Giáo án Khoa học máy tính 12 chân trời Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

Giáo án Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo sách Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học máy tính 12 chân trời Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI A1: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence).

  • Nêu được ví dụ minh họa cho một ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo như điều khiển tự động; chẩn đoán bệnh; nhận dạng chữ viết tay, nhân dạng giọng nói và khuôn mặt; trợ lí ảo;….

2. Năng lực 

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).

  • Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.

3. Phẩm chất

  • Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong tin học.

  • Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

  • GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.

  • HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.

b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 6: Ngày nay, trên điện thoại thông minh người ta thường cài đặt một số ứng dụng trợ lí ảo như Siri của Apple, Google Assistant của Google,… Hãy nêu các chức năng của ứng dụng trợ lí ảo mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS vận dụng kiến thức về AI trong thực tiễn để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.6 SGK:

Gợi ý trả lời:  Một số chức năng cơ bản và nâng cao của các trợ lí ảo (Siri, Google Assistant,…) như:

+ Trả lời câu hỏi: Cung cấp thông tin trả lời cho các câu hỏi của người dùng về nhiều chủ đề như thời tiết, lịch sự kiện, thông tin thị trường, v.v.

+ Đặt lịch và nhắc nhở: Tạo và quản lý lịch trình, đặt báo thức và nhắc nhở cho người dùng.

+ Gọi điện và nhắn tin: Thực hiện cuộc gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn theo yêu cầu của người dùng.

+ Dịch ngôn ngữ: Dịch văn bản hoặc lời nói từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác.

+ Điều khiển thiết bị: Điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà như đèn, máy lạnh, tivi thông qua các giao thức như HomeKit (Apple) hoặc Google Home.

+ Hỏi và trả lời thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin về cuộc hẹn, ghi chú, tài khoản ngân hàng, v.v.

+ Tìm kiếm và dẫn đường: Tìm kiếm địa điểm, cửa hàng, nhà hàng và hướng dẫn đường đi đến đó.

+ Chơi nhạc và phim: Mở nhạc, phim, podcast theo yêu cầu của người dùng.

+ Tìm kiếm hình ảnh: Tìm kiếm và hiển thị hình ảnh liên quan đến từ khóa được cung cấp.

+ Tương tác thông minh: Dự đoán và đề xuất các hoạt động dựa trên thói quen và lịch sử tương tác của người dùng.

HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về thế giới của trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là AI, không chỉ là một chủ đề nổi bật trong thế giới công nghệ hiện đại mà còn là một lĩnh vực vô cùng thú vị và đầy tiềm năng. Qua việc tìm hiểu về khái niệm và các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ khám phá được những khía cạnh khác nhau của AI, từ những ứng dụng hàng ngày cho đến những phát triển mới mẻ và đầy hứa hẹn trong tương lai. Để thực hiện điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo. 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm Trí tuệ nhân tạo

a) Mục tiêu: HS giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung HĐKP trong mục 1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo; Thực hiện và trả lời được các câu hỏi trong SGK – tr.7.

c) Sản phẩm: Khái niệm và một số khả năng của AI.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thảo luận theo bàn, đọc và tìm hiểu các thông tin về AI trong SGK. tr. 6+7.

- GV đặt câu hỏi:

+ Qua việc tìm hiểu SGK các em hãy tóm tắt về sự ra đời của AI? Khái niệm và các đặc trưng của AI?

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện Phiếu bài tập: Các ví dụ sau thuộc những khả năng nào của AI?

+ HS thảo luận kết hợp với những gợi ý trong SGK để thực hiện phiếu bài tập.

+ GV chỉ định các HS trả lời câu hỏi.

- GV cho HS nghiên cứu về cách phân loại AI. Từ đó HS trình bày về các loại AI chính.

- GV cho HS đọc phần Câu hỏi củng cố – SGK.tr.7:

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a) AI có phải do con người tạo ra hay không?

b) Công nghệ nào giúp máy tính có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người?

+ HS suy nghĩ, thảo luận với bạn cùng bàn để thực hiện các câu hỏi trên.

+ Sau thảo luận, GV chỉ định một số HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời.

Từ câu trả lời của HS, GV kết luận về Khái niệm của AI và vai trò của AI đối với máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr. 6 – 7. thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hướng dẫn, gợi ý HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- Đại diện các nhóm HS trả lời, đưa ra chính kiến của nhóm.

- Hướng dẫn giải Phiếu bài tập.

+ Ví dụ 1: Khả năng học.

+ Ví dụ 2: Khả năng nhận thức.

+ Ví dụ 3: Khả năng giải quyết vấn đề.

+ Ví dụ 4: Khả năng suy luận.

+ Ví dụ 5: Khả năng hiểu ngôn ngữ.

- Đáp án Câu hỏi củng cố SGK – tr.7:

a) AI là do con người tạo ra.

b) Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp máy tính tính có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung kiến thức: 

Kết luận:

- Khái niệm: AI là các hệ thống do con người xây dựng nhằm giúp máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.  

- Lời ích: AI giúp máy tính biết học, suy luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ.

1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo

Lược sử ra đời của AI

- Người đưa ra thuật ngữ AI: Năm 1955, Giáo sư McCarthy (Đại học Stanford) đưa ra với định nghĩa “Khoa học và kĩ thuật chế tạo máy móc thông minh”

- Thời điểm chính thức ra đời của ngành Trí tuệ nhân tạo: 1956, tại trường Dartmouth.

Khái niệm AI:

AI là các hệ thống do con người xây dựng nhằm giúp máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.

Các đặc trưng cơ bản của AI:

Khả năng học: Trích rút được thông tin từ dữ liệu để học và tích lũy tri thức.

Ví dụ: Khả năng học dữ liệu, phép toán, công thức toán học để có được tri thức hỗ trợ giải các bài toán khó.

Khả năng suy luận: vận dụng tri thức và logic để đưa ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Hệ thống chẩn đoán y tế dựa trên AI sử dụng hình ảnh y khoa, các triệu chứng và bệnh lí để hỗ trợ chuẩn đoán.

Khả năng nhận thức: cảm nhận và hiểu biết môi trường thông qua các cảm biến, thiết bị đầu vào.

Ví dụ: Hệ thống lái xe tự động sử dụng camera, radar và cảm biến siêu âm để thu thập thông tin về môi trường xung quanh xe, từ đó xe có thể tự giữ làn đường, tăng giảm tốc độ, và tránh các tình huống nguy hiểm,…

Khả năng hiểu ngôn ngữ: đọc, hiểu, diễn giải và tạo ra văn bản tương tự như con người.

Ví dụ: Các máy tìm kiếm dựa trên AI như ChatGPT có thể hiểu câu hỏi và đưa ra các kết quả tìm kiếm phù hợp.

Khả năng giải quyết vấn đề: vận dụng tri thức, nhận thức, suy luận, khả năng hiểu ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Khả năng tự động hóa của AI tích hợp trong cánh tay robot để thực hiện các công việc nguy hiểm, độc hại,… giúp con người.

Phân loại AI:

AI được chia làm hai loại chính:

AI hẹp hay AI yếu (Artificial Narrow Intelligence – ANI) được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới hạn các nhiệm vụ.

Ví dụ: Hệ thống ANI dùng để nhận dạng khuôn mặt có trong một bức ảnh, còn các đối tượng khác trong bức ảnh thì không nhận dạng và phân loại được.

AI tổng quát hay AI rộng (Artificial General Intelligence – AGI) có khả năng tự học từ dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

Ví dụ: GPT-4 thể hiện mức độ thông minh tổng quát, thực hiện được các nhiệm vụ trong lĩnh vực toán học, sinh học, vật lí, hóa học, lịch sử, nghệ thuật,….

 

PHIẾU BÀI TẬP

Các ví dụ sau thuộc những khả năng nào của AI?

1. Một hệ thống máy học có thể được dùng để phân loại email vào các hộp thư đến khác nhau dựa trên nội dung và phản hồi của người dùng. Hệ thống này liên tục học từ dữ liệu mới và phản hồi của người dùng để cải thiện khả năng phân loại trong tương lai.

2. Robot tự hành được trang bị với các cảm biến như camera, lidar và radar để nhận biết và hiểu biết về môi trường xung quanh nó, cho phép nó di chuyển một cách an toàn trong môi trường thực.

3. Một hệ thống thông minh trong y tế có thể sử dụng các dữ liệu lâm sàng và tri thức y học để đưa ra chẩn đoán và lời khuyên điều trị cho các bệnh nhân dựa trên triệu chứng, lịch sử bệnh, và thông tin khác về tình trạng sức khỏe của họ.

4. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong hệ thống đánh giá tín dụng có thể sử dụng logic và tri thức về lịch sử tín dụng, thu nhập, và các yếu tố khác để suy luận và quyết định xem một người có đủ điều kiện để vay tiền hay không.

5. Một ứng dụng trợ lý ảo có thể đọc và hiểu nội dung của email, tin nhắn văn bản hoặc trò chuyện qua cách xử lý ngôn ngữ tự nhiên, và sau đó đưa ra câu trả lời hoặc hướng dẫn tương tự như con người.

Hoạt động 2: Một số ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo

a) Mục tiêu: Nêu được ví dụ minh họa cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. Một số ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo, kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Một số ứng dụng của AI.

d) Tổ chức thực hiện: 

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI KIỂU DỮ LIỆU TUYẾN TÍNH 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2: TÌM HIỂU CÂY TÌM KIẾM NHỊ PHÂN TRONG SẮP XẾP VÀ TÌM KIẾM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3: TÌM HIỂU KĨ THUẬT DUYỆT ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG 

Chat hỗ trợ
Chat ngay