Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại

Giáo án Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại sách Hoá học 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 

VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim). 

  • Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.

  • Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa – khử phổ biến của ion kim loại/kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn của các cặp H2O/OH- + ½ H2; 2H+/H2) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng và đặc; nước; dung dịch muối.

  • Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các phương trình hóa học.

  • Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H2SO4), muối.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

    • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

    • Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức hoá học:

  • Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim). 

  • Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.

  • Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa – khử phổ biến của ion kim loại/kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn của các cặp H2O/OH- + ½ H2; 2H+/H2) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng và đặc; nước; dung dịch muối.

  • Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các phương trình hóa học.

  • Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H2SO4), muối.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh liên quan đến bài học.

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

  • Hóa chất: Magnesium, nhôm, kẽm, đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch H2SO4 10%, dung dịch CuSO4 1M.

  • Dụng cụ: Đèn cồn, giá ống nghiệm, đĩa thủy tinh, kẹp gỗ, bật lửa.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn, thế điện cực chuẩn, điện phân,…) để chuẩn bị cho bài học mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, từ đó tìm được từ khóa liên quan đến bài học. 

c. Sản phẩm: HS tìm được từ khóa liên quan đến bài học.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ô chữ, yêu cầu: Em hãy trả lời các câu hỏi sau để tìm được từ thích hợp điền vào các hàng ngang tương ứng, từ đó xác định được từ khóa.

BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

Câu 1: Các thiết bị như bếp điện, tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh, nồi cơm điện, máy sấy tóc,… được gọi chung là gì?

Câu 2: Thiết bị nào được dùng để đo cường độ dòng điện?

Câu 3: Kim loại nào thường được dùng để sản xuất dây dẫn, công tắc, cầu dao điện?

Câu 4: Trong bóng đèn sợi đốt, bộ phận nào được làm bằng sợi wolfram (tungsten)?

Câu 5: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố loại nào chiếm đa số?

Câu 6: Loại hạt nào mang điện tích âm nhỏ nhất, được chọn làm điện tích đơn vị?

Câu 7: Năng lượng của dòng điện được gọi là gì? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, tham gia trò chơi và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đồ điện.

Câu 2: Ampe kế.

Câu 3: Đồng.

Câu 4: Dây tóc.

Câu 5: Kim loại.

Câu 6: Electron.

Câu 7: Điện năng.

Từ khóa: DAN DIEN (dẫn điện). 

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. 

- GV cung cấp thêm thông tin về từ khóa: Dẫn điện là tính chất vật lí điển hình của kim loại, được ứng dụng để sản xuất đồ điện gia dụng, dây dẫn điện, thiết bị điện,….

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài dẫn điện, kim loại còn có các tính chất vật lí chung nào khác? Tính chất hóa học của kim loại là gì? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 19 –  Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tính chất vật lí

a. Mục tiêu: HS nêu được các tính chất vật lí chung của kim loại.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 89 – 91 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tính chất vật lí chung của kim loại.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, hoàn thành yêu cầu:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tính dẻo của kim loại (tính dẻo là gì, nguyên nhân gây ra tính dẻo của kim loại, vai trò của tính dẻo,…).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tính dẫn điện của kim loại (nguyên nhân khiến kim loại dẫn điện, các kim loại dẫn điện tốt và ứng dụng của chúng,…).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của kim loại (nguyên nhân gây ra tính dẫn nhiệt, ứng dụng,…).

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tính ánh kim của kim loại (nguyên nhân kim loại có ánh kim, tại sao một số kim loại không thấy ánh kim,…).

+ Nhóm 5: Tìm hiểu về khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại (cho biết kim loại nào nhẹ/nặng nhất; tiêu chí xác định kim loại nhẹ, kim loại nặng;…).

- GV tổ chức cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin nhóm mình tìm hiểu và các thông tin nhóm bạn cung cấp, hoàn thành phiếu bài tập sau:

Họ và tên:………………………...

Lớp:………………………………

TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI

Câu 1: Vì sao kim loại có tính dẻo?

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

Câu 2: 

a) Hãy nêu sự khác biệt giữa liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị.

b) Vì sao kim loại có tính dẫn điện, trong khi hầu hết các phi kim không dẫn điện?

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

Câu 3: Vì sao kim loại có tính dẫn nhiệt tốt? Hãy nêu một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính dẫn nhiệt của chúng.

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

Câu 4: Vì sao kim loại có ánh kim? Hãy nêu một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính ánh kim của chúng.

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

Câu 5: Hãy tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao và kim loại có độ cứng lớn.

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). 

* Trả lời Phiếu bài tập:

Họ và tên:………………………...

Lớp:………………………………

TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI

Câu 1: Vì sao kim loại có tính dẻo?

Do các electron tự do trong "biển electron" chuyển động liên kết các ion dương kim loại nên khi kim loại chịu lực tác dụng thì các ion dương kim loại trong mạng lưới tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhau.

Câu 2: 

a) Hãy nêu sự khác biệt giữa liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị.

b) Vì sao kim loại có tính dẫn điện, trong khi hầu hết các phi kim không dẫn điện?

a) Trong liên kết kim loại, các electron (thường là các electron hóa trị của kim loại) di chuyển tự do trong "biển electron", còn các electron trong liên kết cộng hóa trị nằm ở giữa các nguyên tử liên kết mà không di chuyển tự do.

b) 

+ Khi một hiệu điện thế được đặt vào thành kim loại, các electron trong "biển electron" tự do sẽ di chuyển từ phía cực âm về phía cực dương. Hệ quả là thanh kim loại trở thành vật dẫn điện.

+ Hầu hết các đơn chất phi kim chỉ có liên kết cộng hóa trị, trong đó các electron hóa trị không di chuyển tự do được, nên hầu hết các phi kim không dẫn điện. Carbon than chì là một ngoại lệ, dẫn được điện do có electron tự do di chuyển trong toàn bộ mặt phẳng của một lớp than chì.

Câu 3: Vì sao kim loại có tính dẫn nhiệt tốt? Hãy nêu một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính dẫn nhiệt của chúng.

+ Khi đốt nóng một đầu của thanh kim loại thì động năng của các electron tự do trong vùng đó tăng lên. Các electron này truyền động năng của chúng cho các ion dương ở các nút mạng và các electron khác trong toàn thanh kim loại thông qua va chạm, làm cho nhiệt được lan truyền trong toàn bộ thanh kim loại. 

+ Do có tính dẫn nhiệt tốt, các kim loại hoặc hợp kim được sử dụng làm các dụng cụ đun nấu như xoong, nồi, chảo,…

Câu 4: Vì sao kim loại có ánh kim? Hãy nêu một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính ánh kim của chúng.

 

……………………..

I. Tính chất vật lí

1. Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi.

- Nguyên nhân gây ra tính dẻo: Khi kim loại chịu lực tác động, ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhau (do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại chuyển động, liên kết các ion dương kim loại lại với nhau).

BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

- Một số kim loại có tính dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu, Sn,…

- Ứng dụng: có thể uốn cong, ép khuôn kim loại thành nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

2. Tính dẫn điện

- Tất cả kim loại đều có tính dẫn điện.

- Nguyên nhân: Khi áp hiệu điện thế vào thanh kim loại, các electron tự do trong mạng tinh thể di chuyển từ cực âm về cực dương.

BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

- Một số kim loại dẫn điện tốt: Ag, Cu, Au, Al,…

- Al và Cu thường được dùng làm dây dẫn điện.

3. Tính dẫn nhiệt

- Nguyên nhân: Khi đốt nóng một đầu của thanh kim loại, động năng của các electron tự do trong vùng đó tăng lên. Các electron này truyền động năng của chúng cho các ion dương ở các nút mạng và các electron khác trong toàn thanh kim loại thông qua va chạm, làm cho nhiệt được lan truyền trong toàn bộ thanh kim loại.

- Kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.

- Ứng dụng: Làm dụng cụ đun nấu.

BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

4. Tính ánh kim

- Nguyên nhân: Electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được.

BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

- Nhìn một số kim loại không thấy ánh kim vì chúng thường bị bao phủ một lớp oxide.

5. Một số tính chất vật lí khác của kim loại

a) Khối lượng riêng

- Kim loại nhẹ nhất: Lithium.

- Kim loại nặng nhất: Osmium.

- Kim loại nhẹ: D < 5 g/cm3.

- Kim loại nặng: D BÀI 19. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI 5 g/cm3.

b) Nhiệt độ nóng chảy

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao: Tungsten (vonfram, W).

- Kim loại ở trạng thái lỏng (điều kiện thường): Thủy ngân.

c) Tính cứng

- Kim loại cứng nhất: Chromium.

- Các kim loại mềm nhất: Kim loại kiềm.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOÁ HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. ESTER – LIPID

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 1: Ester - Lipid
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 3: Ôn tập chương 1

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 4: Giới thiệu về carbohydrate. Glucose và fructose
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 5: Saccharose và maltose
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 6: Tinh bột và cellulose
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 7: Ôn tập chương 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 8: Amine
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 9: Amino acid và peptide
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 10: Protein và enzyme
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 11: Ôn tập chương 3

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. POLYMER

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 12: Đại cương về polymer
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 13: Vật liệu polymer
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 14: Ôn tập chương 4

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 16: Điện phân
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 17: Ôn tập chương 5

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 18: Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 21: Hợp kim
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 23: Ôn tập chương 6

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 24: Nguyên tố nhóm IA
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 26: Ôn tập chương 7

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8. SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 28: Sơ lược về phức chất
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất
Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 30: Ôn tập chương 8

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOÁ HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. ESTER – LIPID

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 1: Ester - Lipid
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 3: Ôn tập chương 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 4: Giới thiệu về carbohydrate. Glucose và fructose
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 5: Saccharose và maltose
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 6: Tinh bột và cellulose
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 7: Ôn tập chương 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 8: Amine
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 9: Amino acid và peptide
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 10: Protein và enzyme
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 11: Ôn tập chương 3

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. POLYMER

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 12: Đại cương về polymer
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 13: Vật liệu polymer
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 13: Vật liệu polymer (P2)
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 14: Ôn tập chương 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 16: Điện phân
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 17: Ôn tập chương 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 18: Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 21: Hợp kim
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 23: Ôn tập chương 6

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 24: Nguyên tố nhóm IA
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 26: Ôn tập chương 7

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 8. SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 28: Sơ lược về phức chất
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất
Giáo án điện tử Hoá học 12 kết nối Bài 30: Ôn tập chương 8

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC HỮU CƠ

Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 1: Đại cương về cơ chế phản ứng
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 2: Cơ chế phản ứng thế
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 3: Cơ chế phản ứng cộng

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÔ CƠ

Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 4: Tái chế kim loại
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 5: Công nghiệp silicate
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 6: Xử lí nước sinh hoạt

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT

Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 7: Một số vấn đề cơ bản về phức chất
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 9: Vai trò và ứng dụng của phức chất

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC HỮU CƠ

Giáo án điện tử chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 1: Đại cương về cơ chế phản ứng
Giáo án điện tử chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 2: Cơ chế phản ứng thế
Giáo án điện tử chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 3: Cơ chế phản ứng cộng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÔ CƠ

Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 4: Tái chế kim loại
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 5: Công nghiệp silicate
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 6: Xử lí nước sinh hoạt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT

Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 7: Một số vấn đề cơ bản về phức chất
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 9: Vai trò và ứng dụng của phức chất

Chat hỗ trợ
Chat ngay