Giáo án Toán 5 Cánh diều bài 3: Ôn tập về giải toán

Giáo án bài 3: Ôn tập về giải toán sách Toán 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Toán 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án toán 5 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Toán 5 Cánh diều bài 3: Ôn tập về giải toán

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức, kĩ năng: 

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố và hoàn thiện các kĩ năng: giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến bốn bước tính liên quan đến các phép tính về số tự nhiên; liên quan đến quan hệ phụ thuộc trực tiếp và đơn giản: bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của hai số; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học.

  • Năng lực mô hình hóa.

  • Năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm. 

  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án. 

  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5.

  • Máy tính, máy chiếu. 

  • Bảng phụ, phiếu học tập.

  • Hình vẽ trong SGK. 

b. Đối với học sinh

  • SHS.

  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành: 

- GV kiểm tra kiến thức HS qua bài tập sau:

Bài tập:Khối lớp 5 của trường Tiểu học Lê Lợi gồm 1 lớp có 27 học sinh và 6 lớp, mỗi lớp có 34 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp khối 5 của trường tiểu học Lê Lợi có bao nhiêu học sinh.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi (cùng bàn), thống nhất kết quả ghi vào vở.

- GV mời đại diện nhóm có kết quả nhanh nhất trình bày bài làm.

 

- GV nêu câu hỏi: “Bài toán trên thuộc dạng toán gì đã học ở lớp 4?”

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV cho HS hoàn thành bài tập 1 (trang 10 – SGK).

Bài tập 1: Kể tên một số dạng toán đã học liên quan đến phép tính với số tự nhiên.

 

 

 

 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Ở lớp 4, các em đã được học các dạng toán: tìm hai số khi biết tổng và hiệu; tìm số trung bình cộng của hai số; bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Hôm nay, cô trò mình sẽ cùng nhau ôn tập lại kiến thức và vận dụng để giải một số bài toán thực tế nhé! “Bài 3: Ôn tập về giải toán ”.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- HS hoàn thành các bài tập 2;3;4;5 trong SGK

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT2

a) Có 3 chiếc xe ben chở 21 tấn cát ra công trường, mỗi xe chở lượng cát như nhau. Hỏi 8 chiếc xe ben như thế thì chở được bao nhiêu tấn cát?

b) Cứ 12 m vải may được 4 bộ quần áo. Hỏi 36 m vải may được bao nhiêu bộ quần áo như thế?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (cùng bàn) trả lời câu hỏi sau:

a) Bài toán ở câu a thuộc dạng toán gì đã học?

+ Để biết được 8 chiếc xe ben chở được bao nhiêu tấn cát, ta cần tính gì trước?

b)

+ Bài toán ở câu b thuộc dạng toán gì đã học?

+ May 1 bộ quần áo hết bao nhiêu mét vải?

- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở.

- Sau khi làm xong, trao đổi kết quả với bạn cùng bàn.

- GV mời 1 – 2 HS có kết quả nhanh nhất trình bày đáp án.

- GV nhận xét, chữa bài và chốt đáp án.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT3

Cô Ly mua một chiếc bàn là và một chiếc quạt điện hết 1 500 000 đồng. Biết rằng giá tiền mua chiếc bàn là nhiều hơn giá tiền mua chiếc quạt là 380 000 đồng. Tính giá tiền mỗi loại đồ vật cô Ly đã mua.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (cùng bàn) trả lời câu hỏi sau:

+ Bài toán cho biết điều gì ?Bài toán yêu cầu gì?

+ Bài toán trên thuộc dạng toán gì đã học?

+ Để tính giá tiền mỗi loại, ta làm như thế nào?

 

- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở, trao đổi kết quả với bạn cùng bàn.

- GV mời 2 HS lên bảng trình bày.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT4

Theo thống kê ở mỗi địa điểm, tháng Một có 12 nắng, tháng Hai có số ngày nắng ít hơn tháng Một là 5 ngày, tháng Ba có số ngày nắng nhiều gấp 2 lần số ngày nắng của tháng Hai. Hỏi trung bình ba tháng đầu năm, mỗi tháng có bao nhiêu ngày nắng?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, thảo luận nhóm đôi (cùng bàn) để trả lời câu hỏi sau:

+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào đã học?

+ Nhắc lại công thức tính số trung bình cộng. 

- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở.

- Sau khi làm bài, HS đổi vở, chữa bài với bạn cùng bàn.

- GV mời 1 HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT 5

Ba người ba bạn cùng tổ chức một buổi liên hoan. Hà mua thịt về nướng hết 148 000 đồng. Huy mua nước uống và hoa quả hết 82 000 đồng. Yến mua rau, củ, bánh mì và gia vị hết 160 000 đồng.

a) Tính số tiền mỗi bạn cần đóng góp, biết rằng số tiền chi tiêu được chia đều cho mỗi người.

b) Tính số tiền mỗi người sẽ đóng thêm hoặc nhận lại.

- GV mời 1HS đúng dậy đọc đề bài.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi (cùng bàn) trả lời.

+ Số tiền mỗi bạn cần đóng góp có liên hệ đến bài toán trung bình cộng không?

+ Nếu số tiền chi tiêu nhiều hơn số tiền đóng góp, thì bạn đó được nhận lại hay đóng thêm?

- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở.

- Sau khi làm bài, HS đổi vở, chữa bài với bạn cùng bàn.

- GV mời 1 HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

 

 

 

 

 

 

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: 

- HS hoàn thành bài tập 6 trong SGK.

- HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT 6

Bác Ngọc đã rèn được 5 đoạn dây xích, mỗi đoạn có 3 mắt xích. Em hãy đoán xem bác Ngọc cần rèn thêm mấy mắt xích nữa để lần lượt nối các đoạn dây xích đó thành một dây xích mới.

- GV cho HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:

 

+ Bài toán cho biết điều gì? Bài toán yêu cầu gì?

 

 

 

+ Nếu nối các đoạn dây xích thành một dây xích, bác Ngọc phải làm thế nào?

 

+ Có bao nhiêu cách để nối các đoạn dây xích đó thành một dây xích? Cần bao nhiêu mắt xích để nối các đoạn dây xích đó?

- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở, trao đổi kết quả với bạn cùng bàn.

- GV mời 1HS lên bảng trình bày lời giải, cả lớp quan sát bài làm của bạn.

- GV nhận xét, chữa bài và chốt đáp án.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT trắc nghiệm 

Câu 1: Tổng của hai số là 16, biết số thứ nhất lớn hơn số thứ hai 2 đơn vị. Số thứ nhất bằng:

------------------------------------------------

-----------------Còn tiếp----------------

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

Bài giải

6 lớp có số học sinh là:

34 6 = 204 (học sinh)

Khối lớp 5 có số học sinh là:

27 + 204 = 231 (học sinh)

Trung bình mỗi lớp khối 5 có số học sinh là:

231 : 7 = 33 (học sinh)

Đáp số: 33 học sinh.

- HS trả lời: Bài toán trên là bài toán tìm số trung bình cộng.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

+ Bài toán tìm số trung bình cộng.

+ Bài toán liên quan đến rút đơn vị.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

+ Bài toán ở câu a và câu b là bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

a) 

Bài giải

1 chiếc xe ben chở được số tấn cát là:

21 : 3 = 7 (tấn)

8 chiếc xe ben chở được số tấn cát là:

8 7 = 56 (tấn)

Đáp số: 56 tấn cát

b) 

Bài giải

1 bộ quần áo may hết số  vải là:

12 : 4 = 3 (m)

36 m vải may được số bộ quần áo là:

36 : 3 = 12 (bộ)

Đáp số: 12 bộ quần áo

 

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

+ Bài toán cho biết: Giá tiền của bàn là và quạt là 1 500 000 đồng, trong đó giá tiền mua bàn là nhiều hơn quạt là 380 000 đồng

Yêu cầu: Tính giá tiền mỗi loại đồ vật.

+ Bài toán trên là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Bài giải

Cô Ly mua chiếc bàn là hết số tiền là:

(1 500 000 + 380 000) : 2 = 940 000 (đồng)

Cô Ly mua chiếc quạt điện hết số tiền là:

940 000 – 380 000 = 560 000 (đồng)

Đáp số: Bàn là: 940 000 đồng

             Quạt điện: 560 000 đồng.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

Bài toán trên là bài toán tìm số trung bình cộng.

+ Công thức tính số trung bình cộng

TBC = Tổng : số các số hạng.

Bài giải

Tháng Hai có số ngày nắng là:

12 – 5 = 7 (ngày)

Tháng Ba có số ngày nắng là:

7 2 =14 (ngày)

Cả ba tháng có số ngày nắng là:

12 + 7 + 14 = 33 (ngày)

Trung bình mỗi tháng có số ngày nắng là:

33 : 3 = 11 (ngày)

Đáp số : 11 ngày nắng.

 

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

Bài giải

a) 

Số tiền mỗi bạn cần đóng góp là:

(148 000 + 82 000 + 160 000) : 3 = 130 000 (đồng)

b) 

Số tiền Hà nhận lại là:

148 000 – 130 000 = 18 000 (đồng)

Số tiền Huy phải đóng thêm là:

130 000 – 82 000 = 48 000 (đồng)

Số tiền Yến nhận lại là:

160 000 – 130 000 = 30 000 (đồng)

Đáp số: a) 130 000 đồng

             b) Hà nhận lại 18 000 đông

                  Huy đóng thêm 48 000 đồng

                  Yến nhận lại 30 000 đồng.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

+ Bài toán cho biết: Bác Ngọc đã rèn được 5 đoạn dây xích, mỗi đoạn có 3 mắt xích

Yêu cầu: tính số mắt xích bác Ngọc cần rèn để nối các đoạn dây xích thành một dây xích.

Nếu nối các đoạn dây xích thành một dây xích, bác Ngọc phải rèn thêm các mắt xích để nối các đoạn dây xích lại với nhau.

 

+ Ta có thể nối các đoạn dây xích đó thành một dây xích thẳng, khi đó cần 4 mắt xích để nối 5 đoạn dây xích đó.

Ta có thể nối các đoạn dây xích đó thành một vòng xích, khi đó cần 5 mắt xích để nối 5 đoạn dây xích đó.

- HS chữa bài vào vở.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay