Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Giáo án Bài 7: Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

  1. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 7

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật.

  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng tôi trong tính chỉnh thể của tác phẩm; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung VB.

  • Phân tích và đanh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết.

  • Phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

  • Viết được báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội, có sử dụng sở đồ, bảng biểu, có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo.

  • Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về tiểu thuyết, phong cách hiện thực cũng như các biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tiểu thuyết, phong cách hiện thực cũng như các biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tiểu thuyết, phong cách hiện thực cũng như các biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Dựa vào kiến thức trong SGK và phần chuẩn bị tại nhà anh chị hãy hoàn thành phiếu bài tập số 1 sau đây:

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

+ Trình bày đặc điểm tiểu thuyết hiện đại (so với tiểu thuyết trung đại) bằng việc hoàn thành PHT số 2 sau đây:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

+ Hoàn thành phiếu học tấp số 3 sau đây để trình bày những đặc điểm của sự kết hợp ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ lời nhân vật trong tiểu thuyết.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

  1. Tìm hiểu chung

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Khái niệm: Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi tự sự hư cấu cỡ lớn có khả năng phản ánh những bức tranh đời sống ở quy mô sâu rộng.

ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT (SO VỚI TRUYỆN NGẮN)

 

Truyện ngắn

Tiểu thuyết

Kích thước, dung lượng

Kích thước nhỏ, có thể đọc hết trong một lần đọc, xuất bản dưới dạng tập truyện.

Dung lượng lớn, khó có thể đọc hết trong một lần đọc, có thể xuất bản thành một ấn bản riêng.

Nhân vật

Thường chỉ có 1-2 nhân vật chính, chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm.

- Số lượng nhân vật nhiều.

- Kiểu nhân vật đời thường trong mối quan hệ đa dạng, số phận trọn vẹn với quá trình phát triển tính cách dài, phức tạp.

Cốt truyện 

Thường đơn giản, cô đúc, xoay quanh một vài sự kiện chính, dồn nén mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn.

Diễn biến cốt truyện phức tạo, nhiều tuyến truyện đan xen, xảy ra trong bối cảnh không gian rộng, thời gian dài.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

 

Tiểu thuyết trung đại

Tiểu thuyết hiện đại

Chữ viết

Chữ Hán là chủ yếu

Chữ quốc ngữ

Chịu ảnh hưởng

Văn học Trung Quốc

Văn học phương Tây

Kết cấu

Kết cấu chương hồi

Kết cấu chương đoạn

Cốt truyện

- Cốt truyện tuyến tính

- Đặc biệt chú trọng sự kiện và chi tiết đời sống

- Cốt truyện có thể tuyến tính hoặc phi tuyến tính.

- Đặc biệt chú trọng đến thế giới nội tâm và sự phát triển tính cách nhân vật.

Điểm nhìn

Ngôi thứ ba toàn tri

Điểm nhìn đa dạng (ngôi thứ nhất hoặc thứ ba toàn tri, hạn tri, hoặc có sự kết hợp, di chuyển điểm nhìn)

Ngôn ngữ

Mang tính cách điệu, trau chuốt

Dung nạp lời nói hàng ngày của mọi lớp người, kể cả tiếng lóng.

 

PHIẾU HỌC TẬP SÓ 3

SỰ KẾT HỢP NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

Ngôn ngữ người kể chuyện phản ánh: thái dộ, quan điểm của người kể chuyện với câu chuyện và nhân vật.

- Ngôn ngữ nhân vật phản ánh: xuất thân, nền tảng văn hóa, tính cách, thái độ của nhân vật.

- Phân tích ví dụ về sự đan cài phức tạp giữ ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật trong cùng một câu văn hoặc đoạn văn.

Chỉ có cặp vợ chồng Văn Minh là biết rõ sự thực, nhưng mà ở vào trường hợp há miếng mắc quai. Tuyên bố rằng Xuân vốn là con nhà hạ lưu, làm nghệ nhặt banh sân quần vợt, vì một trò dâm dục bỉ ổi mà phải đuổi? Chao ôi! Thế thì còn gì là tiệm may Âu hóa nữa! (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ).

=> Về hình thức, những câu in đậm là lời của người kể chuyện, nhưng lại phản ánh ngôn ngữ, giọng điệu, suy nghĩ của nhân vật vợ chồng Văn Minh.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : HAI QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm tiểu thuyết.

  • Phê phán sự lố bịch, phản cảm của một hệ tư tưởng trong xã hội đương thời nửa Âu hóa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại tiểu thuyết.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

3. Phẩm chất

  • Phê phán xã hội nửa Âu hóa với những rối ren và phản cảm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

    1. Bố cục

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Qua đoạn video em nhận xét gì về nhân vật Xuân Tóc đỏ?

https://www.youtube.com/watch?v=X2fp03DMpXM&t=19s (từ giây đầu tiên đến phút thứ 2)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để nói về cái tài viết tiểu thuyết chắc khó lòng có ai qua được Vũ Trọng Phụng. Người đã dùng chính tài năng của mình để vẽ nên một xã hội Âu hóa nhố nhăng và đầy rẫy những trò bịp bợm nửa vời. Mà điển hình đó là những nhân vật như Xuân Tóc đỏ, Bà Phó Đoan, Văn Minh… Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đoạn trích Hai quan niệm về gia đình và xã hội để hiểu hơn về sự nhố nhăng của xã hội bấy giờ.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Vũ Trọng Phụng văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến Vũ Trọng Phụng và văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Vũ Trọng Phụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS phân vai thực hiện chuyên mục “Người nổi tiếng”.

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn Vũ Trọng Phụng:

+ Thân thế, sự nghiệp.

+ Sự nghiệp văn chương.

+ Phong cách sáng tác.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

- Vũ Trọng Phụng: (1912 – 1939)

- Quê quán: quê ở tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội.

b. Sự nghiệp văn chương

- Ông bước vào làng báo, làng văn rất sớm (có truyện đăng báo từ năm 1930), dùng ngòi bút để kiếm sống và chống chọi một cách khó khăn với tình cảnh nghèo túng, bệnh tật.

- Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn thuộc nhiều thể loại. Trong đó nổi bật nhất là phóng sự và tiểu thuyết: Cạm bẫy người (phóng sự - 1933), Kĩ nghệ lấy Tây (phóng sự - 1934), Cơm thầy cơm cô (phóng sự - 1936), Giông tố (Tiểu thuyết  - 1936), Số đỏ (tiểu thuyết – 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết – 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết – 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết – 1938)…

c. Phong cách sáng tác

- Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng từ các bài báo, tiểu phẩm đến kịch, phong sự, truyện ngắn, tiểu thuyết… đều toát lên sự khinh bỉ sâu sắc cái xã hội đương thời mà ông nhìn nhận là đen tối, thối nát. 

- Cảm hứng vạch trần sự thật luôn chi phối ngòi bút của ông. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng được những hình tượng nhân vật sắc nét, vừa mang tính đặc thù của một thời đại cụ thể, vừa thể hiện rõ bản chất một số trạng huống tồn tại phổ quát của cuộc sống.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đoạn trích “Hai quan niệm về gia đình và xã hội”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày xuất xứ của đoạn trích Hai quan niệm về gia đình và xã hội? Vị trí của tác phẩm Số đỏ trong làng văn học Việt Nam?

+ Bố cục và nội dung từng phần của đoạn trích Hai quan niệm về gia đình và xã hội?

+ Tóm tắt nội dung chính của tiểu thuyết Số đỏ theo sơ đồ?

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút.

- Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

2. Văn bản “Hai quan niệm về gia đình và xã hội”

2.1. Tác phẩm Số đỏ và đoạn trích Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

+ Tiểu thuyết Số đỏ ra mắt lần đầu tiên trên Hà Nội báo từ số 40 (7/10/1936).

+ Gồm có 20 chương và được coi là một trong những tác phẩm đỉnh cao trong văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng cũng như tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.

+ Đoạn trích Hai quan niệm về gia đình và xã hội thuộc Chương V trong tiểu thuyết Số đỏ kể về ngày đầu tiên Xuân đến làm việc cho tiệm may Âu hóa.

- Có thể chia thành 2 phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “ngây thơ”: Ông bà chủ tiệm may Âu hóa và ông Typn dặn dò Xuân Tóc Đỏ về những công việc ở tiệm may như một cách “giúp sức xã hội trong cuộc Âu hóa”.

+ Phần 2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Xuân Tóc Đỏ với vợ ông Typn, thái độ đầy mâu thuẫn của ông Typn.

  1. Tóm tắt

Sự việc 1: Xuân Tóc Đỏ xuất thân là một đứa trẻ mồ côi, thất học, lang thang đầu đường xó chợ với mái tóc đỏ hoe. Trải qua nhiều nghề kiếm sống: bán phá xa, rao bán thuốc lá lậu, nhặt bóng sân quần vợt....

+ Sự việc 2: Được bà Phó Đoan một me Tây dâm đãng chú ý và bảo lãnh cho thoát khỏi tù tội, giới thiệu đến làm việc cho tiệm may Âu hóa của vợ chồng Văn Minh.

+ Sự việc 3: Xuân gia nhập vào giới thượng lưu với danh xưng “sinh viên trường thuốc”. Nhờ vô tình gây ra cái chết của cụ cố tổ, ông nội Văn Minh, giúp con cháu được hưởng trọn gia tài nên Xuân được cả gia đình Văn Minh biết ơn và dự định gả cô Tuyết – em út Văn Minh cho hắn. 

+ Sự việc 4: Xuân Tóc Đỏ tham gia giải quần vợt nhân dịp sinh nhật Vua Xiêm sang Bắc Kì, dùng thủ đoạn loại bỏ các đối thủ mạnh nhất và trở thành người duy nhất đấu với quán quân Xiêm.

+ Sự việc 5: Xuân được lệnh thua nhưng nhân đó hắn đã diễn thuyết để biến trận thua của mình trở thành sự hi sinh vì nghĩa lớn.

+ Sự việc 6: Xuân được tung hô thành “anh hùng cứu quốc” và được nhân Huân chương Bắc đẩu bội tinh, mời tham gia các hội nhóm cải cách xã hội và hứa hôn với cô Tuyết.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện như:

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật....

+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

+ Đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

+ Phân tích đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Hai quan niệm gia đình và xã hội.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hai quan niệm gia đình và xã hội.

  3. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi sau:

(1) Trước khi đến tiệm may Âu hóa làm việc, Xuân chỉ mới trải qua các công việc như bán báo dạo, bán thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt... chứ chưa từng bán hàng thời trang. Trong văn bản trên “thế mạnh” nào của Xuân đã khiến cho nhân vật chiếm được lòng tin của vợ ông Typn? Chi tiết, từ ngữ nào thể hiện “thế mạnh” đó của Xuân.

+ Công việc ở tiệm may Âu hóa có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tiến thân của Xuân sau này? Chi tiết nào giúp bạn nhận ra ý nghĩa đó?

+Liệt kê vào bảng sau các hành động, lời nói của ông Typn; từ đó nêu nhận xét tích cách cũng như quan niệm của nhân vật này đối với việc “cải cách trang phục” nói riêng và “cải cách xã hội” nói chung.

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ 

+ Nhận xét về ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích. So sánh với ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong một tác phẩm tự sự trung đại mà bạn đã học.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Khám phá văn bản

1. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật 

a. Nhân vật Xuân Tóc Đỏ

Với kinh nghiệm bán báo dạo, bán thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt... Xuân có lợi thế là tinh ranh, quan sát giỏi, khéo nói, khéo nịnh nọt, phản ứng nhanh nhạy. Đó là những đặc tính hắn thu nhận được từ đời sống lang thang trên lề đường.

- Xuân chiếm được lòng tin của vợ ông Typn nhờ tinh ranh, nhanh chóng học được từ ông bà Văn Minh và ông Typn cách tự tô vẽ cho bản thân những giá trị mình không có (ưỡn ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lưng, nghiêm trang: tôi?...là...là... một người dự phần trong việc Âu hóa); quan sát giỏi (Xuân Tóc Đỏ nhìn qua cái áo dài giản dị, cổ áo không thuộc mốt lá sen cũng như không thuộc mốt bánh bẻ, cái quần trắng giản dị, kín đạo, đôi giầy nhung đen không cầu kì mấy, thì chỉ thấy nó có vẻ đứng đắn thôi); phản ứng nhanh nhạy, nắm bắt tâm lí không hài lòng về chồng của bà Typn để bán hàng (Bà là vợ ông Typn mà ăn vận thế, e rằng hủ lậu đấy... thế là một sự trở ngại trên đường tiến hóa! Mà muốn phản đối lại việc ấy, bà chỉ còn có một cách là chiếu cố đến bản hiệu mà may ngay một bộ quần áo....); khéo nói và khéo nịnh nọt (nói như một cái kèn hát, tôi xin che chở phái đẹp trong cuộc Âu hóa...)

- Công việc ở tiệm may dạy cho Xuân về những giá trị ảo, lòe loẹt nhưng rỗng tuếch của xã hội thượng lưu Hà Nội thời thuộc địa và sự mánh khóe, giả dối, hai mặt của xã hội đó. Điều này thể hiện cả ở vợ chồng Văn Minh, ông Typn và ông nhà báo.

+ Trong đoạn trích có thể thấy Xuân đã học rất nhanh cái tên lòe loẹt (ngây thơ, chinh phục...) của những bộ trang phục vốn dĩ chỉ là lố lăng, hở hang; những mánh khóe bán hàng bằng cách lên mặt ban ơn cho khách hàng và xã hội (chỉ bảo cho khách có một cái gu, cải cách xã hội, có trách nhiệm quốc dân văn minh hay là dã man...) Đồng thời, Xuân cũng hiểu rất nhanh cái gọi là giá trị “văn minh”, đó chỉ là cái vỏ giả dối che đậy sự ích kỉ, bảo thủ bên trong. Tất cả điều đó được Xuân vận dụng triệt để trong hành trình tiến thân sau này, khi hắn ta dùng mánh khóe và sự giả dối của giải cấp thượng lưu để lừa gạt chính họ, leo lên vị trí rể nhà Văn Minh và “anh hùng cứu quốc”.

b. Nhân vật ông Typn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

c. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Ứng xử của ông Typn

Lời nói

Hành động

Với Xuân

- “... anh phải biết tên các đồ hàng, các mốt y phục, để cho khách vào hàng thì có thể chỉ bảo cho khách có một cái gu!”

- “Mỗi khi có một người bằng lòng may một bộ y phục tân thời, thế là nước nhà lại có thêm một người tiến bộ”.

- “Lạm quyền! Đấy là công việc của tay-ơ. Là của tôi! Là của một mình tôi!”.

- Trợn mắt, so vai, trỏ mặt Xuân.

- Lôi đến trước chiếc ma-nơ-canh.

Với bà Typn

- “Câm đi! Thối chưa?”

- “Khi người tanois phụ nữ... là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của ta!”.

- “Đàn bà cứ nhốt trong buồng”.

Lôi lấy tay vợ ông, kéo xềnh xệch ra cửa, hầm hầm gắt mắng.

- Tính cách của ông Typn: Thô bạo, lỗ mãng với người yếu thế hơn mình (như Xuân và vợ mình), nhưng lại tỏ ra kẻ cả, cao ngạo, đạo đức giả.

- Quan niệm của ông Typn về việc “cải cách trang phục” và “cải cách xã hội”: Phụ nữ cần thay đổi trang phục tân thời, nhưng vợ ông thì không; xã hội cần Tây hóa, nhưng gia đình ông vẫn phải theo lối cổ (điều đó thể hiện cả trong lời nói lẫn trong cách hành xử thô bạo, áp đặt của ông đối với vợ). Như vậy, có thể thấy lời kêu gọi cải cách của ông chỉ là giả dối, sáo rống, là một cách để ông khoe khoang cái danh xưng nhà mĩ thuật “tiến bộ”.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

.................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: SÔNG NÚI LINH THIÊNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU

Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Đối tượng và những khó khăn của hài kịch (Mô-li-e)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thực hành tiếng Việt
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi)
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Ôn tập
Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối học kì I

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3: SÔNG NÚI LINH THIÊNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay