Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam

Giáo án bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG VIII: CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN

BÀI 19: CÔNG NGHỆ NUÔI 

MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được quy trình nuôi, chăm sóc, thu hoạch một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về quy trình nuôi, chăm sóc, thu hoạch một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam nói chung và ở địa phương nói riêng.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
  • Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Hình ảnh, video liên quan đến kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến như cá rô phi, tôm thẻ chân trắng và nuôi ngao Bến Tre.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về kĩ thuật nuôi thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp tăng sản lượng thủy sản.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi gợi nhớ kiến thức: Kể tên một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 19.1.

CHƯƠNG VIII: CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi: Cần làm gì để tăng sản lượng các loài thủy sản này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:

+ Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam: tôm hùm, ngao, cá lăng, cá tra, cua biển, tôm,….

+ Giải pháp tăng lượng thủy sản là nuôi thủy sản.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nuôi thủy sản đang là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy, công nghệ nuôi thủy sản phổ biến ở nước ta là gì? Công nghệ này được thực hiện như thế nào? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nuôi cá rô phi trong lồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS học được kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng

b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục I SGK tr.94 - 97, hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quy trình kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng (chuẩn bị lồng nuôi, chuẩn bị cá giống và thả giống, chăm sóc cá nuôi, thu hoạch cá).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ hơn nội dung bài học.

Video: Nuôi thuỷ sản bằng mô hình VietGAP, thu 700 triệu đồng/năm.

https://www.youtube.com/watch?v=JYNkxH7cQio

(0:00 - 3:12)

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, nghiên cứu mục I trong SGK, kết hợp xem video, quan sát hình ảnh và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu việc chuẩn bị lồng nuôi.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu việc lựa chọn và thả giống

+ Nhóm 3: Tìm hiểu việc quản lí và chăm sóc.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu việc thu hoạch.

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu mục I, xem video để trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

I. Nuôi cá rô phi trong lồng

(Đính kèm Phiếu học tập số 1 bên dưới phần Nhiệm vụ)

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu quy trình kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng

Quy trình

Cách thực hiện

1. Chuẩn bị lồng

(Đính kèm Bảng 19.1 bên dưới)

Vị trí

- Lồng đặt ở nơi đã quy hoạch trên sông, hồ chứa, hồ thuỷ điện, nơi nước sạch, lưu thông; tránh xa khu vực tàu thuyền neo đậu, qua lại.

- Lồng nuôi trên sông: đặt nơi thoáng gió, mặt nước rộng, nước lưu thông vừa phải, tốc độ dòng chảy ổn định (0,2–0,3 m/s), các cụm lồng cách nhau 50–100 m.

- Lồng nuôi trên hồ chứa: đặt lồng nơi thoáng gió, cách bờ 15 m, mỗi cụm lồng nhỏ hơn 30 ô lồng, khoảng cách các cụm lồng là 150–100 m.

Nguyên liệu

Lồng lưới, khung thép không rỉ; thùng phi nhựa.

 

Cấu tạo

- Lồng lưới 2 lớp, bề mặt thêm lưới lửng sâu 80 cm (50 cm phía trên mặt nước và 30 cm chìm dưới nước để chắn thức ǎn).

- Kích thước lồng: 6 m x 6 m x 3 m (108 m) hoặc 9 m x6 mx 3 m (162 m3).

- Mỗi ô lồng được nâng đỡ từ 8 đến 12 phao (bằng thùng phi nhựa 200 L)

- Mỗi cụm lồng có nhà ăn, nghỉ cho công nhân; kho chứa thức ăn, thuốc phòng và trị bệnh cho cá;...

2. Lựa chọn và thả giống

(Đính kèm Bảng 19.2 bên dưới)

Chọn giống

- Chọn cá khoẻ, đồng đều, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn.

- Không mang mầm bệnh. 

Thả giống

- Thả vào tháng 3 hoặc tháng 4; vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Trước khi thả, tắm cá trong dung dịch nước muối loãng 2% khoảng 5 đến 10 phút; thả từ từ cho cá quen với môi trường mới.

- Mật độ tuỳ thuộc kích cỡ cá giống và nơi đặt lồng.

3. Quản lí và chăm sóc

(Đính kèm Hình 19.2 bên dưới)

Thức ăn và cho cá ăn

- Thức ăn:

+ Khi mới thả: dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm từ 30 đến 35%, kích cỡ từ 1 mm đến 2 mm.

+ Khi cá lớn: dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm từ 30 đến 35%, kích cỡ từ 3 mm đến 4 mm.

- Cho ăn ngày 2 lần (khoảng 8 đến 9 giờ và 15 đến 16 giờ);

+ Trong 2 tháng đầu: lượng thức ăn hàng ngày chiếm 5 đến 7% khối lượng cá nuôi.

+ Các tháng sau: lượng thức ăn khoảng 3 đến 5%

+ Những ngày thời tiết xấu: lượng thức ăn cho ăn giảm.

Quản lí lồng nuôi

- Hằng ngày quan sát và khắc phục ngay các sự cố khi phát sinh.

- Dùng máy phun xịt rửa lồng lưới định kì: 1 tuần/lần (mùa hè), 2 tuần/lần (mùa đông).

Quản lí sức khoẻ cá nuôi lồng

- Quản lí sức khoẻ cá, quản lí môi trường nuôi, sát trùng nước định kì.

- Khi nguồn nước không đảm bảo:

+ Treo túi vôi hoặc thuốc sát trùng chậm tan để sát trùng nguồn nước.

+ Bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, thuốc tăng cường miễn dịch, men tiêu hoá vào thức ăn cho cá.

+ Định kì cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc diệt kí sinh trùng. 

- Khi có dịch bệnh:

+ Vớt cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi, kiểm tra lâm sàng, xin tư vấn của nhà chuyên môn.

+ Tiến hành sát trùng lưới, dụng cụ, nguồn nước nuôi.

+ Điều trị bằng các loại thuốc được phép theo

quy định,...

4. Thu hoạch

- Sau 6 đến 8 tháng nuôi cá đạt kích cỡ thương phẩm (>1,0 kg/con) thì thu hoạch.

- Dừng cho cá ăn trước khi thu hoạch 1 đến 2 ngày.

- Đánh bắt cá nhẹ nhàng, cẩn thận.

- Chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống; vận chuyển cá đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, mát, đủ oxygen.

- Không thu hoạch cá thương phẩm khi dừng sử dụng thuốc điều trị chưa hết thời gian quy định.

    

 

Bảng 19.1. Yêu cầu chất lượng nước nơi đặt lồng

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

mg/L

6,5 - 8,5

2

Oxygen hoà tan (DO)

mg/L

≥ 4

3

Amoni (NH+4, NH3)

mg/L

<1

4

NO-2

mg/L

0,02

5

H2S

mg/L

0

6

Độ trong

cm

≥ 30

7

Độ kiềm

mg CaCO3/L

60 - 180

 

Bảng 19.2. Kích cỡ và mật độ thả cá rô phi trong lồng trên sông, hồ

STT

Loài cá

Kích cỡ cá thả

(cm/con)

Khối lượng cá thả

(g/con)

Mật độ thả

(con/cm3)

1

Cá rô phi đỏ (cá diêu hồng)

6 - 8

5 - 10

 40 - 50

8 - 10

15 - 20 

30 - 40

2

Cá rô phi vằn

6 - 8

5 - 10

 40 - 50

8 - 10

15 - 20 

30 - 40

 

CHƯƠNG VIII: CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN

Hình 19.2. Thức ăn nuôi cá rô phi

Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao (chuẩn bị ao, nuôi dưỡng, chăm sóc, thu hoạch).

b. Nội dung: HS nghiên cứu mục II trong SGK tr.97 - 99 để hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao (chuẩn bị ao, nuôi dưỡng, chăm sóc, thu hoạch).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ hơn nội dung bài học.

Video: Mật độ “vàng” để nuôi tôm thẻ chân trắng.

https://www.youtube.com/watch?v=JYNkxH7cQio

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, nghiên cứu mục II trong SGK, kết hợp xem video, quan sát hình ảnh và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu hệ thống ao nuôi.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu việc lựa chọn và thả giống

+ Nhóm 3: Tìm hiểu việc quản lí và chăm sóc.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu việc thu hoạch.

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn thông qua trả lời câu hỏi mục Kết nối: Tìm hiểu kĩ thuật nuôi tôm sú hoặc tôm càng xanh và so sánh với kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. 

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu mục II, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời.

* Trả lời câu hỏi mục Kết nối: 

Đặc điểm

Kĩ thuật

Ao nuôiAo nuôi tôm sú cần được xử lý kỹ trước khi thả giống, đảm bảo độ mặn phù hợp (15-25‰).
GiốngChọn giống tôm sú khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.
Thức ănCho tôm sú ăn thức ăn công nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Quản lí môi trườngThường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng nước, điều chỉnh độ mặn, pH, oxy,... phù hợp với nhu cầu của tôm.
Phòng ngừa dịch bệnhThực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho tôm sú, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết.

+ So sánh kĩ thuật nuôi tôm sú với kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng:

So sánh

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Ưu điểm

+ Giá trị kinh tế cao hơn tôm thẻ chân trắng.

+ Ít dịch bệnh hơn.

+ Thịt ngon, dai, được thị trường ưa chuộng.

+ Tốc độ phát triển nhanh hơn tôm sú.

+ Khả năng chịu mặn và lạnh cao hơn.

+ Kỹ thuật nuôi đơn giản hơn.

Nhược điểm

+ Tốc độ phát triển chậm hơn tôm thẻ chân trắng.

+ Khả năng chịu mặn và lạnh thấp hơn.

+ Kỹ thuật nuôi phức tạp hơn.

+ Giá trị kinh tế thấp hơn tôm sú.

+ Dễ mắc dịch bệnh hơn.

+ Thịt mềm, bở hơn.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao

1. Hệ thống ao nuôi 

- Lựa chọn và chuẩn bị ao nuôi: + Gồm 3 ao, diện tích mỗi ao từ 1.000 m2 đến 2 000 m2. 

+ Ao có thể là ao đất hoặc ao được làm nổi trên mặt đất (ao giai đoạn 1 và 2), được lót bằng bạt HDPE. 

+ Ao có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật được bo tròn các góc, cống thoát nằm ở giữa trung tâm ao. 

+ Ao được lắp đặt hệ thống sục khí (ao giai đoạn 1) hoặc lắp đặt cả hệ thống sục khí và quạt nước với (ao giai đoạn 2 và 3). Ao nuôi giai đoạn 1 và 2 nên có mái che vào mùa nóng.

- Vệ sinh ao nuôi: 

+ Đối với ao đất, cần tiến hành cải tạo ao theo đúng quy trình.

+ Đối với ao lót bạt (Hình 19.5), cần xịt rửa, khử trùng bạt trước khi nuôi.

CHƯƠNG VIII: CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN

- Lấy nước vào ao: Nước trước khi đưa vào ao phải được lọc và khử trùng theo đúng quy trình.

2. Lựa chọn và thả giống

- Lựa chọn giống:

+ Tôm giống khoẻ mạnh, chiều dài cơ thể từ 9 mm đến 11 mm (giai đoạn Postlarvae), đạt yêu cầu chất lượng và được sản xuất từ trại giống có đủ điều kiện theo quy định. 

+ Tôm cần được thuần hoá độ mặn và pH tương đương với điều kiện của ao ương giai đoạn một. 

- Thả giống;

+ Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý cân bằng nhiệt độ giữa môi trường nước cũ và nước ao mới trước khi tiến hành thả để tránh tôm bị sốc nhiệt (Hình 19.6). 

CHƯƠNG VIII: CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN

+ Mật độ thả từ 500 đến 1000 con/m2 đối với giai đoạn 1; 250 đến 500 con/m2 ở giai đoạn 2; 100 đến 150 con/m2 ở giai đoạn 3.

3. Quản lí và chăm sóc 

a) Thức ăn và cho ăn

- Thức ăn:

+ Thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao;

+ Khối lượng thức ăn và kích cỡ phù hợp với ngày tuổi.

- Cho ăn: 

+ Cho ăn từ 4 đến 6 lần/ngày tuỳ vào giai đoạn phát triển của tôm.

+ Thường xuyên sử dụng sàng ăn (Hình 19.7) kiểm tra lượng thức ăn thừa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

………………..

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt(nâng cấp) nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí nâng cấp:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1-5

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1-5

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay