Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Chớm thu
Giáo án bài 7: Chớm thu sách Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Chớm thu
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 7: CHỚM THU
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Chia sẻ được với bạn 1 – 2 dấu hiệu của thời tiết nơi em ở vào một mùa trong năm.
Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Con đường bước đến ngày mai của bạn nhỏ gắn với những năm tháng tuổi thơ, với cảnh vật mùa thu và những người thân. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tuổi thơ với những cảnh vật tươi đẹp đã góp phần nuôi dưỡng, chắp cánh cho mỗi người trên con đường bước tới tương lai. Học thuộc lòng được bài thơ.
Tìm đọc được thông báo, quảng cáo hoặc bản tin về hoạt động chào mừng năm học mới, hoạt động hè hoặc chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về thông tin và hình thức của thông báo, quảng cáo hoặc bản tin đã đọc.
Biết cách sử dụng từ điển.
Viết được bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Ghi lại được những từ ngữ, hình ảnh em thích trong bài thơ “Chớm thu”.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
Yêu thiên nhiên và cuộc sống quanh ta.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, sơ đồ tư duy và trò chơi.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.
Tranh ảnh minh họa bài đọc.
Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SGK phóng to.
Bảng phụ/ máy chiếu ghi bài thơ.
Tranh, ảnh về áo tơi, giàn trầu, hoa cúc trắng, cánh đồng lúa chín,... (nếu có).
Thẻ từ, thẻ câu cho HS chơi trò chơi.
b. Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1+ 2 : ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem các hình ảnh sau đây: - GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Hãy kể tên những món đặc sản khi vào thu? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: + Hình 1: Quả thị. + Hình 2: Bánh cốm. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr37, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc “Chớm thu” nội dung nói về những thay đổi khi mùa thu tới. Đồng thời cũng là tình yêu quê hương của tác giả. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe:Giọng đọc trong sáng, tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hình ảnh, dáng vẻ, màu sắc, hoạt động của các sự vật,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Luyện đọc một số từ ngữ khó: ngỡ, đẫm,... + Luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Trầu già/ giấu nắng đầy cây/ Có bông cúc/ trắng như mây giữa trời/ Có con đường/ cỏ xanh tươi/ Có dòng nước lặng/ chờ người qua sông.//;… - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu. + Đoạn 2: Khổ thơ thứ ba, thứ tư. + Đoạn 3: Khổ thơ cuối. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + cuốc: loài chim nhỏ, thường sống ở những vùng có nước, trong các lùm cây, bụi rậm, bờ ao, ruộng lúa, bờ tre; cuốc là loài chim quen thuộc, biểu tượng cho người nông dân làm việc vất vả khuya sớm; + heo may: gió heo may gió hơi lạnh và khô thổi vào mùa thu; + tảo tần: ý chỉ người phụ nữ làm lụng vất vả, đảm đang mọi việc nhà trong cảnh sống khó khăn,... - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Tìm trong hai khổ thơ đầu những dấu hiệu báo mùa thu đến. + Câu 2: Theo em, vì sao “mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là “mùa vui”? + Câu 3: Khi nhìn hạt gạo, nhành hoa, tác giả nghĩ về công lao của những ai? Vì sao? + Câu 4: “Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì? * Học thuộc lòng bài thơ. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Dấu hiệu báo mùa thu đến: Không còn tiếng chim cuốc, có gió heo may, trầu giấu nắng đầy cây, hoa cúc nở trắng như mây, cỏ lên xanh tươi, nước dòng sông lặng trôi. + Câu 2: “Mùa đơm hạt thóc trên đồng” gọi là “mùa vui” vì thóc đơm hạt là kết tinh những nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân; thóc được mùa đem đến no ấm cho mọi người;… + Câu 3: Khi nhìn hạt gạo, nhành hoa, tác giả nghĩ về công lao của mẹ cha, của đất đai chan hoà " Ý thứ hai của câu hỏi khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Vì cha mẹ (cũng như những người nông dân) đã cần cù, sớm hôm vất vả để tạo ra hạt gạo, để chăm chút cho từng nhành hoa tươi thắm;...) à Giải nghĩa từ: đơm1 (nảy sinh ra từ cơ thể thực vật " nghĩa trong bài: lúa kết hạt); đơm2 (làm cho dính liền " nghĩa trong bài: bóng dáng của mẹ gắn với đồng ruộng, mùa màng);... + Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Tương lai của bạn nhỏ sẽ đẹp đẽ, tươi sáng hơn nhờ những năm tháng học tập chăm chỉ, nhờ sự chăm sóc của mẹ, sự dạy dỗ của cô giáo và những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp bên bạn bè, người thân,... * Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2,3:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4
Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.
- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí giáo án
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy giáo án về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo