Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh diều Bài 3: Khuôn mặt vui vẻ

Giáo án Bài 3: Khuôn mặt vui vẻ sách Mĩ thuật 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: BẠN BÈ NĂM CHÂU 

BÀI 3: KHUÔN MẶT VUI VẺ

(2 tiết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ ra được chi tiết biểu cảm trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt người.

  • Sử dụng được chất liệu, hình thức thực hành khác nhau để sáng tạo sản phẩm có chi tiết, hình ảnh đối xứng tạo sự cân bằng ở sản phẩm và chia sẻ cảm nhận.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học,… thông qua: trao đổi, chia sẻ.

  • Biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm,… phù hợp với hình thức thực hành tạo sản phẩm.

  • Biết được biểu cảm trên gương mặt của con người. 

Năng lực riêng: 

  • Xác định vị trí, kích thước các bộ phận, chi tiết trên hình khuôn mặt tạo sự cân đối trên sản phẩm.

  • Phân biệt được đặc điểm riêng về hình dạng khuôn mặt và màu da, màu tóc,... của một số quốc gia, dân tộc trên thế giới.

  • Sáng tạo được một SPMT về đề tài khuôn mặt vui vẻ. 

  • Biết chia sẻ cảm nhận về chất liệu. Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm. 

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như: 

  • Chuẩn bị, sưu tầm vật liệu để thực hành sáng tạo sản phẩm.

  • Tìm hiểu vẻ đẹp và đặc điểm riêng của con người ở các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

  • Tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác, giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành.....

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • KHBD, SGV.

  • Một số tranh ảnh về đề tài khuôn mặt cảm xúc. 

  • Giấy vẽ, bút chì, bút màu, máy chiếu....

2. Đối với học sinh

  • SGK, VBT (nếu có).

  • Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ....

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”

- GV trình chiếu tranh và yêu cầu nêu tên cảm xúc trong mỗi tranh.

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, đánh giá và công bố đáp án:

+ Tranh 1: Bình thường.

+ Tranh 2: Vui 

+ Tranh 3: Buồn.

+ Tranh 4: Cáu giận.

+ Tranh 5: Sợ hãi. 

- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta có muôn vàn cảm xúc khi gặp một tình huống hoặc vấn đề nào đó trong cuộc sống. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 3: Khuôn mặt vui vẻ. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS 

- Nêu được đặc điểm của chi tiết biểu đạt cảm xúc vui vẻ trên khuôn mặt người và sự khác nhau về màu da, màu tóc ở một số hình chân dung nhân vật.

- Giới thiệu được hình thức, chất liệu có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV quan sát, nhận biết đặc điểm của chi tiết biểu đạt cảm xúc vui vẻ tạ trên khuôn mặt người. 

- GV yêu cầu HS quan sát các cặp hình 1, 2, 3, 4 (trang 14 SGK) thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Hình 1: Mỗi biểu tượng biểu đạt cảm xúc như thế nào? Chi tiết nào thể hiện cảm xúc đó và có đặc điểm về hình dạng như thế nào? 

+ Hình 2, 3, 4: Mỗi khuôn mặt có cảm xúc như thế nào? Màu da, màu tóc của mỗi nhân vật gợi cho em nghĩ đến quốc gia, châu lục nào trên thế giới?

+ Hình 1, 2, 3, 4: Trên mỗi hình, có chi tiết nào đối xứng tạo sự cân đối trên khuôn mặt?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt kiến thức:

+ Hình 1: Các biểu tượng lần lượt thể hiện cảm xúc vui,vô cảm, buồn. Các chi tiết về ánh mắt và hình miệng thể hiện cảm xúc:

  • Vui: mắt mở to, miệng cười.

  • Vô cảm: mắt hơi cau lại, khóe miệng hướng sang hai bên. 

  • Buồn: mắt trùng xuống, khóe miệng hướng xuống. 

+ Hình 2, 3, 4: Các khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui vẻ. 

  • Hình 2: tóc đen, da vàng – Việt Nam, châu Á.

  • Hình 3: tóc vàng, da trắng – Mĩ, Anh, châu Âu.

  • Hình 4: tóc xoăn, da ngăm – Angola, Châu phi. 

+ Hình 1, 2, 3, 4: Trên mỗi hình, có chi tiết mắt, môi, mũi đối xứng tạo sự cân đối trên khuôn mặt.

- GV đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, bổ sung cho HS. 

- GV có thể sưu tầm một số biểu cảm khuôn mặt

- GV tổ chức cho HS nghe ca khúc “Bài hát cảm xúc”

https://youtu.be/nd7mjDCLtlc 

- GV cho HS quan sát hai sản phẩm SGK tr.15 và trả lời câu hỏi:

+ Mỗi khuôn mặt biểu đạt cảm xúc như thế nào?

+ Các sản phẩm được tạo nên bằng hình thức thực hành và chất liệu nào? 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

+ Trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt thể hiện niềm vui. 

+ Hai sản phẩm được tạo nên từ hình thức khác nhau: vẽ, xé, dán và bằng các chất liệu khác nhau: giấy, bìa...

- GV kết luận: Có thể nhận ra cảm xúc vui, buồn trên khuôn mặt thông qua biểu cảm của mắt và miệng. 

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách thực hành tạo sản phẩm hình khuôn mặt vui vẻ có chi tiết đối xứng tạo cân đối cho sản phẩm.

- Tạo được sản phẩm khuôn mặt vui vẻ theo ý thích, có chi tiết đối xứng tạo cân đối cho hình khuôn mặt.

b. Cách tiến hành 

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV tổ chức HS quan sát, tìm hiểu cách tạo kho hình ảnh các bộ phận trên khuôn mặt (trang 15 SGK) và cho biết:

+ Tên những đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo sản phẩm.

+ Kho hình ảnh trên khuôn mặt gồm những bộ phận nào?

+ Em hãy nêu cách thực hành tạo kho hình ảnh các bộ phận trên khuôn mặt.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Đây là các bạn vùng cao đang lên nương nhặt củi, hái nông sản. 

+ Vật liệu: giấy thủ công, bút chì, kéo. . 

+ Kho hình ảnh trên khuôn mặt gồm: miệng, mắt, tai, mũi, lông mày. 

+ Cách thực hành tạo kho hình ảnh các bộ phận trên khuôn mặt:

  • Bước 1 vẽ khuôn mặt và bộ phận trên khuôn mặt lên giấy thủ công. 

  • Bước 2: cắt các bộ phận đã vẽ. 

  • Bước 3: sắp xếp và cố định các bộ phận lên khuôn mặt bằng keo dán. 

- GV tổ chức HS quan sát, tìm hiểu cách sắp xếp các bộ phận tạo hình khuôn mặt vui vẻ khác nhau (trang 16 SGK) và cho biết:

+ Hai sản phẩm có những chi tiết nào giống, khác nhau?

+ Trên mỗi sản phẩm, chi tiết/bộ phận nào sắp xếp đối xứng tạo cân đối trên khuôn mặt?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+  Hai sản phẩm có những chi tiết giống nhau: mắt, mũi, tai. 

+ Hai sản phẩm có những chi tiết khác nhau: miệng, tóc, màu da, áo, phụ kiện trang sức. 

+ Trên mỗi sản phẩm, chi tiết/bộ phận nào sắp xếp đối xứng tạo cân đối trên khuôn mặt: lông mày, mắt, tai, mũi, miệng.  

- GV có thể gợi mở HS: chọn kiểu khuôn mặt hình trái xoan hoặc vuông, tròn chữ điền,...; chọn màu sắc làm màu da, màu tóc có thể liên tưởng đến màu da, mài tóc của một số dân tộc, châu lục khác trên thế giới; thể hiện mức độ biểu đạt cản xúc vui vẻ nhiều hoặc ít,... để tạo sự đa dạng cho sản phẩm.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi. 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe chuẩn bị vào bài học mới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

- HS quan sát, lắng nghe. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

- HS thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lăng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay