Giáo án Toán 5 Kết nối bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang

Giáo án bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang sách Toán 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Toán 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án toán 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Toán 5 Kết nối bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 26: HÌNH THANG. DIỆN TÍCH HÌNH THANG
(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức, kĩ năng:  

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được đặc điểm của hình thang: có hai cạnh đáy song song, hai cạnh bên; hình thang có đường cao vuông góc với hai đáy.
  • Biết cách vẽ hình thang.
  • Biết cách tính diện tích hình thang dựa vào diện tích của các hình đã được học; nhận biết và ghi nhớ được cách tính diện tích của hình thang.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hình thang, diện tích hình thang để giải quyết một số tình huống thực tế.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học: Qua thực hành, luyện tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Qua giải bài toán thực tế.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận. 
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án. 
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Ê – ke, bút chì, thước kẻ.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  • Ê – ke, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: HÌNH THANG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành: 

- GV chiếu hình ảnh Khởi động và yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói và trả lời một số câu hỏi sau.

- GV nêu tình huống: Mai, Nam, Mi và Rô – bốt đang xem mô hình ô tô và nhận xét về các hình để tạo thành chiếc xe ô tô.

- GV nêu câu hỏi:

+ Mai đã hỏi về điều gì?

+ Rô – bốt đã nói gì?

 

+ Em hãy nêu tên một dạng hình mới xuất hiện trong tình huống trên.

- GV đặt vấn đề: “Tên gọi hình thang có phải xuất phát từ hình cái thang không nhỉ? ”

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hôm nay, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về hình thang và cách tính diện tích hình thang, chúng ta vào bài mới: Bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang”.

 

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 

a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của hình thang.

b. Cách thức tiến hành

1. Hình thang

- GV cho HS quan sát hình (trang 98 – SGK)

- GV nêu câu hỏi:

+ Nêu số đỉnh, số góc, số cạnh của hình trên.

+ Hình trên có hai cạnh nào song song?

- GV cho HS quan sát hình (trang 98 – SGK)

- GV cho HS đọc tên, nêu bốn cạnh và hai cạnh song song của hình tứ giác ABCD.

 

 

- GV kết luận: Hình thang là hình tứ giác có một cặp cạnh đối diện song song.

- GV giới thiệu: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song với nhau gọi là hai cạnh đáy. Trong đó AB là đáy nhỏ, DC là đáy lớn. Hai cạnh AD và BC là hai cạnh bên.

2. Đường cao của hình thang

- GV cho HS quan sát hình (trang 98 – SGK)

- GV giới thiệu: 

+ Trong hình thang ABCD, ta vẽ đoạn thẳng AH vuông góc với một đáy của hình thang (đáy DC).

AH là đường cao của hình thang ABCD.

+ Độ dài AH là chiều cao.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- HS nhận biết được đặc điểm của hình thang: có hai đáy song song, hai cạnh bên; hình thang có chiều cao vuông góc với hai đáy.

- HS hoàn thành bài tập 1 ở mục hoạt động.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài, quan sát hình trong SGK.

- GV cho HS nhắc lại đặc điểm của hình thang

 

- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở.

- GV mời 1 HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: 

- HS vận dụng được việc nhận biết được các đặc điểm của hình thang để giải quyết một số tình huống thực tế.

- HS hoàn thành các bài tập 2;3 ở mục hoạt động.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT2

Dưới đây là một số hình ảnh thực tế có dạng hình thang. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh thực tế có dạng hình thang.

- GV quan sát hình trong SGK và xác định yêu cầu bài.

- GV nêu lại câu hỏi ở phần Khởi động:

+ Tên gọi hình thang có phải xuất phát từ hình cái thang hay không?

+ Vì sao cái thang lại có hình như vậy?

- GV giải thích cho HS:

Các khoảng ô trống của cái thang có dạng hình thang. Đó cũng là lí do người ta có tên hình này như vậy. Với hai cạnh đáy song song, đáy lớn nằm dưới, đáy bé nằm trên giúp cái thang đứng vững vàng và dễ sử dụng.

- GV cho HS kể tên một số vật có dạng hình thang trong SGK.

- GV cho HS kể thêm một số hình ảnh thực tế có dạng hình thang.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT3

a) Hình thang vuông.

- GV yêu cầu HS quan sát hình chong chóng, đọc bóng nói và trả lời câu hỏi.

- GV nêu câu hỏi:

+ Kể tên các hình quan sát được trong bức tranh.

+ Nêu đặc điểm của các hình đó.

 

- GV đặt vấn đề: “Vậy hình thang vuông những đặc điểm gì?”

- GV giới thiệu cho HS:

Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy được gọi là hình thang vuông.

- GV cho HS quan sát hình thang vuông ABCD (trang 99 – SGK)

- GV nêu câu hỏi: Hình thang ABCD có cạnh nào vuông góc với hai đáy?

- GV lưu ý cho HS: Để kiểm tra hình thang có là hình thang vuông hay không, ta dùng ê – ke kiểm tra góc của hình thang. Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông.

b) Sử dụng ê – ke để kiểm tra xem mỗi hình thang bên có phải là hình thang vuông hay không.

- GV cho HS đọc đề.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, dùng ê – kê kiểm tra góc của hai hình thang đã cho.

- GV mời nhóm có kết quả nhanh nhất trình bày.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

 

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Vẽ hình thang

 

 

 

 

- HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Ô kính còn lại của ô tô có hình gì?

+ Rô – bốt nói: “Ô kính còn lại có dạng hình thang.”

+ Hình thang.

 

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình trên có 4 đỉnh, 4 góc và 4 cạnh.

+ Hình có hai cặp cạnh đối song song.

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Hình tứ giác ABCD có bốn cạnh là AB, BC, CD, DA; trong đó cạnh AB song song với cạnh DC.

 

 

- HS nhắc lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và nhắc lại.

+ AH là đường cao của hình thang ABCD

+ Độ dài AH là chiều cao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Hình thang là hình có hai cạnh đối diện song song với nhau.

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:  

Các hình A,C,E là các hình thang

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu bài: Tìm thêm một số hình ảnh thực tế có dạng hình thang.

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

+ Các vật có dạng hình thang trong SGK là: kệ trang trí, đền thả trần, mặt bàn.

+ Một số hình ảnh thực tế có dạng hình thang: Kệ sách, chậu cây cảnh, giá đỡ,...

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Chóng chóng được tạo thành từ 4 hình thang.

+ Chong chóng có 4 cánh, mỗi cánh chong chóng có dạng một hình thang vuông.

 

 

- HS lắng nghe, nhắc lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Hình thang ABCD có cạnh AD vuông góc với cạnh đáy AB và DC.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

Hai hình thang đã cho không phải là hình thang vuông.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe 

 

- HS lưu ý rút kinh nghiệm cho các tiết học sau

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe 

 

 

TIẾT 2: VẼ HÌNH THANG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành: 

- GV chiếu hình ảnh Khởi động, yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:

- GV nêu tình huống: Mai vừa vẽ một bức tranh rất đẹp nhưng còn thiếu một thứ rất quan trọng. Hãy cùng nghe Mai chia sẻ và tìm cách giải quyết giúp Mai nhé!

- GV nêu câu hỏi:

+ Mai vẽ thiếu thứ gì?

 

- GV đặt vấn đề: “Muốn vẽ hình thang ta thực hiện như thế nào?”

- GV dẫn dắt HS: “Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của hình thang; hình thang vuông. Hôm nay, cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách vẽ hình thang nhé!”

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

- HS biết cách vẽ hình thang.

b. Cách thức tiến hành: 

1. Vẽ hình thang

- GV cho HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.

- GV cho HS quan sát hình (trang 100 – SGK).

- GV cho HS nêu cách vẽ hình thang theo ý hiểu của mình.

 

- GV giới thiệu: Để vẽ hình thang ABCD với hai đáy AB và CD, ta có thể vẽ như sau: 

+ Vẽ đoạn thẳng AB.

+ Vẽ đoạn thẳng DC song song với AB.

+ Nối A và D với B và C ta được hình thang ABCD với hai đáy AB và DC.

2. Các bước vẽ hình thang

- GV nêu các bước vẽ hình thang: 

Để vẽ hình thang, ta thực hiện như sau:

+ Xác định và vẽ một cạnh đáy của hình thang (cạnh đáy bé).

+ Vẽ cạnh đáy thứ hai (cạnh đáy lớn) song song với cạnh đáy bé.

+ Nối các điểm lại với nhau  hình thang.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS vẽ được hình thang.

- HS hoàn thành bài tập 1;2 ở mục hoạt động.

b. Cách thức tiến hành: 

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Vẽ hình thang MNPQ với MN và QP là hai đáy (trên giấy kẻ ô vuông)

- GV cho HS xác định yêu cầu đề bài.

- GV hướng dẫn HS:

+ Xác định và vẽ một cạnh đáy của hình thang (cạnh đáy bé).

+ Vẽ cạnh đáy thứ hai (cạnh đáy lớn) song song với cạnh đáy bé.

+ Nối các điểm lại với nhau  hình thang.

- GV yêu cầu HS vẽ hình vào vở cá nhân.

- GV mời 1 – 2 HS lên bảng vẽ hình thang và nói rõ cách vẽ.

- GV chữa bài, chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Cho hình vẽ

Thực hiện yêu cầu vẽ thêm hai đoạn thẳng vào hình vẽ để được một hình thang, Mai và Việt đã làm như sau:

Hỏi bạn nào thực hiện đúng yêu cầu?

- GV cho HS quan sát hình trong SGK, đọc đề bài.

- GV gợi ý: Quan sát hình, xác định cặp cạnh đối song song ở mỗi hình.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng vẽ hình thang để vẽ theo mẫu và vận dụng trong một số tình huống thực tế.

- HS hoàn thành bài tập 3;4 ở mục hoạt động.

b. Cách thức tiến hành: 

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT3

Vẽ hình (theo mẫu)

- GV cho HS quan sát hình trong SGK, đọc hiểu đề bài.

- GV nêu câu hỏi:

+ Có những hình nào trong bức tranh?

GV giới thiệu: Hình bình hành, hình thoi là dạng đặc biệt của hình thang.

+ Vẽ vẽ hình nào trước?

+ Vẽ hình đó như thế nào?

 

- GV cho HS vẽ hình vào vở.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả, khuyến khích HS nêu cách vẽ.

- GV nhận xét bài làm của HS.

 

- GV mở rộng kiến thức cho HS: Giới thiệu về tính đối xứng của hình vẽ giúp bức tranh cân đối hơn.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT4

a) Vẽ hình (theo mẫu)

b) Tô màu trang trí hình em vừa vẽ được ở câu a.

- GV cho HS đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.

- GV gợi ý:

+ Xác định hình dạng cuả các hình có trong bức tranh (hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật,...)

+ Đếm số ô ở mỗi cạnh, khoảng cách giữa các hình,..

- GV cho HS vẽ hình vào vở, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả, nêu rõ cách vẽ.

- GV nhận xét bài làm của HS.

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Diện tích hình thang.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

 + Mai vẽ thiếu cái thang.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Hình thang là hình có hai cạnh đối diện song song với nhau.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Vẽ 4 điểm là 4 đỉnh A,B,C,D  nối các điểm lại với nhau để được hình thang ABCD.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, nêu lại cách vẽ.

 

 

 

- HS nhắc lại.

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

Vẽ hình thang MNPQ có đáy là MN và QP, ta làm như sau:

+ Vẽ đoạn thẳng MN.

+ Vẽ đoạn thẳng QP song song với đoạn MN.

+ Nối M với Q và N với P ta được hình thang MNPQ với hai đáy là MN và QP.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

Hình vẽ của Mai và Việt đều có cặp cặp đối song song với nhau.

Cả hai bạn Mai và Việt đều vẽ đúng yêu cầu.

Cách vẽ của bạn Mai dễ thực hiện hơn.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Các hình có trong bức tranh là: hình bình hành, hình thoi

 

+ Có thể vẽ hình 1, 2 hoặc 3 trước.

+ Để vẽ được các hình đó, ta đếm số ô ở mỗi đáy, khoảng cách giữa các hình,...

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

Cách vẽ: 

+ Ta có thể vẽ hình 1, 2 hoặc ba trước.

+ Đếm số ô vuông để xác định độ dài cạnh đáy, khoảng cách giữa các hình.

Hình 1: độ đài cạnh đáy là 3, cạnh bên là 2.

Hình 2: độ dài cạnh đáy và cạnh bên đều bằng nhau và bằng 4.

Hình 3: độ đài cạnh đáy là 3, cạnh bên là 2.

+ Khoảng cách giữa hình 1 và hình 2 là 1, hình 2 và hình ba là 1.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe 

 

- HS lưu ý rút kinh nghiệm cho các tiết học sau

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

TIẾT 3: DIỆN TÍCH THANG

--------------Còn tiếp-------------

----------------------------------------------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Đồng bộ giáo án word + PPT: có đủ kì I + 12/2 kì II
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • PPCT, Mẫu đề kiểm tra với đầy đủ ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
  • File word giải bài tập

Phí giáo án

1. Với toán, tiếng Việt

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint:  400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint:  300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1000k/học kì - 1200k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint:  1200k/học kì - 1300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 2000k/học kì - 2200k/cả năm

=> Chỉ gửi 950k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: SỐ THẬP 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO DIỆN 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ HÌNH PHẲNG, CHU VI VÀ DIỆN TÍCH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: ÔN TẬP HỌC KÌ I

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TỈ SỐ VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: THỂ TÍCH. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: DIỆN TÍCH VÀ THỂ TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: SỐ ĐO THỜI GIAN, VẬN TỐC...

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 11: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 12: ÔN TẬP CUỐI NĂM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: SỐ THẬP 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO DIỆN 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ HÌNH PHẲNG, CHU VI VÀ DIỆN TÍCH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: ÔN TẬP HỌC KÌ I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: TỈ SỐ VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: THỂ TÍCH. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: DIỆN TÍCH VÀ THỂ TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: SỐ ĐO THỜI GIAN, VẬN TỐC...

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 11: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 12: ÔN TẬP CUỐI NĂM

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 2: SỐ THẬP 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO DIỆN 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 4: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ HÌNH PHẲNG, CHU VI VÀ DIỆN TÍCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 6: ÔN TẬP HỌC KÌ I

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 7: TỈ SỐ VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 8: THỂ TÍCH. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 9: DIỆN TÍCH VÀ THỂ TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 10: SỐ ĐO THỜI GIAN, VẬN TỐC...

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 11: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 12: ÔN TẬP CUỐI NĂM

Chat hỗ trợ
Chat ngay