Giáo án Khoa học 5 chân trời bài 24: Các giai đoạn phát triển của con người
Giáo án bài 24: Các giai đoạn phát triển của con người sách Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 24: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Một số giai đoạn phát triển chính của con người.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung đề nêu được những đặc điểm nổi bật của một số giai đoạn phát triển chính của con người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua làm bộ sưu tập, chia sẻ sự thay đổi của bản thân hoặc người thân qua từng giai đoạn; chăm sóc, kính trọng người cao tuổi,....
Năng lực khoa học tự nhiên:
Phân biệt được một số giai đoạn phát triển chính của con người (tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành,...).
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Chăm sóc, kính trọng người cao tuổi.
Trung thực, chăm chỉ: Trong việc làm bộ sưu tập, chia sẻ những việc đã làm thể hiện sự chăm sóc, kính trọng người cao tuổi..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
Giấy A4; Phiếu bài tập.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||
TIẾT 1 | |||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự sinh sản ở người để dẫn dắt vào bài học mới. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẻ: Em hãy chia sẻ về những thay đổi của bản thân qua các bức ảnh từ lúc nhỏ đến nay. - GV chiếu các hình ảnh của một nhân vật qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mà GV sưu tầm được để yêu cầu HS nói về sự thay đổi của nhân vật đó qua các bức ảnh. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong chia sẻ. Các HS khác lắng nghe.
- GV giải thích cho HS: Con người trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau về thể chất và tinh thần. - GV nhận xét, tuyên dương các HS có tinh thần đóng góp xây dựng bài. - GV dẫn dắt vào bài: Các em có biết vì đâu mà chúng ta có sự thay đổi như vậy không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó ở bài hôm nay Bài 24 – Các giai đoạn phát triển của con người – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển chính của con người a. Mục tiêu: HS nêu được các giai đoạn phát triển chính của con người. b. Cách thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4 và tổ chức cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 82, đọc nội dung trong các hộp thông tin, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Nêu từng giai đoạn phát triển chính của con người. - GV tổ chức cho HS thi viết khái quát về các giai đoạn phát triển chính của con người và chia sẻ với các bạn.
- GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm có câu trả lời đúng và nhanh nhất. - GV nhận xét, hướng dẫn HS rút ra kết luận: Con người trải qua bốn giai đoạn phát triển chính, đó là: tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của tuổi thơ a. Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm nổi bật về các giai đoạn của tuổi ấu thơ. b. Cách thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4 và tổ chức cho HS quan sát hình 5a, 5b, 5c trong SGK trang 82, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Cho biết những đặc điểm nổi bật của tuổi ấu thơ. - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng, lưu loát. - GV nhận xét, hướng dẫn HS rút ra kết luận: Tuổi ấu thơ được tính từ lúc mới sinh đến 9 tuổi và được chia thành ba giai đoạn chính: từ lúc mới sinh đến dưới 3 tuổi, từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi, từ 6 đến 9 tuổi. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu về tuổi vị thành niên. |
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS chia sẻ về chia sẻ những bức ảnh từ lúc nhỏ tới nay (hoặc các ảnh về một nhân vật khác mà HS đã sưu tầm được) để giới thiệu trước lớp về những thay đổi của bản thân (hoặc nhân vật) qua từng bức ảnh. Ví dụ: + Bạn A: Đây là các bức ảnh của mình từ lúc mới sinh đến khi vào lớp 1. Bản thân có nhiều sự thay đổi như: mình biết bò, biết đi, biết nói, biết thể hiện cảm xúc, biết đọc và biết viết..... + Bạn B: Đây là các bức ảnh của mình từ lúc mới sinh đến nay. Mình có nhiều thay đổi như: bắt đầu đứng chựng, biết nói, biết đi, mình vào lớp 1 và quen với các bạn mới, biết thể hiện sở thích,.... - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, phát huy.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày: + Hình 1: Tuổi ấu thơ. + Hình 2: Tuổi vị thành niên. + Hình 3: Tuổi trưởng thành. + Hình 4: Tuổi già.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm, quan sát hình và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ kết quả của nhóm mình: + Hình 5a: Từ lúc mới sinh đến dưới 3 tuổi: cơ thể trẻ còn non yếu, chức năng của các cơ quan chưa hoàn chỉnh, bắt đầu học hỏi nhiều kĩ năng... + Hình 5b: Từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi: Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng nhanh, ngôn ngữ phát triển, khám phá xung quanh,...; làm quen với bạn mới, thể hiện sở thích,... + Hình 5c: Từ tuổi đến 9 tuổi: Chiều cao và cân nặng của trẻ tiếp tục tăng; học tập, trí nhớ và suy nghĩ ngày càng phát triển; biết thể hiện quan điểm của bản thân, tham gia hoạt động nhóm,... - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe. - HS chuẩn bị cho tiết học sau. | ||||||||||||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các giai đoạn phát triển của con người. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội chơi và tổ chức cho HS thi đua tìm các từ hoặc cụm từ mô tả đặc điểm nổi bật của tuổi ấu thơ. - GV quy định trong thời gian quy định, đội nào tìm đúng và được nhiều đặc điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc. - GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét chung, tuyên dương đội thắng cuộc và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Sự phát triển tiếp theo sau tuổi ấu thơ là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Bài 24 –Các giai đoạn phát triển của con người – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động: Tìm hiểu về tuổi vị thành viên a. Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên, xác định tuổi dậy thì thuộc giai đoạn nào của tuổi vị thành niên, nêu được đặc điểm của nam và nữ ở tuổi dậy thì. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 và tổ chức cho HS quan sát các hình 6a, 6b SGK tr. 83, thảo luận nhóm cho biết: + Những đặc điểm nổi bật của tuổi thanh niên. + Tuổi dậy thì ở giai đoạn nào của tuổi vị thành niên. + Đặc điểm của nam và nữ ở tuổi dậy thì. - GV khuyến khích HS viết hoặc vẽ sơ đồ tư duy về những đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên theo sự sáng tạo của bản thân để phát huy năng lực của mỗi HS. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung.
- GV khen ngợi nhóm có sơ đồ chính xác, chi tiết và sáng tạo. - GV nhận xét và rút ra kết luận: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi. Tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên: nữ khoảng 10 đến 15 tuổi, nam khoảng từ 13 đến 17 tuổi. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Cùng thảo luận a. Mục tiêu: HS phân biệt được những đặc điểm của tuổi ấu thơ và tuổi vị thành niên, liên hệ với bản thân, biết chia sẻ những thay đổi của bản thân qua từng năm, từng giai đoạn. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS hỏi – đáp theo nhóm 4 về các câu hỏi sau: + Nói về những đặc điểm khác biệt giữa tuổi ấu thơ và tuổi vị thành niên. + Chia sẻ với bạn những thay đổi của em hiện nay so với tuổi ấu thơ về:
- GV khuyến khích HS viết, vẽ sơ đồ tư duy hoặc hoàn thành bảng như gợi ý dưới đây để phân biệt những đặc điểm khác biệt giữa tuổi ấu thơ và tuổi vị thành niên.
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chốt lại nội dung các câu trả lời cho HS.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu về tuổi trưởng thành và tuổi già. ………………. |
- HS chia đội và lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS chia sẻ trả lời câu hỏi: từ lúc mới sinh đến 9 tuổi, cơ thể non yếu, chiều cao và cân nặng tăng nhanh, thích khám phá, làm quen với bạn mới,...
- HS lắng nghe, ghi bài mới.
- HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận vẽ sơ đồ tư duy.
- HS trình bày: + Những đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên: là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, cơ thể có sự phát triển nhanh về thể chất và tinh thần thể hiện qua sự thay đổi của ngoại hình, suy nghĩ và hành động.... + Tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (nữ khoảng từ 10 đến 15 tuổi, nam khoảng từ 13 đến 17 tuổi). + Đặc điểm của nam và nữ ở tuổi dậy thì: Cơ thể phát triển vượt bậc về chiều cao và cân nặng; Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển nhanh và có thể thực hiện chức năng sinh sản; Có xu hướng tự lập, muốn khẳng định bản thân, hay cảm thấy lo lắng, dễ xúc động, bắt đầu có biểu lộ tình cảm với bạn khác giới,...
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe. - HS chuẩn bị cho tiết học sau. ………………… |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo