Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

Giáo án bài 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI 

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

  1. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản, nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì (đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, yếu tố kì ảo) trong sự so sánh với truyện cổ dân gian. Nhận biết được giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mỹ trong một số tác phẩm văn học cụ thể.

  • Phân biệt và biết cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp.

  • Viết được bào nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

  • Biết thuyết trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

  • Có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của người công dân; biết cảm thông, tôn trọng, bảo vệ những chủ thể yếu thế trong cuộc sống.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện truyền kì, mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến truyện truyền kì, mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến truyện truyền kì, mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian.

d. Tổ chức thực hiện:

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Truyện truyền kì và mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian. 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày hiểu biết của em về truyền kì cũng như mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian?

+ Hoàn thành phiếu học tập sau đây:

TÌM HIỂU YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ

  1. Củng cố kiến thức về yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì

Truyện truyền kì

Đặc điểm

Đề tài 
Không gian, thời gian 
Nhân vật 
Yếu tố kì ảo/cốt truyện 
  1. Yếu tố kì ảo trong truyện
Tác dụng của yếu tố kì ảoTruyện dân gianTruyện truyền kìTruyện hiện đại
Nét chung 
Nét riêng   

 

 

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

  1. Tìm hiểu chung

  2. Truyện truyền kì và Mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian.

HS hoàn thành phiếu học tập số 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌM HIỂU YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ

  1. Củng cố kiến thức về yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì

Truyện truyền kì

Đặc điểm

Đề tài

Cuộc sống của con người trong mối liên hệ với quỷ thần và trong sự dịch chuyển từ cõi trần sang cõi khác.

Không gian, thời gian
  • Thế giới con người và thế giới thánh thần, ma quỷ có sự tương giao, không gian truyện truyền kì đầy tính kì ảo.

  • Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti, thủy phù hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh, chậm của thời gian); con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo.

Nhân vật

Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma quỷ… nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó, nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh tích cách của con người.

Yếu tố kì ảo/cốt truyện

Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóa những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện. Cốt truyện sử dụng nhiều yếu tố kì ảo.

  1. Yếu tố kì ảo trong truyện
Tác dụng của yếu tố kì ảo

Truyện dân gian

Truyện truyền kì

Truyện hiện đại

Nét chung

Đều sử dụng các yếu tố kì ảo làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện.

Nét riêng

Yếu tố kì ảo được sử dụng nhằm thể hiện quan niệm dân gian về thế giới siêu nhiên hoặc niềm tin vào công lý.

Đằng sau những chi tiết kì ảo phi hiện thực, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan điểm và thái độ của tác giả đối với đời sống đương thời.

Các nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.

 

 

Nhiệm vụ 2: Giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của văn học. 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày vai trò của văn học trên các khía cạnh nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày khái niệm về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật?

+ Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật có thể kết hợp cùng nhau không?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời 1 vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

  1. Giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của văn học. 

  • Văn học giúp người đọc hiểu về đời sống hiện thực khách quan, hiểu người khác và hiểu chính mình từ đó góp phần hình thành hoặc làm biến đổi một cách tự nhiên giá trị, chuẩn mực đạo đức của người đọc.

  •  Bên cạnh đó thông qua quá trình tiếp xúc của người đọc với thế giới hình tượng, tác phẩm văn học đem lại khoái cảm về cái đẹp.

  • Giá trị nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ đan bện với nhau và được tiếp nhận đồng thời trong quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm. 

 

  1. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

  • Ngôn ngữ trang trọng là ngôn ngữ thường được sử dụng trong các giao tiếp liên quan đến công việc chung như thuyết trình, giảng dạy, trao đổi ý kiến trong cuộc họp, phát biểu ý kiến trong lớp học…. hoặc viết báo cáo, đơn từ, làm bài, viết bài nghiên cứu… Ngôn ngữ trang trọng được gọt giũa cẩn thận. Từ ngữ và kiêu câu trong ngôn ngữ trang trọng phải bảo đảm chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách

+ Ngôn ngữ trang trọng thường được ưu tiên sử dụng từ ngữ toàn dân với nghĩa chính thống và lịch sự, không sử dụng tiếng lóng và từ thông tục, ít sử dụng câu đặc biệt hay câu rút gọn.

  • Ngôn ngữ thân mật là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong phạm vi các giao tiếp hàng ngày như trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè, người thân, viết nhật kí cá nhân… Ngôn ngữ thân mật thường sử dụng các từ ngữ có sắc thái gần gũi, dân dã phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp.

+ Kiểu câu sử dụng trong ngôn ngữ thân mật đa dạng bao gồm câu đặc biệt, câu rút gọn….

Trong thực tế có thể sử dụng kết hợp cả ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. ngôn ngữ trang trọng đảm bảo tính lịch sư, quy thức của cuộc giao tiếp còn ngôn ngữ thân mật gia tăng tính tình cảm, xóa bỏ hoặc thu gọn khoảng cách giữa các đối tượng giao tiếp.

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT    : VĂN BẢN 1: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN 

(Trích Truyền kì mạn lục)

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một câu chuyện có yếu tố kì ảo.

  • HS có hiểu biết về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt.

  • HS trân trọng những con người dũng cảm dám đứng lên bênh vực chính nghĩa.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  • Năng lực hợp tác phân tích, cảm nhận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

  • Trân trọng và biết đứng về phía cái thiện, chính nghĩa.

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Tranh ảnh về nhà văn, tác phẩm.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  3. KHỞI ĐỘNG

  4.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  5. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS.

  6.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về chia sẻ cá nhân. 

  7. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Trong chương trình THCS em đã học tác phẩm nào trích từ Truyện kì mạn lục? Trình bày một số hiểu biết sơ lược của mình về phẩm Truyện kì mạn lục?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Trong chương trình THCS em đã học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương trích Truyện kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ. Đây là một tác phẩm rất nổi tiếng của ông và ghi chép lại những câu chuyện tản mạn trong dân gian có sự kết hợp của yếu tố kì ảo.

  • GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản này Tiết 1 - bài 1 – Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm của văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại và văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS chia nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

+ Nhóm 2: Xác định bố cục của văn bản?

+ Nhóm 3: Tóm tắt cốt truyện và xác định chủ đề của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị kiến thức.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

  1. Tìm hiểu tác giả tác phẩm

  2. Tác giả

  3. Tiểu sử

  • Tên: Nguyễn Dữ.

  • Năm sinh – năm mất: Chưa rõ.

- Quê quán: Hải Dương.

- Cuộc đời:

+ Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Thời kì này chế độ nhà Hậu Lê đã lâm vào khủng hoảng các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, loạn lạc triền miên.

+ Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

  1. Tác phẩm tiêu biểu

+ Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”.

+ Truyện Kì mạn lục ra đời nửa đầu thế kỉ XVI bao gồm có 20 câu chuyện.

  • Là tiếng nói phê phán hiện thực.

  • Cảm thông bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

  • Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt đề cao đạo đức nhân hậu thủy chung.

  • Khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của tầng lớp tri thức ẩn dật đương thời. 

  1. Tác phẩm 

  2. Xuất xứ tác phẩm

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số 20 truyện của tập Truyện kì mạn lục.

b. Bố cục

Gồm có 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến không cần gì cả: Giới thiệu hành động nhân vật Ngô Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền.

+ Phần 2: Tiếp theo đến khó lòng thoát nạn: Cuộc “gặp” giữa Tử Văn và tên tướng giặc họ Thôi và Thổ Công.

+ Phần 3: Tiếp theo đến sai lính đưa Tử Văn về: Hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác.

+ Phần 4: Còn lại: Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên và lời bình của tác giả.

c. Tóm tắt cốt truyện và xác định chủ đề tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Tóm tắt cốt truyện

Ngô Tử Văn nổi tiếng ở đất Lạng Giang là kẻ chính trực, khảng khái. Ngôi làng chàng ở có một ngôi đền thiêng lắm nhưng có một tên hung thần ở gần đền hay tác oai tác quái, yêu sách trong dân gian, Tử Văn tức giận nên châm lửa để đốt đền trừ hại cho dân lành.

Sau khi ngôi đền bị đốt, tên hung thần đã dọa kiện chàng ở âm phủ. Sau khi về nhà chàng lên cơn sốt, trong lúc đang mê man thì chàng mơ thấy có người đòi bắt mình xuống âm phủ. Nhưng đến chiều tối có một ông già đến xưng danh là Thổ Thần, ông cảm kích trước tinh thần dũng cảm của Tử Văn nên bày đã mách cho chàng tội ác và tung tích của tên hung thần, ông còn bày cho chàng cách để xử lý đối phó.

Đêm đến, Tử Văn trở bệnh nặng hơn, thấy có hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng đã tố cáo hết những tội ác của tên hung thần kèm theo dẫn chứng đầy đủ về hắn. Sau khi chứng thực, quân lính về thưa tất cả lời Tử Văn là sự thật, Diêm Vương đã trừng trị tên tướng giặc và bọn phán sự, thổ thần thì được phục chức còn Tử Văn được sống trở lại. Trở về từ âm phủ, Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

Chủ đề tác phẩm: Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. Một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  4. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Cốt truyện và điểm nhìn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Bứơc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 -6 người), cho HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:

+  Cốt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tiếp diễn theo trình tự nào?

+ Điểm nhìn của truyện là ai? Em có nhận xét gì về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và người bình luận ở cuối truyện?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn và mối quan hệ tương quan với các nhân vật.  

  1.  Tìm hiểu chi tiết

  2. Cốt truyện và điểm nhìn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  3. Cốt truyện

  • Cốt truyện của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói về Ngô Tử Văn một người khẳng khái và cương trực thấy sự gian tà thì không chịu khất phục. Chỉ vì bất bình muốn mang đến yên bình cho dân làng mà chàng đã đốt đền của tên tướng giặc. Sau đó là sự kiện Ngô Tử Văn đòi công bằng cho thổ địa, lật mặt tên tướng giặc và được giữ chức phán sự đền Tản Viên. 

  •  Cốt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên diễn biến theo tuyến tính tức là thời gian có trước có sau, có nhân và có quả. Từ khi Tử Văn đốt đền, đến khi về nhà trong mơ gặp tên hung thần, rồi gặp đến Thổ Công. Tử Văn xuống Minh Ti gặp Diêm Vương, đối chất với tên tướng giặc giành chiến thắng rồi trở về. Sau đó được giữ chức phán sự đền Tản Viên.

  • Cốt truyện theo diễn biến thời gian, sự việc và nhân quả.

  1. Điểm nhìn và chức năng của người kể chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  • Chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn.

+ Câu chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, rồi xuống Minh Ti rồi lại trở về nhân gian và sau đó giữ chức phán sự đền Tản Viên tất cả đều được kể dưới điểm nhìn của người thứ 3 tức là hoàn toàn khách quan. 

+ Việc tái hiện câu chuyện dưới cái nhìn của ngôi kể thứ ba khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, sinh động và khái quát hơn bao giờ hết. Điểm nhìn và đánh giá mang tính khách quan, không hề xen lẫn cảm quan cá nhân. 

+ Cách dẫn dắt chuyện cũng vô cùng khéo léo mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dần dần đến đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí thỏa đáng. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến của sự việc rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm. Chủ đề tư tưởng của chuyện vì thế cũng được nổi bật lên.

  • Lời bình cuối truyện

+ Mang tính khách quan thể hiện suy nghĩ cũng như quan điểm của người viết trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Lời bình cuối bài góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Thông qua hình tượng Ngô Tử Văn - một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Tác giả thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

2. Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn và mối quan hệ tương quan với các nhân vật.

 

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn 1/2 giáo án kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 200k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - khoảng 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi, phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay