Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 7: Amino acid và peptide

Giáo án Bài 7: Amino acid và peptide sách Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7. AMINO ACID VÀ PEPTIDE

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể gọi được tên một số amino acid thông dụng; nêu được đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid.

  • Nêu được các đặc điểm, tính chất về vật lí của một số amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).

  • Trình bày được các tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của và amino acid).

  • Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).

  • Nêu được khái niệm về peptide và viết được cấu tạo của peptide.

  • Trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của peptide (phản ứng thủy phân; phản ứng màu biuret).

  • Thực hiện được thí nghiệm cho phản ứng màu biuret của peptide.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

    • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

    • Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức hoá học:

    • Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể gọi được tên một số amino acid thông dụng; nêu được đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid.

    • Nêu được các đặc điểm, tính chất về vật lí của một số amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).

    • Trình bày được các tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của và amino acid).

    • Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).

    • Nêu được khái niệm về peptide và viết được cấu tạo của peptide.

    • Trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của peptide (phản ứng thủy phân; phản ứng màu biuret).

    • Thực hiện được thí nghiệm cho phản ứng màu biuret của peptide.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học.

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về amino acid.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ: Hãy quan sát video sau và nêu các vai trò của amino acid.

 https://www.youtube.com/watch?v=9FMsMWSe04c

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Các vai trò của amino acid:

+ Kiến tạo sự sống.

+ Sản xuất dược liệu.

+ Sản xuất nylon.

+ Sản xuất bột ngọt....

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Amino acid là đơn vị hình thành nên peptide và protein cho cơ thể. Vậy amino acid, peptide là gì? Chúng có cấu tạo và tính chất đặc trưng nào? chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 7 –  Amino acid và peptide.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Trình bày khái niệm amino acid

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm amino acid, các amino acid trong tự nhiên và amino acid trong cơ thể.

b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 39-40 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm amino acid, các amino acid trong tự nhiên và amino acid trong cơ thể. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK, thực hiện: Tìm hiểu về khái niệm và cách phân loại amino acid. 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi Thảo luận: Quan sát Hình 7.1, cho biết trong phân tử amino acid có chứa nhóm chức hóa học nào. Nguyên tử carbon ở vị trí thứ 2 đến 6 theo chữ cái Hy Lạp được viết và đọc như thế nào? 

- GV cung cấp thêm thông tin cho HS: Trong tự nhiên có khoảng 500 amino acid được tìm thấy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

Trong phân tử amino acid có nhóm chức carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2). Theo chữ cái Hy Lạp, vị trí nhóm amino ở carbon thứ 2 đến 6 lần lượt được viết và đọc là  (alpha),  (beta),  (gamma),  (delta),  (epsilon).

 - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm amino acid.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

A. Amino acid

1. Khái niệm, cấu trúc và tên gọi 

Khái niệm

- Khái niệm: Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH).

- Phân loại:

+ Trong cơ thể: Amino acid tiêu chuẩn: khoảng 20 amino acid cấu thành nên phần lớn protein trong cơ thể người, gồm amino acid thiết yếu (cơ thể không tự tổng hợp được, phải cung cấp qua thức ăn) và không thiết yếu (cơ thể có thể tự tổng hợp được).

+ Amino acid thiên nhiên: hầu hết là -amino acid.

- Amino acid có thể được phân loại theo vị trí ,… (ứng với vị trí 2, 3, 4,…) của nhóm NH2.

 

Hoạt động 2. Mô tả đặc điểm cấu tạo và tên gọi của amino acid 

a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử và tên gọi của amino acid.

b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 40 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm cấu tạo phân tử và tên gọi của amino acid.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV dẫn dắt vấn đề: Glycine là amino acid đơn giản nhất. Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong nhóm -CH2- của glycine bởi mạch bên (R) có đặc điểm cấu tạo khác nhau, sẽ hình thành amino acid có tính chất khác nhau.

- GV yêu cầu HS hình dung lại Hình 7.1 và quan sát Hình 7.2:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để cùng phân tích thông tin trong Hình 7.2 (đặc điểm mạch bên (R) của các amino acid, các cách gọi tên (quan sát thêm Hình 7.1), cách viết tắt,…).

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận thông qua trả lời câu hỏi Thảo luận 2: Quan sát Hình 7.1 và Hình 7.2, nêu đặc điểm cấu tạo phân tử amino acid. Phân tích cách đọc theo tên hệ thống.

- GV củng cố kiến thức cho HS thông qua câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo của glutamic acid và lysine, cho biết sự khác biệt chính giữa hai mạch bên R của hợp chất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi Thảo luận (DKSP).

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Công thức cấu tạo của hai hợp chất được biểu diễn lại lần lượt là: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (glutamic acid) và H2N-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (lysine).

+ Glutamic acid và lysine đều là amino acid có nhóm -NH2 ở vị trí . Phân tử glutamic acid có 2 nhóm chức -COOH và 1 nhóm -NH2, trong khi phân tử lysine có 1 nhóm chức -COOH và 2 nhóm -NH2. Sự khác biệt chính là mạch bên của glutamic acid có tính acid và mạch bên của lysine có tính base.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về đặc điểm cấu tạo và tên gọi của amino acid.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

A. Amino acid

1. Khái niệm, cấu trúc và tên gọi 

Đặc điểm cấu tạo và tên gọi

- Đặc điểm cấu tạo: Gồm 3 thành phần: nhóm carboxyl (-COOH), nhóm amino (-NH2), mạch bên (R). Sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo của mạch bên dẫn đến các tính chất khác nhau giữa các amino acid (Gly, Ala, Val có mạch bên trung tính, mạch bên Glu có tính acid, mạch bên Lys có tính base).

- Cách gọi tên:

+ Tên hệ thống: mạch chính chứa nhóm -COOH, nhóm -NH2 là nhóm thế.

+ Tên bán hệ thống: vị trí nhóm -NH2 được kí hiệu bằng chữ cái Hy Lạp (,…), tên gọi acid được gọi theo tên thông thường.

 

Hoạt động 3. Trình bày tính chất vật lí của amino acid

a. Mục tiêu: HS trình bày được các tính chất vật lí cơ bản (nhiệt độ nóng chảy, tính tan, trạng thái,…) của amino acid.

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 40 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tính chất vật lí cơ bản (nhiệt độ nóng chảy, tính tan, trạng thái,…) của amino acid.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK kết hợp tìm hiểu thêm trên Internet về dạng ion lưỡng cực.

- GV nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 10 về đặc điểm của hợp chất ion: Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường. Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin đã tìm hiểu và gợi ý của GV, trả lời câu hỏi: Cho biết tính chất vật lí của amino acid.

- GV cho HS vận dụng kiến thức vừa được cung cấp để trả lời câu hỏi Thảo luận: Tại sao amino acid dễ hòa tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao?

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Viết cấu tạo ion lưỡng cực của alanine. Dự đoán khả năng hòa tan trong nước của ion.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV: Tính chất vật lí của amino acid (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Thảo luận: Đặc điểm cấu tạo của amino acid là dạng ion lưỡng cực, do tính phân cực mạnh nên dễ hòa tan vào nước. Tính chất chung của hợp chất ion thường có nhiệt độ nóng chảy cao.

* Trả lời câu hỏi của GV: 

+ Cấu tạo ion lưỡng cực của alanine:

+ Do cấu tạo ion lưỡng cực phân cực mạnh nên alanine tan nhiều trong nước.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất vật lí cơ bản của amino acid.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

A. Amino acid

2. Tính chất vật lí  

- Dạng tồn tại: ion lưỡng cực.

- Ở điều kiện thường, amino acid là chất rắn; ở dạng kết tinh: không màu.

- Tan nhiều trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao.

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu tính chất điện di của amino acid 

a. Mục tiêu: HS trình bày được tính chất điện di của amino acid.

b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 41 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất điện di của amino acid.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV nêu khái niệm điện di: Các phần tử mang điện tích di chuyển trong dung dịch, gel hoặc chất nền dưới tác dụng của trường điện, gọi là điện di (electrophoresis).

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu Ví dụ 1 kết hợp quan sát Hình 7.3 để tìm hiểu về tính chất điện di của amino acid.

-  GV yêu cầu các nhóm dựa vào thông tin vừa tìm hiểu, trả lời câu hỏi Thảo luận: Quan sát Hình 7.3, cho biết alanine tồn tại chủ yếu ở dạng ion nào trong dung dịch ở pH khác nhau.

- GV tổ chức cho HS vận dụng lí thuyết để trả lời câu hỏi: Trong Ví dụ 1, ở pH trên 10, nếu đặt hai điện cực của nguồn điện một chiều vào dung dịch, ion trong dung dịch sẽ di chuyển như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài, suy nghĩ để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi Thảo luận:

+ Trong môi trường acid mạnh, ion chủ yếu của alanine là dạng cation:

+ Trong môi trường base, ion chủ yếu của amino acid là dạng anion:

+ Môi trường trung tính (thực chất là môi trường có pH gần bằng điểm đẳng điện (pI), ion chủ yếu là dạng ion lưỡng cực:

* Trả lời câu hỏi của GV: Ở pH trên 10, ion chủ yếu là H2NCH2COO-. Nếu đặt 2 điện cực của nguồn điện một chiều vào dung dịch, H2NCH2COO- sẽ di chuyển về điện cực dương, do tương tác tĩnh điện giữa 2 điện tích trái dấu.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất điện di của amino acid.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

A. Amino acid

3. Tính chất điện di 

- Amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường (tính chất điện di).

- Trong dung dịch, tồn tại cân bằng hóa học giữa ion lưỡng cực với các dạng ion của amino acid đó (dạng ion thay đổi tùy thuộc vào pH dung dịch, bản chất của amino acid).

- Ví dụ: Gly khi đặt trong điện trường:

+ pH   6, Gly tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực, tổng điện tích bằng không ⇒ không di chuyển trong điện trường.

+ pH   1-2: nhận proton, trở thành cation, di chuyển về cực âm.

+ pH > 10: nhường proton, trở thành anion, di chuyển về cực dương.

 

Hoạt động 5. Tìm hiểu tính lưỡng tính 

a. Mục tiêu: HS trình bày được tính lưỡng tính của amino acid.

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 41 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính lưỡng tính của amino acid.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu Ví dụ 2, Ví dụ 3 để tìm hiểu tính lưỡng tính của amino acid.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Thảo luận: Nhận xét tính chất của glycine trong Ví dụ 2 và Ví dụ 3. 

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành mục Luyện tập: Viết phương trình hóa học của các phản ứng chứng minh tính lưỡng tính của alanine.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài, suy nghĩ để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi Thảo luận: Trong Ví dụ 2, glycine đóng vai trò là một acid (thể hiện tính chất ở nhóm -COOH) khi tác dụng với base. Trong Ví dụ 3, glycine đóng vai trò là một base (thể hiện tính chất ở nhóm -NH2) khi tác dụng với dung dịch acid. Vậy glycine có tính lưỡng tính.

* Trả lời câu hỏi Luyện tập:

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính lưỡng tính của amino acid.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

A. Amino acid

4. Tính chất hóa học

Tính chất riêng của các nhóm chức

Tính lưỡng tính 

- Amino acid có thể tác dụng với acid mạnh và base mạnh:

HCl + H2N-CH2-COOH → ClH3N-CH2-COOH

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

 

Hoạt động 6. Tìm hiểu phản ứng ester hóa 

a. Mục tiêu: HS trình bày được phản ứng ester hóa của amino acid.

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 41 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phản ứng ester của amino acid.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu Ví dụ 4 để tìm hiểu phản ứng ester hóa của amino acid.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Thảo luận: Phản ứng giữa amino acid với alcohol khi có xúc tác acid mạnh thuộc loại phản ứng gì? Viết phương trình tổng quát của phản ứng trên. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài, suy nghĩ để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi Thảo luận: 

+ Phản ứng giữa nhóm carboxyl của amino acid với nhóm hydroxy của alcohol tạo thành ester nên thuộc loại phản ứng ester hóa. 

+ Phương trình tổng quát của phản ứng:

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về phản ứng ester hóa của amino acid.

- GV chuyển sang nội dung mới.

A. Amino acid

4. Tính chất hóa học

Tính chất riêng của các nhóm chức

Phản ứng ester hóa

- Tương tự carboxylic acid, amino acid phản ứng với alcohol tạo ester:

-------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay