Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc
Giáo án Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc sách Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
BÀI 5: NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cô học.
Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Sự tích nỏ thần…), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; giới thiệu về nước Văn Lang, Âu Lạc.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện nhiệm vụ học tập và trình bày kết quả thể hiện sự sáng tạo.
Tự chủ và tự học: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về nước Văn Lang, Âu Lạc.
Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.
Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Tìm, tra cứu hoặc sưu tầm thông tin cơ bản về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc qua truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng học: Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Tự hào và biết ơn tổ tiên đã áo công dựng nước và giữ nước thời Văn Lang, Âu Lạc.
Trách nhiệm: Trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, truyền thống của tổ tiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.
Tranh ảnh nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Cánh diều.
Bảng con, giấy A4, bút viết,...
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Cánh diều.
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS: - Kết nối được kiến thức HS đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài. - Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt câu hỏi: Năm 1954, trong lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong:“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn Quân Tiên Phong tại Phú Thọ + Câu nói trên của Bác Hồ có ý nghĩa như thế nào? + Hãy chia sẻ hiểu biết của em về Nhà nước này. - GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: + Câu nói trên của Bác Hồ mang ý nghĩa: nhắc nhở đồng thời muốn thể hiện lòng biết ơn đối với các vua Hùng đã có công dựng nên Nhà nước Văn Lang. + Một số hiểu biết về Nhà nước Văn Lang:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ xa xưa, các vua Hùng đã dựng nước mở ra một thời kì mới cho dân tộc. Một trong những nhà nước đầu tiên của dân tộc ta là nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đến với bài: Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự ra đời của nước Văn lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bắng chứng khảo cổ học. b. Cách tiến hành - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm làm chung một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: +Nhóm 1 + 2: Đọc thông tin về sự ra đời của nước Văn Lang trong SHS tr.25 và quan sát hình ảnh để tìm hiểu truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và trình bày sự ra đời của nhà nước Văn Lang và hoàn thành Phiếu học tập 1. + Nhóm 3 + 4: Đọc thông tin về sự ra đời của nước Âu Lạc trong SHS tr.26 và quan sát hình ảnh để trình bày sự ra đời của nước Âu Lạc và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV mở rộng kiến thức, khai thác kênh hình cho HS: + Hình 1: Muôi bằng đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn cách ngày nay 2000 – 2500 năm. Muôi bằng đồng, có kích thức dài 18,5 cm, có hai phần: phần múc và phần cán. + Hình 2: Rìu đồng là công cụ lao động, có hình lưỡi hài, gót vuông, trang trí hoa văn phong phú như: hình người, hình động vật. + Hình 3: Mộ thuyền Việt Khê được tìm thấy ở xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) bên trong chứa hơn 100 hiện vật gồm nhiều công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí chiến đấu… của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. + Hình 4: Lưỡi cày đồng Cổ Loa là một trong công cụ lao động của cư dân Văn Lang – Âu Lạc khá phát triển. - GV mời đại diện 2 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- GV trình chiếu cho HS nhiều hình ảnh liên quan đến sự ra đời nước Văn Lang, Âu Lạc: - GV cho HS xem video: + Tổ chức nhà nước Văn Lang: https://www.youtube.com/watch?v=RwegzXi6_7Q + An Dương Vương lập nước Âu Lạc https://www.youtube.com/watch?v=_YxCQtcSbLY&t=4s - GV cung cấp thêm tư liệu cho HS về quá trình hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc: Vua Hùng đến nhiều vùng dọc sông Thao, sông Đà chọn đất đóng đô cho nước Văn Lang nhưng chưa tìm được nơi phù hợp. Một hôm. Vua tới một vùng đất trước mặt có ba con sống tụ hội, hai bên là núi Tản Viên – Tam Đảo chầu về, đồi núi gần xa. Giữa những quả đồi xanh tốt ấy có ngọn núi lớn hình voi mẹ nằm giữa đàn con. Phóng tầm mắt nhìn ra bốn phía thấy ba bề bãi rộng bồi đắp phù sa, bốn mặt cây xanh, hoa tươi cỏ ngọt, vua mừng rỡ, khen thế đất vững bền, thực là đất họp muôn dân. Vua quyết định đặt đô ở đó, gọi tên là thành Phòng Châu. (Theo Nguyễn Khắc Xương, Truyền thuyết Hùng Vương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2012) Hoạt động 2: Tìm hiểu đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HSsử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích nỏ thần…) mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc. b. Cách tiến hành
|
- HS lắng nghe dẫn dắt và quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS chia thành các nhóm và lắng nghe nhiệm vụ.
- HS quan sát Phiếu học tập số 1.
- HS quan sát hình ảnh và lắng nghe, tiếp thu.
- HS trình bày Phiếu học tập số 1. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS quan sát video
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Một số đề kiểm tra giữa kì I
Phí giáo án
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây