Giáo án Khoa học 5 chân trời bài 4: Sự biến đổi của chất
Giáo án bài 4: Sự biến đổi của chất sách Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 chân trời bài 4: Sự biến đổi của chất
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Sự biến đổi trạng thái của chất.
Sự biến đổi hóa học.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí và sự biến đổi trạng thái của chất, sự biến đổi hóa học trong đời sống.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được một số trường hợp biến đổi trạng thái, biến đổi hóa học của chất trong đời sống.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy,...).
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Vận dụng sự biến đổi của chất để sử dụng hiệu quả một số nguyên vật liệu.
Trung thực: Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận.
Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về sự biến đổi của chất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Dụng cụ thí nghiệm.
Phiếu thực hành.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi mở đầu kết nối vào bài học. b. Cách tiến hành: - GV chiếu hình ảnh: - GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách bảo quản những cây kem này. Tại sao phải làm như vậy? - GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tự nhiên, các chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Chất tồn tại ở trạng thái rắn còn gọi là chất rắn; chất tồn tại ở trạng thái lỏng còn gọi là chất lỏng; chất tồn tại ở trạng thái khí còn gọi là chất khí. Các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí có đặc điểm như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 4 – Sự biến đổi của chất – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động: Tìm hiểu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. b. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS nhóm 4 quan sát các hình 1 – 6 SGK trang 19 – 20 và thảo luận thực hiện nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát các hình từ 1 đến 6 và nêu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận: Các chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí và có những đặc điểm: + Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định. + Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định. + Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định. Chất khí có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm khoảng không gian của vật chứa. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS phân biệt được các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. b. Cách thực hiện: - GV tổ chức HS nhóm đôi chơi trò “Ai nhanh – Ai đúng”: Xếp mỗi ô chữ dưới đây vào nhóm chất tương ứng (các chất đều ở điều kiện nhiệt độ phòng). - GV mời đại diện 2 – 3 cặp trình bày kết quả. Các cặp còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm thực hiện đúng và nhanh nhất. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về chất ở trạng thái khí vào thực tiễn cuộc sống. b. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS nhóm đôi suy nghĩ trả lời câu hỏi ở mục Đố em SGK trang 20: Vì sao người ta phải giữ chất khí trong bình kín? - GV mời đại diện 1 cặp trình bày câu trả lời trước lớp. Các cặp còn lại lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi nhóm trả lời tốt. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu sự biến đổi trạng thái của chất. |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời: Bảo quản những que kem trong ngăn đá của tủ lạnh để kem không bị tan chảy. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận: + Hình 1, 2, 3: Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định. + Hình 4a, 4b, 4c: Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định. + Hình 5, 6: Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, nó có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy khoảng không gian của vật chứa nó. - HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi theo cặp.
- Đại diện HS trình bày: + Chất ở trạng thái rắn: đinh sắt, hộp gỗ, cốc thủy tinh.
+ Chất ở trạng thái lỏng: giọt nước, giấm. +Chất ở trạng thái khí: hơi nước, ô-xi, ni-tơ. - HS lắng nghe.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện HS trình bày: Vì chất khí có thể lan ra theo mọi hướng nên cần phải giữ chất khí trong bình kín. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. |
TIẾT 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS ôn tập lại đặc điểm của các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 đội, tổ chức cho các đội thi tìm các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí có ở xung quanh lớp học. Trong thời gian 3p, đội nào tìm được nhiều chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí có ở xung quanh lớp học nhất là đội thắng cuộc. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự biến đổi trạng thái của chất. Chúng ta cùng vào Bài 4 – Sự biến đổi của chất – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động: Tìm hiểu sự biến đổi trạng thái của chất a. Mục tiêu: HS nhận biết sự biến đổi trạng thái của chất. b. Cách thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm quan sát các hình 8a, 8b, 8c, 9a, 9b và hoàn thành nhiệm vụ vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại kết luận: Chất có thể bị biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi nhiệt độ phù hợp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS trình bày được ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất. b. Cách thực hiện:
|
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện HS trình bày: + Hình 8: Nước ở trạng thái lỏng. + Hình 8a: Nước ở trạng thái rắn. + Hình 8b: Nước ở trạng thái khí. + Hình 9a: Sô-cô-la ở trạng thái rắn. + Hình 9b: Sô-cô-la ở trạng thái lỏng. + Một số ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất mà em quan sát được trong đời sống hằng ngày: Tuyết chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao Kem chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng khi bỏ ngoài tủ đông. + Chất có thể bị biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi nhiệt độ phù hợp. - HS lắng nghe.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo