Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Giáo án Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC 

CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

  • Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế; Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giới thiệu một thành tựu tiêu biểu (về kinh tế, văn hóa, xã hội) gắn liền với công cuộc Đổi mới đất nước ở địa phương nơi em sinh sống.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng những thành tựu của đất nước trong công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Tư liệu về các thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh Thủ đô Hà Nội những năm 80 của thế kỉ XX và ngày nay, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về Thủ đô Hà Nội qua hai hình ảnh đó?

c. Sản phẩm: Nhận xét về Thủ đô Hà Nội qua hai hình ảnh Thủ đô Hà Nội những năm 80 của thế kỉ XX và ngày nay.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh:

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về Thủ đô Hà Nội qua hai hình ảnh đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa sự thay đổi của các thành phố ở châu Á.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Sự thay đổi chóng mặt của Thủ đô Hà Nội là minh chứng cho quá trình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và nước ta nói chung trong thời đại mới. 

+ Là một biểu hiện về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Đất nước có sự phát triển về mọi mặt. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Vậy, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được biểu hiện cụ thể như thế nào? Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc Đổi mới đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo nhóm, khai thác Tư liệu 1 – 4, Hình 11.1 – 11.6, mục Em có biết, thông tin mục 1a – 1e SGK tr.69 – 74 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm, cho HS tìm hiểu về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế (tham khảo thêm trên sách, báo, internet) trước 1 tuần.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Tư liệu 1 – 4, Hình 11.1 – 11.6, mục Em có biết, thông tin mục 1a – 1e SGK tr.69 – 74 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu đổi mới về chính trị.

Tư liệu 1

“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. (Điều 2, Hiến pháp năm 2013). “Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013).

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Hình 11.1. Biểu trưng cải cách thủ tục

hành chính ở Việt Nam

+ Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu đổi mới về kinh tế.

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Hình 11.2. Thành phố Hồ Chí Minh – một trong 

những địa phương đi đầu về công cuộc Đổi mới

Bảng 11.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 

giai đoạn 1986 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

1986

1991

1996

2001

2006

2011

2016

2021

Tốc độ TT

 GDP

2,79

5,96

9,34

6,19

6,98

6,24

6,21

5,64

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

Tư liệu 2

“Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm 2019. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt 543,9 tỉ USD, tăng gần 1,7 lần và tương đương 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên 281,5 tỉ USD năm 2020, tăng bình quân 11,7% giai đoạn 2016 – 2020”.

(Theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020

và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 

5 năm 2021 – 2025 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trích trong Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 

Hà Nội, 2021, trang 7)

Bảng 11.2. Quy mô GDP (theo giá hiện hành) 

và GDP bình quân đầu người của Việt Nam, 

giai đoạn 1996 – 2021

Năm 

1996

2006

2016

2021

GDP (nghìn tỉ đồng)

272,0

1 061,5

5 639,4

8 479,6

GDP bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm)

3,7

12,7

60,4

86,1

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Hình 11.3. Khu chế xuất Tân Thuận 

(Thành phố Hồ Chí Minh) – khu chế xuất đầu tiên 

của cả nước được thành lập ngày 25/11/1991

+ Nhóm 3: Tìm hiểu thành tựu đổi mới về xã hội.

Tư liệu 3

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Hình 11.4. Đường vào xã nông thôn mới

Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

“Đến năm 2022, cả nước có 6 009/8 225 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 255 huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 5% tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.

(Xây dựng nông thôn mới gắn với bản sắc, 

giá trị nông thôn, Báo Điện tử Chính phủ,  

phát hành ngày 18/02/2023)

+ Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu đổi mới về văn hóa.

Tư liệu 4

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Hình 11.5. Lễ hội Hoa Lư – nét văn hóa đặc sắc

nơi Cố đô (Hoa Lư, Ninh Bình)

“Tính đến năm 2020, cả nước có 28 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được UNESCO ghi danh, 301 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia; 191 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia; 3489 di tích quốc gia; 122 di tích quốc gia đặc biệt; 168 bảo tàng, thường xuyên lưu giữ và trưng bày khoảng 3 triệu tài liệu, hiện vật”.

(Ban Tuyên giáo Trung ương, Những thành tựu quan trọng của đất nước 5 năm 2016 - 2020, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 55)

+ Nhóm 5: Tìm hiểu thành tựu đổi mới về hội nhập quốc tế.

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

 Hình 11.6. Lễ kí kết Hiệp định Thương mại tự do 

và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh 

châu Âu tại Hà Nội, tháng 6/2019

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA CÔNG CUỘC 

ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Lĩnh vực đổi mới

Thành tựu 

cơ bản

Ý nghĩa

Chính trị

?

?

Kinh tế

?

?

Xã hội

?

?

Văn hóa

?

?

Hội nhập quốc tế

?

?

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS cả lớp chia làm 2 đội. 2 đội sử dụng thiết bị có kết nối internet, lần lượt trả lời các câu hỏi mở rộng về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế vào bảng phụ (thời gian cho mỗi câu trả lời là 3 phút).

+ Kết thúc trò chơi, GV đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

Câu 1: Em hãy nêu biểu hiện cụ thể thực tiễn đổi mới của lĩnh vực chính trị ở Việt Nam mà em biết. 

Câu 2: Khai thác Hình 11.2, em có nhận xét gì về hệ thống thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam?

Câu 3: Trình bày một số chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội ở Việt Nam mà em biết. 

Câu 4: Em có biết Việt Nam có những giá trị văn hóa truyền thống nào nổi bật? Ở Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO ghi danh? Hãy kể tên một số di sản mà em biết. 

Câu 5: Khai thác Hình 11.6 và cho biết ý nghĩa của việc Việt Nam kí kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh   châu Âu tại Hà Nội, tháng 6/2019.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi tổng kết HD1: Theo em, nhân tố nào quyết định Việt Nam đạt được những thành tựu tiêu biểu trên tất cả các lĩnh vực trong công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo nhóm được phân công.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 2 đội chơi trả lời các câu hỏi trò chơi:

Câu 1: Biểu hiện cụ thể thực tiễn đổi mới của lĩnh vực chính trị ở Việt Nam: các đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người dân. 

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Hội nghị tiếp xúc cử tri tại phường Vinh Tân, TP. Vinh

Video: Tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại Tây Ninh.

https://www.youtube.com/watch?v=Isda41zNIi9I

Câu 2: Qua Hình 11.2, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. 

Câu 3: Một số chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội ở Việt Nam:

+ Bảo hiểm:

Loại hình bảo hiểm

Lợi ích

Bảo hiểm y tế

- Chăm sóc sức khỏe toàn diện.

- Tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.

Bảo hiểm xã hội

- Cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người lao động khi về hưu.

- Hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

Bảo hiểm nhân thọ

- Cung cấp khoản tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người tham gia qua đời.

- Tích lũy tài chính cho các mục tiêu dài hạn.

Bảo hiểm tài sản

- Bảo vệ tài sản của người tham gia trước những rủi ro.

- Khôi phục hoặc thay thế tài sản bị hư hỏng hoặc mất mát.

Bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp, giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.

Video: Bảo hiểm y tế phát huy vai trò bạn đồng hành của người dân:

https://www.youtube.com/watch?v=WGKBkYk7B9o 

Video: Vai trò của bảo hiểm xã hội trong công tác an sinh xã hội:

https://www.youtube.com/watch?v=jmbugORJPg8 

+ An sinh xã hội:

  • Chính sách hỗ trợ việc làm; 

  • Chính sách về bảo hiểm; 

  • Chính sách trợ giúp xã hội;

  • Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

Video: Các hoạt động an sinh xã hội “Ngày vì người nghèo” ở Sơn La:

https://www.youtube.com/watch?v=06id9oLmprY 

Video: Công tác dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh:

https://www.youtube.com/watch?v=QLJxjB8rKHQ (0:50 – 5:20)

Câu 4: 

+ Những giá trị văn hóa truyền thống nổi bật ở Việt Nam: yêu nước, “hướng về cội nguồn”, “uống nước nhớ nguồn”, cần cù, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, tính cộng đồng,…

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Chiếu chèo ngày xuân

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Một góc làng cổ Đường Lâm, 

thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Vũ điệu cồng chiêng Tây Nguyên

Video: Tổng bí thư: Văn hóa còn thì dân tộc còn.

https://www.youtube.com/watch?v=DJC3Fk7yAz0 

(từ 13p07 đến đến 19p21).

+ Ở Việt Nam hiện có 5 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ.

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY (3 tiết)

Quần thể di tích Cố đô Huế

Video: Cố Đô Huế - Một điểm văn hóa di sản.

https://www.youtube.com/watch?v=K1ie-Vgss-Q

Câu 5: Ý nghĩa của việc Việt Nam kí kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh  châu Âu tại Hà Nội, tháng 6/2019:  

+ Là sự kiện quan trọng, thể hiện thành tựu tiêu biểu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

+ Có tác động thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. 

……………………

1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Kết quả Phiếu học tập số 1 về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

----------------------------------

----------------- Còn tiếp ---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNH THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNH THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

Chat hỗ trợ
Chat ngay