh tới đáy tương ứng. - GV cho HS nêu sự khác biệt trong cách vẽ đường cao của hai loại hình tam giác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS vẽ được đường cao của hình tam giác có hai góc nhọn ở đáy. - HS vẽ được đường cao của hình tam giác có một góc tù ở đáy. - HS hoàn thành bài tập 1;2 ở mục hoạt động. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 a) Vẽ hình tam giác DEG, IKL trên giấy kẻ ô vuông như hình bên rồi vẽ đường cao ứng với hai đáy GE, KI của các hình tam giác đó. b) Vẽ hình tam giác DEG, IKL trên giấy kẻ ô vuông như hình bên rồi vẽ đường cao ứng với cạnh đáy GE, IL của các hình tam giác đó. - GV cho HS xác định yêu cầu đề bài.
- GV lưu cho HS cách trình bày: Ví dụ: Cách vẽ đường cao ứng với cạnh đáy GE + Đáy là GE thì đường cao tương ứng phải hạ từ đỉnh D. + Từ đỉnh D, hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy GE, cắt GE tại điểm H. + DH là đường cao ứng với cạnh đáy GE của hình tam giác DEG. - GV yêu cầu HS vẽ hình vào vở cá nhân. - GV mời 1 – 2 HS lên bảng vẽ đường cao trên bảng phụ và nói rõ cách làm. - GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV cho HS nêu nhận xét sau khi làm xong bài tập 1.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Vẽ hình (theo mẫu), biết rằng: + AH là đường cao ứng với cạnh BC của hình tam giác ABC. + HN là đường cao ứng với đáy AB của hình tam giác HAB. + HM là đường cao ứng với đáy AC của hình tam giác HAC. - GV cho HS đọc đề bài và quan sát hình trong SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nêu thứ tự các bước vẽ hình.
- GV hướng dẫn cho HS: + Vẽ tam giác ABC: xác định độ dài các cạnh của tam giác ABC ứng với số ô vuông trong hình, lấy lần lượt các điểm A, B, C để vẽ. + Vẽ đường cao AH: từ đỉnh A hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy BC, cắt BC tại điểm H. (tương tự với các đường cao HN, HM) - GV cho HS vẽ hình vào vở, nêu cách vẽ (hình tam giác ABC; đường cao AH, HN, HM) - GV mời 1HS trình bày cách vẽ. - GV nhận xét, chữa bài.
- GV cho HS nêu nhận xét sau khi hoàn thành bài tập 2.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - HS vận dụng được cách vẽ được đường cao của hình tam giác để giải quyết một số tình huống thực tế. - HS hoàn thành bài tập 3 ở mục hoạt động. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ : Hoàn thành BT3 Em hãy vẽ một vì kèo vào vở. - GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc đề bài và xác định yêu cầu. - GV giới thiệu cho HS thông tin vì kèo: + Vì kèo là một chi tiết cả mái nhà, có tác dụng chống đỡ chịu lực cho mái nhà. + Vì kèo bao gồm thanh kèo, thanh chống giữa và thanh chống đứng. + Thanh kèo dùng để tạo hình; thanh chống giữa và thanh chống đứng giúp thanh kèo được chắc chắn, chịu được lực. - GV nêu câu hỏi: + Vì kèo có dạng hình gì? + Các thanh chống là đường nào trong các hình đó? - GV cho HS vẽ vì kèo vào vở, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn. - GV nhận xét bài làm của HS. Hoạt động trải nghiệm - GV mở rộng kiến thức cho HS: Chia sẻ một số thông tin về vì kèo trong cuộc sống (hình ảnh, video,...). - GV khuyến khích HS: Làm một số mô hình vì kèo tại nhà, buổi sau mang đến lớp chia sẻ cho các bạn.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Diện tích tam giác. |
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời: + Mai nói: “Tớ muốn cắt tờ giấy này thành hai hình tam giác vuông để làm hai cánh buồm”. + Rô – bốt hướng dẫn cho Mai: Vẽ một đường cao của tờ hình tam giác và cắt theo đường cao đó.
- HS chú ý lắng nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS trả lời: + Tam giác ABC là tam giác nhọn. + Đường cao là AH, đáy là BC.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời: + Tam giác ABC là tam giác tù.
+ Đường cao là AH, đáy là BC.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe, ghi chép bài vào vở.
- HS trả lời: + Hình tam giác có một góc tù ở đáy cần kéo dài đáy về phía đỉnh đối diện, đường cao nằm ngoài hình tam giác. + Hình tam giác có hai góc nhọn ở đáy thì đường cao sẽ nằm trong hình tam giác.
- HS xác định yêu cầu: vẽ tam giác DEG, IKL trên giấy kẻ ô vuông rồi kẻ đường cao ứng với cạnh đáy GE, KI. - HS chú ý cách trình bày.
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: a) Cách vẽ đường cao ứng với cạnh đáy GE + Đáy là GE thì đường cao tương ứng phải hạ từ đỉnh D. + Từ đỉnh D, hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy GE, cắt GE tại điểm H. + DH là đường cao ứng với cạnh đáy GE của hình tam giác DEG. Cách vẽ đường cao ứng với cạnh đáy KI + Đáy là KI thì đường cao tương ứng phải hạ từ đỉnh L. + Từ đỉnh L, hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy KI, cắt KI tại điểm N. + LN là đường cao ứng với cạnh đáy KI của hình tam giác IKL. b) Cách vẽ đường cao ứng với cạnh đáy GE + Đáy là GE thì đường cao tương ứng phải hạ từ đỉnh D. + Từ đỉnh D, hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy GE, cắt GE tại điểm H. + DH là đường cao ứng với cạnh đáy GE của hình tam giác DEG. Cách vẽ đường cao ứng với cạnh đáy IL + Đáy là IL thì đường cao tương ứng phải hạ từ đỉnh K. + Từ đỉnh K, hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy IL, cắt IL tại điểm N. + KN là đường cao ứng với cạnh đáy IL của hình tam giác IKL. - HS chữa bài vào vở.
- HS nhận xét: + Câu a là cách vẽ đường cao của hình tam giác có 2 góc nhọn ở đáy. + Câu b là cách vẽ đường cao của hình tam giác có một góc tù ở đáy.
- HS nêu thứ tự các bước vẽ hình: + Vẽ hình tam giác ABC. + Vẽ đường cao AH. + Vẽ HN và HM lần lượt là đường cao của hình tam giác AHB và AHC.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: + Vẽ tam giác ABC: cạnh AB và AC độ dài tương ứng với 5 ô vuông, lấy các điểm A,B,C để vẽ. + Vẽ đường cao AH: từ đỉnh A hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy BC, cắt BC tại điểm H. + Vẽ đường cao HN: từ đỉnh H hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy AB, cắt AB tại N. + Vẽ đường cao HM: từ đỉnh H hạ đường cao vuông góc xuống cạnh đáy AC, cắt AC tại M. - HS chữa bài vào vở. - HS nhận xét: Vẽ đường cao trong bài 2 dựa vào cách vẽ đường cao của hình tam giác có hai góc nhọn ở đáy.
- HS xác định yêu cầu: Vẽ một vì kèo.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời: + Vì kèo có dạng hình tam giác. + Các thanh chống của vì kèo là các đường cao.
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe và thực hiện.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lưu ý rút kinh nghiệm cho các tiết học sau
- HS chú ý lắng nghe. |
TIẾT 3: DIỆN TÍCH TAM GIÁC --------------Còn tiếp------------- ---------------------------------------------------- |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Một số đề kiểm tra giữa kì I
Phí giáo án
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây