Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 4: Muối của rừng (Trích – Nguyễn Huy Thiệp)

Giáo án bài 4: Muối của rừng (Trích – Nguyễn Huy Thiệp) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 4: Muối của rừng (Trích – Nguyễn Huy Thiệp)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : MUỐI CỦA RỪNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Chỉ ra, phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản Muối của rừng.

  • Nhận biết và phân tích, đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn hiện đại qua văn bản Muối của rừng, liên hệ với các yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì Đền thiêng cửa bể.

  • Xác định được chủ đề, ý nghĩa của truyện Muối của rừng.

  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về văn bản Muối của rừng thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện ngắn.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Muối của rừng.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Muối của rừng.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Muối của rừng.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức trân trọng, bảo vệ thiên nhiên, có lối sống hòa hợp với thế giới tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

    1. Bố cục

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video ngắn và đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Qua video em có suy nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên? Tự nhiên có phải phụ thuộc tất cả vào con người không?

https://www.youtube.com/watch?v=YARYEaAnZQA&t=19s (hết cả 3’20s)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Tự nhiên và con người là một mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Tự nhiên cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào nhưng ngược lại con người cũng góp phần cải tạo tự nhiên. Mối quan hệ là hoàn toàn không thể tách rời.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tự nhiên là một chủ đề lớn được rất nhiều tác giả tập trung khai thác. Thế nhưng để viết hay, viết sâu sắc và mang đến một cái nhìn mới mẻ nhất không thể nào không kể đến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Muối của rừng để phát hiện một góc nhìn mới mẻ, một quan điểm chân chính về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Muối của rừng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Nguyễn Huy Thiệp và văn bản Muối của rừng.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến Nguyễn Huy Thiệp và văn bản Muối của rừng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS phân vai thực hiện chuyên mục “Chân dung cuộc sống”.

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp:

+ Thân thế, sự nghiệp.

+ Sự nghiệp văn chương.

+ Phong cách sáng tác.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nguyễn Huy Thiệp: (1950 – 2021)

- Quê quán: Quê gốc ở Thanh Trì, Hà Nội nhưng sinh ra tại Thái Nguyên.

- Ông được đánh giá là nhà văn có đóng góp lớn trong việc đổi mới nọi dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam.

b. Sự nghiệp văn chương

- Tính đến hiện tại ông để lại cho văn học Việt Nam hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết cùng nhiều tác phẩm phê bình văn học.

- Những tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi. Không có vua, Con gái thủy thần…

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản “Muối của rừng”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+Nhóm 1: Trình bày xuất xứ của văn bản Muối của rừng? 

+ Nhóm 2: Bố cục và nội dung từng phần của văn bản Muối của rừng?

+ Nhóm 3: Nhan đề gợi cho em suy nghĩ gì?

+ Nhóm 4: Tóm tắt đoạn trích Muối của rừng?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút.

- Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

2. Văn bản “Muối của rừng”

2.1. Đoạn trích Muối của rừng

+ Muối của rừng trích từ tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học, Hà Nội.

+ Thời điểm sáng tác Muối của rừng là vào năm 1986 khi mà mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cần được nhìn nhận lại.

- Có thể chia thành 6 phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “nặng nề”: Ông Diểu gặp đàn khỉ và bắn trúng con khỉ đực.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “buông mồi”: Ông Diểu chứng kiến khi cái quay lại dìu khỉ đực chạy đi.

+ Phần 3: Tiếp theo cho đến “từng đường nét”: Ông Diểu bị khỉ con cướp sung và chứng kiến những sự lạ.

+ Phần 4: Từ “có tiếng kêu” cho đến “an toàn”: Ông Diểu leo lên mỏm núi và cứu chữa con khỉ đực.

+ Phần 5: “Ông Diểu lần mò” đến “con khỉ đực nằm”: Ông Diểu ôm khỉ đực xuống núi rồi lại phóng sinh cho nó.

+ Phần 6: còn lại: Ông Diểu ra về và gặp hoa tử huyền.

  1. Nhan đề

Nhan đề: Muối của rừng.

+ Nhan đề gợi ra câu chuyện về thiên nhiên cũng giống như Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), hay Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)…

+ Nhan đề gợi ra những chuyện lạ vì bình thường ta vẫn nghe muối thì gắn với biển. Trong câu chuyện cũng có những chi tiết vô cùng lạ lùng liên quan đến hành trình trải nghiệm của nhân vật chính – ông Diểu.

+ Nhan đề có sự kết nối chặt chẽ với phần kết của câu chuyện: Ông Diểu phóng sinh cho con khỉ ra về gặp hoa tử huyền – “người ta vẫn gọi loài hoa này là muối của rừng”.

  • Đây được xem là sự lặp lại có chủ đích của tác giả về kết cấu mang tính thông điệp: Con người sẽ được yên bình, ấm no khi biết sống hòa với thiên nhiên.

    1. Tóm tắt

Câu chuyện kể về ông Diểu, sau Tết Nguyên đán đã mang theo khẩu súng của cậu con trai tặng vào rừng săn bắn và hạ gục được con khỉ bố trong một gia đình khỉ có ba thành viên. Khỉ mẹ đã dìu khỉ bố chạy trốn về phía núi khi nó bị thương nặng, còn khỉ con thì xuất hiện túm lấy khủng súng bỏ chạy cùng với bố mẹ và bị rơi xuống cực. Ông Diểu đã quyết định leo lên mỏm đá cao và bắt được khỉ bố bị thương, ông tiến hành băng bó vết thương rồi bố nó xuống chân núi. Nhưng ông không ngờ rằng trong lúc đó con khỉ cái vẫn theo chân ông không rời phút nào. Cảm động trước tình cảm của hai con khỉ vợ và khỉ chồng dành cho nhau ông đã quyết định phóng sinh con khỉ đực. Ông trần truồng trở về và gặp hoa tử huyền, loài hoa hiếm chỉ năm mươi năm mới nở một lần đây chứng tỏ là một điều lành. Và loài hoa này thường được gọi là Muối của rừng.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của truyện có yếu tố kì ảo trên các phương diện như:

+ Xác định được điểm nhìn và ngôi kể trong truyện ngắn.

+ Phân tích trải nghiệm, tâm trạng và nhận thức của ông Diểu.

+ Vai trò của yếu tố kì ảo trong Muối của rừng.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Muối của rừng.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Muối của rừng.

  3. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:Ngôi kể và điểm nhìn trong Muối của rừng 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi sau đây.

+ Truyện được kể từ điểm nhìn nào? 

+ Phân tích mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Khám phá văn bản

  1. Ngôi kể và điểm nhìn trong Muối của rừng 

  2. Ngôi kể và điểm nhìn

  • Ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ ba.

  • Điểm nhìn: Điểm nhìn có sự dịch chuyển khi thì của ông Diểu (“hành động ấy thật là đê tiện”) khi thì là của con khỉ cái (“Nó sẽ cuồng nhiệt hi sinh bởi lòng cao thượng của nó sẽ được thiên nhiên tính điểm. Ông đã lộ mặt là tên ám sát!”); và khi thì ở điểm nhìn của người kể chuyện (“Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn….)

  • Sự dịch chuyển điểm nhìn khiến vấn đề được sáng tỏ nhiều góc, nhiều chiều, kết hợp thể hiện cái nhìn sắc lạnh về hiện thực, tạo tính đối thoại, thể hiện được sự phồn tạo bí ẩn của đời sống.

  1. Mối quan hệ giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật

  • Có thể thấy điểm nhìn có sự song hành và luân chuyển cho nhau trong suốt đoạn trích. 

  • Vai trò:

+ Giúp cho câu chuyện trở nên khách quan hơn.

+ Đi sâu khai thác thế giới nội tâm cùng suy nghĩ, nhận thức của nhân vật về thế giới tự nhiên từ đó có thể dễ dàng trogn việc hiểu và lí giải hành động cua nhân vật. Đồng thời nhận ra quá trình thay đổi nhận thức của Ông Diểu về thế giới tự nhi

Nhiệm vụ 2: Phân tích trải nghiệm, tâm trạng và nhận thức của ông Diểu khi đi săn 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản thông qua 3 trạm dừng chân:

+ Trạm 1: Ông Diểu đã có những ý nghĩ gì khi chứng kiến đời sống của đàn khỉ trong khu rừng mùa xuân? Bạn có đồng tình với những ý nghĩ đó hay không? Vì sao?

+ Trạm 2: Từ lúc đến Hõm Chết, những sự việc kì lạ đã làm cho ông Diểu thay đổi cảm xúc và suy nghĩ như thế nào?

+ Trạm 3: Em có nhận xét gì về diện mạo cũng như tình thế của ông Diểu ở đầu truyện và cuối truyện?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

Hành trình theo các trạm dừng chân.

- GV theo dõi và điều hành hỗ trợ HS khi cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

  1. Phân tích trải nghiệm, tâm trạng và nhận thức của ông Diểu khi đi săn 

  2. Khi chứng kiến đờu sống của đàn khỉ

+ Ông Diểu đã có những ý nghĩ và nhận xét về con khỉ đầu đàn (“gớm lắm đấy”, “tự tin đến thô bạo”, con khỉ đực “cái thằng bố ô trọc ấy”, “đồ phong tình phóng đãng”, “tên bạo chúa khốn nạn”… về con khỉ cái (“giống cái bao giờ cũng dễ phân tâm”, “với giống cái thì thân thể mình là quan trọng nhất”).

  • Thể hiện tính chủ quan, cực đoan cũng như định kiến.

  1. Khi đến Hõm Chết

+ Ông chứng kiến những sự việc kì lạ:

  • Cảnh tượng ở Hõm Chết (“sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí”)

  • Khỉ con màu trắng (“cô hồn của những bà cô ông mãnh thường biến thành hình khỉ trắng”).

  • Chỗ con khỉ đực bị thương (“nằm trên “ngọn đá phẳng lì và khá chông chênh”, “cảm tưởng như bất cứ lúc nào tảng đá cũng có thể lăn nhào”).

  • Tiếng kêu của khỉ đực (“tựa như Thần Chết bực mình”, “lắp bắp nghe như tiếng của trẻ con”.)

  • Núi lở bất ngờ (“đoạn đường mà ông leo lên lúc nãy loáng cái chỉ còn một vết chém thẳng phẳng lì”)

  • Chỗ ông Diểu để quần áo (“đùn lên một đống mối to gần bằng cây rạ”)

  • Khỉ cái đeo bám “lẽo đẽo đằng sau”, “lẵng nhẵng bám theo”….

+ Cảm xúc và suy nghĩ của ông Diểu: “kinh hoàng”, “hay là ma?”, “bàng hoàng”, “không ngờ”, “rùng mình”, “kinh hãi”; “giật thót”, “thấy buồn tê tái”… Diễn biến tâm trạng của ông Diểu phức tạp từ kinh ngạc – sợ hãi – buồn bã khi nhận thấy thiên nhiên bị hủy hoại, khi bị thiên nhiên cảnh báo và trừng phạt, khi nhận thấy bản tính và phẩm tính của loài vật.

  • Những sự việc kì lạ trên hành trình đi săn khỉ đã làm cho ông Diểu thay đổi nhận thức và liên tục hành động “lạ lùng”.

  1. Tình thế và diện mạo của ông Diểu ở đầu và cuối truyện

  • Diện mạo cũng như tình thế của ông Diểu đã có sự thay đổi từ đầu cho đến cuối truyện cụ thể:

+ Lúc đầu: Ông Diểu đi săn – trang phục đầy đủ, mang theo súng săn, lương thực với một tinh thần chủ động, tự tin và tâm thế kẻ cả, định kiến => Có thể thấy đây là hình ảnh của một con người cao ngạo làm chủ tự nhiên, khai thác, hủy hoại tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

+ Cuối truyện: Sau khi bắn khỉ đực và cứu chữ rồi phóng sinh nó trải qua nhiều cung bậc cũng như cảm xúc và nhận thức ông Diểu “trần truồng” ra về. Thiên nhiên đã tước đoạt của ông quần áo, thức ăn cũng như vũ khí nhưng lại trả lại cho ông trạng thái tự nhiên hòa hợp với đất trời. => Con người trở về đúng bản ngã của mình nhỏ bé, khiêm nhường trước thiên nhiên. 

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 7 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Và được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ giáo án cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 450k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

.......................

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay