Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 3: Tìm hiểu thiết kế

Giáo án bài 3: Tìm hiểu thiết kế sách Công nghệ 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 3: Tìm hiểu thiết kế

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 3: TÌM HIỂU THIẾT KẾ

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình sáng tạo.

  • Kế được tên các công việc chính khi thiết kế.

  • Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ, tự học: HS tự tìm hiểu bài và tự nhận xét được kết quả học tập của mình; HS tự làm được những việc của mình theo sự phân công, hướng dẫn.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công; HS có khả năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến khi làm việc nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao bởi GV.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dựa trên hiểu biết đã có, HS hình thành và phác thảo được ý tưởng về sản phẩm công nghệ đơn giản. 

Năng lực công nghệ: 

  • Năng lực thiết kế kĩ thuật: HS nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo; kể tên được các công việc chính khi thiết kế. 

  • Năng lực giao tiếp công nghệ: HS phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.

  • Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ tự học cá nhân, nắm được và thực hiện tốt nhiệm vụ khi làm việc nhóm. 

  • Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án. 

  • Máy tính, máy chiếu.

  • SGK Công nghệ 5.

  • Các hình trong SGK.

  • Phiếu bài tập.

2. Đối với học sinh:

  • SGK Công nghệ 5.

  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập; kích thích sự hứng thú, vui vẻ và liên hệ vào bài học.

b. Cách thức thực hiện: 

- GV tổ chức trò chơi “Chín người, mười ý”:

+ Hãy vẽ 1 bức tranh gồm có các hình sau: một hình vuông, một hình tam giác, một hình chữ nhật, hình tròn, sáu đường thẳng.

+ Sau 3 phút, HS đi tìm những bạn có bức tranh giống ý tưởng của mình và đứng thành nhóm.

- GV mời đại diện các nhóm mô tả về ý tưởng bức tranh của nhóm mình. 

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới: Mỗi bức tranh của các em đều được vẽ lên bằng những hình cơ bản giống nhau nhưng với những ý tưởng khác nhau lại tạo ra những bức tranh có ý nghĩa khác nhau, rất đa dạng và phong phú. Đó chính là hoạt động thiết kế. Ngày hôm nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau đến với bài học Bài 3 – Tìm hiểu thiết kế - Tiết 1

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. THIẾT KẾ TRONG CUỘC SỐNG

a. Mục tiêu: HS nhận thức được tầm quan trọng và tính sáng tạo của thiết kế trong cuộc sống. 

b. Cách tiến hành: 

Hoạt động khám phá 1

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ:  

 Ghép thẻ tên hoạt động với hình mô tả hoạt động ở Hình 1 cho phù hợp. Hoạt động nào được thực hiện đầu tiên để tạo ra sản phẩm công nghệ?

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

 

 

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh với nhau để xác định vị trí đúng của hình theo thứ tự các bước tạo ra sản phẩm công nghệ.  

- GV nhận xét và chốt kiến thức: Muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải bắt đầu từ việc thiết kế sản phẩm. 

Hoạt động khám phá 2

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2, quan sát Hình 2 SGK trang 15 và trả lời các câu hỏi:

+ Hãy nêu sự khác nhau về kiểu dáng, màu sắc của những chiếc đồng hồ trong Hình 2.

+ Hoạt động nào tạo nên sự khác nhau của những sản phẩm đó?

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và chốt kiến thức: Thiết kế là quá trình sáng tạo để tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS luyện tập, khắc sâu kiến thức vừa học về thiết kế trong đời sống.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 6: Mỗi nhóm tìm những sản phẩm công nghệ trong lớp có cùng mục đích sử dụng. So sánh thiết kế của các sản phẩm công nghệ cùng nhóm với nhau và giải thích vì sao có sự khác nhau đó. 

- GV gợi ý: So sánh ghế HS và ghế GV, cốc uống nước và bình nước, bàn HS và bàn GV, thước kẻ HS và thước chỉ bảng của GV,... 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm. Các nhóm lắng nghe và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.  

- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tích cực. 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ                                                     

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Về nhà tìm hiểu các công việc chính của thiết kế. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm mô tả về ý nghĩa bức tranh của nhóm mình.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Hình 1a: Sản xuất.

+ Hình 1b: Vận hành, sử dụng.

+ Hình 1c: Thiết kế.

+ Hình 1d: Bảo dưỡng, sửa chữa. 

- HS thảo luận và xác định: 

Hình 1c  Hình 1a   Hình 1b  Hình 1d.  

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ. 

 

 

 

- HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày: 

+ Các đồng hồ trong hình khác nhau về kiểu dáng, màu sắc:

Hình a: hình tròn, thiết kế chuông và búa gõ mang tiếng chuông báo thức, màu xanh da trời.

Hình b: hình vuông, màu đỏ, dùng để treo tường.  

Hình c: đồng hồ đeo tay với thiết kế mặt đồng hồ hình tròn, dây đeo da màu nâu.

Hình d: đồng hồ cát, gồm hai bình thủy tinh được kết nối bằng một eo nhỏ ở giữa, chứa vật liệu cát mịn. 

+ Thiết kế tạo nên sự khác nhau của những sản phẩm đó. 

- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức .

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày. 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau.

----------------Còn tiếp-------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay