Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 24: Khái quát về vi điều khiển
Giáo án bài 24: Khái quát về vi điều khiển sách Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG IX: VI ĐIỀU KHIỂN
BÀI 24: KHÁI QUÁT VỀ VI ĐIỀU KHIỂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Khái niệm, phân loại và ứng dụng của vi điều khiển.
Sơ đồ chức năng của vi điều khiển.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu khái quát về vi điều khiển.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình học tập.
Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức khác về vi điều khiển.
Năng lực công nghệ:
Trình bày được khái niệm vi điều khiển.
So sánh được vi điều khiển với IC thông thường và máy tính truyền thông.
Trình bày được ứng dụng của vi điều khiển.
Phân loại được vi điều khiển.
Kể tên được các khối chức năng cơ bản của vi điều khiển và vẽ được sơ đồ chức năng của vi điều khiển.
Mô tả được vai trò của các khối có trong sơ đồ chức năng của vi điều khiển.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy tính, máy chiếu.
SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS huy động khả năng quan sát, vốn hiểu biết, kinh nghiệm thực tế của HS về vi điều khiển; tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, tạo tâm thế cho HS vào bài học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Bên trong khóa cửa thông minh (Hình 24.1) có một vi điều khiển. Theo em, vi điều khiển đóng vai trò gì trong khóa thông minh này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
Vi điều khiển được coi là một máy tính thu nhỏ trong một mạch tích hợp và có chức năng tính toán và điều khiển cho mục đích đóng mở khóa cửa.
- Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Trong thời kì Công nghệ 4.0, việc sử dụng các thiết bị thông minh trong gia đình ngày càng được phổ biến với nhiều tiện ích để nâng cao cuộc sống của con người. Hơn nữa, rất nhiều thiết bị sử dụng được là nhờ có vi điều khiển. Vậy để tìm hiểu vi điều khiển, chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay – Bài 24: Khái quát về vi điều khiển.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vi điều khiển
a. Mục tiêu:
- HS biết được khái niệm về vi điều khiển.
- HS nêu được vị trí, vai trò của vi điều khiển trong các ứng dụng thực tế.
- HS nêu được một số phương pháp dùng để phân loại vi điều khiển.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên để tìm hiểu về khái niệm vi điều khiển, ứng dụng của vi điều khiển.
c. Sản phẩm: HS ghi nhận được bản chất cốt lõi của vi điều khiển. HS biết được vị trí và vai trò của vi điều khiển trong các thiết bị điện/điện tử thông dụng. HS biết được một số loại vi điều khiển.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS tham gia hoạt động Khám phá (trang 128 SGK) Vi điều khiển được coi là một máy tính thu nhỏ trong một mạch tích hợp. Quan sát Hình 24.2 và cho biết những thành phần nào của máy tính cá nhân được thu nhỏ vào vi điều khiển? Những thành phần nào không được thu nhỏ vào vi điều khiển? - GV giới thiệu thêm: Vi điều khiển trong hình 24.2a có hình dạng của một con chip bốn hàng chân phẳng (Quad Flat Package - QFP), một kiểu đóng gói thông dụng của mạch tích hợp (integrated circuit - IC). - GV cho HS tổng kết các đặc điểm của một vi điều khiển.
- GV đặt câu hỏi: Phân biệt vi điều khiển với các IC thông thường.
+ Câu hỏi: Máy tính truyền thống cũng có thể lập trình được, vậy so với vi điều khiển thì có gì khác?
- HS tìm hiểu và trình bày: Vị trí, vai trò của vi điều khiển trong các thiết bị điện/điện tử.
+ Câu hỏi mở rộng: Theo các em giữa máy tính và vi điều khiển thiết bị nào được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống? Đáp án: Theo số liệu thống kê trong năm 2021 số lượng vi điều khiển được giao nhận trên toàn thế giới là 3,2 tỉ thiết bị, gấp gần 100 lần số lượng máy tính được giao nhận trong cùng thời điểm (342 triệu).
- GV giới thiệu cho HS một trong những cách phân loại vi điều khiển phổ biến nhất hiện nay.
- Câu hỏi mở rộng: Theo em ưu điểm và nhược điểm của vi điều khiển có khả năng xử lí nhiều bit dữ liệu cùng một lúc là gì? Đáp án: Số lượng bịt càng lớn thì vi điều khiển càng xử lí được nhiều thông tin hơn tại một thời điểm, nhưng cấu tạo sẽ phức tạp hơn khiến cho giá thành thường là cao hơn và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. - Ngoài ra GV nêu thêm một số cách phân loại phổ biến khác như theo họ sản phẩm (ví dụ: 8051, AVR, PIC,...), theo kiến trúc tập lệnh hay kiến trúc bộ nhớ. Một số ví dụ về phân loại theo kiến trúc bao gồm CISC: 8051 (Intel), 68HC11 (Freescale),... RISC: ARM, AVR (Atmel),... GV yêu cầu HS hoạt động với hộp chức năng Kết nối năng lực (trang 130 SGK) Một bo mach Arduino Uno R3 sử dụng vi điều khiển ATmega328P. Hãy tìm hiểu xem vi điều khiến này thuộc loại nào theo hai cách phân loại phổ biến phía trên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: DKSP - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Giới thiệu 1. Khái niệm về vi điều khiển Trả lời Khám phá (trang 128 SGK) - Thành phần nào của máy tính cá nhân được thu nhỏ vào vi điều khiển: CPU, ROM, RAM, Bộ điều khiển vào/ra. - Các thành phần không được thu nhỏ vào vi điều khiển: loa, màn hình, bàn phím, con chuột, ổ cứng, bộ giao tiếp mạng.
- Đặc điểm của một vi điều khiển: 1. Là một mạch tích hợp; 2. Có thể lập trình; 3. Sử dụng cho một mục đích cụ thể.
- So với các IC thông thường, vi điều khiển cho phép triển khai các giải pháp linh hoạt hơn thông qua lập trình. Ví dụ trên Hình 24.3 SGK, người ta có thể điều khiển đèn LED giao thông đếm ngược bằng một IC thông thường, hoặc bằng vi điều khiển. Điểm khác biệt là khi ta muốn thay đổi chu kì đếm (ví dụ từ 30 s về 0 thay vì từ 20 s về 0), nếu sử dụng IC đếm ngược thông thường, ta sẽ phải thay IC mới trong khi vẫn có thể tái sử dụng vi điều khiển cũ, chỉ cần lập trình lại phần mềm cho nó mà thôi.
- Máy tính truyền thống dùng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như soạn thảo văn bản, truy cập internet, nghe nhạc, hay xem phim,... + Vi điều khiển, dù cũng được coi là một máy tính, thường được thiết kế tối giản cho một ứng dụng chuyên biệt như điều khiển khoá thông minh hay đếm ngược đèn giao thông. 2. Ứng dụng của vi điều khiển - Vi điều khiển có mặt trong hầu hết máy móc, thiết bị hiện đại quanh ta, trong các lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thông tin liên lạc,... - Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng vi điều khiển ít khi lộ diện vì chúng thường được tích hợp bên trong thiết bị chủ, do đó còn được gọi là các máy tính nhúng. 3. Phân loại vi điều khiển Hai cách phân loại chính - Theo độ rộng dữ liệu mà vi điều khiển có thể xử lí tính theo đơn vị bịt, ví dụ: vi điều khiển 8 bit, vi điều khiển 16 bit, vi điều khiển 32 bit,... - Theo họ vi điều khiển, ví dụ vi điều khiển họ 8051, vi điều khiển họ PIC, vi điều khiển họ AVR,...
Trả lời Kết nối năng lực (trang 130 SGK) Theo độ rộng dữ liệu: 8 bit; Theo họ sản phẩm: AVR. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sơ đồ chức năng của vi điều khiển
a. Mục tiêu:
- HS nêu được sơ đồ tổ chức các khối chức năng trong vi điều khiển.
- HS nêu được vai trò và chức năng của các khối chức năng bên trong vi điều khiển.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên để tìm hiểu về sơ đồ chức năng của vi điều khiển.
c. Sản phẩm: HS hiểu, nêu được cách thức tổ chức các khối chức năng trong vi điều khiển, vai trò và chức năng của các khối chức năng bên trong vi điều khiển.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, trả lời Khám phá (trang 130 SGK) Hình 24.4 minh hoạ quá trình hoạt động của một khoá thông minh. Theo em, vì điều khiển cần có những khối chức năng nào để thực hiện hoạt động này?
- Sau đó GV khái quát hoá sơ đồ chức năng của một vi điều khiển tổng quát thông qua Hình 24.5 SGK bao gồm: ………………… | II. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA VI ĐIỀU KHIỂN 1. Sơ đồ chức năng Trả lời Khám phá (trang 130 SGK) Vi điều khiển cần có những thành phần sau để đảm bảo hoạt động: + Bộ phận tiếp nhận tín hiệu vào có chức năng chuyển đổi dấu vân tay nhận được từ cảm biến thành định dạng mà vi điều khiển có thể hiểu được như Hình dưới. + Bộ nhớ có chức năng lưu trữ những vân tay hợp lệ. + Bộ xử lí có chức năng so sánh dữ liệu lối vào với dữ liệu lưu trữ để ra quyết định mở hay khoá cửa. + Bộ phận xuất tín hiệu có chức năng chuyển đổi dữ liệu từ bộ xử lí (ở đây là quyết định đóng hay mở khoá) thành dạng tín hiệu phù hợp để cơ cấu chốt cửa thực thi quyết định. …………………. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức