Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Giáo án bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TIẾT    : ÔN TẬP

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm: kĩ năng odjc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

  • Hiểu yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập trong việc tự đánh giá kết quả học tập cuối học kì I, tập là quen với bài thi tốt nghiệp THPT.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm: kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức ôn tập và hoàn thành bài đầy đủ.

  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về một tác phẩm mà em ấn tượng nhất trong học kì 1.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Hãy trình bày cảm nhận của em về một tác phẩm em ấn tượng nhất trong học kì 1?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về Ôn tập cuối học kì I.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Ôn tập văn bản đọc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm nhỏ (4-6 HS) và thực hiện những yêu cầu sau:

(1) Dựa trên thông tin về các bài đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một, hãy lập bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.  

(2) Phân biệt truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại qua các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một.

(3) Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các văn bản trong Bài 2.

(4) Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản kí được học ở Bài 3.

(5) Nội dung của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) có gì gần gũi với các tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)?

(6)Đặc điểm (nội dung và hình thức) của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 12, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Ôn tập văn bản đọc

(1) 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(2)

- Khái niệm:

+ Truyện truyền kì là một thể loại tự sự của văn học trung đại, tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Tuy là văn học viết những truyện truyền kì dựa trên truyền thống tự sự dân gian.

+ Truyện ngắn hiện đại là một tác phẩm tự sự, thường tập trung vào việc kể một câu chuyện gắn với đời sống, phản ánh nhiều khía cạnh của con người và xã hội thời đại đó.

- Yếu tố kì ảo:

+ Truyện truyền kì, yếu tố kì ảo đóng vai trò quan trọng, là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, khiến câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn

+ Truyện ngắn hiện đại tập trung khai thác chất liệu đời sống, tuy vẫn có yếu tố kì ảo nhưng không được sử dụng nhiều như truyện truyền kì

- Nội dung: Truyện truyền kì viết về các câu chuyện được lấy chất liệu từ dân gian, còn truyện ngắn hiện đại tập trung phản ánh đời sống con người và phản ánh các vấn đề xã hội đương thời.

(3)

* Đặc điểm của hài kịch:

- Hài kịch sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời,... trong đời sống.

VD: Tác phẩm “Quan thanh tra”, tiếng cười trong đoạn trích đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, lộ rõ bản chất của người cầm quyền. Bởi vậy thông qua tiếng cười đã đưa đến nhiều giá trị. Tiếng cười bộc lộ sự ngu dốt và nạn tham nhũng của giới cầm quyền

- Xung đột trong hài kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.

VD: Trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, xung đột xảy ra giữa hai nhân vật đại diện cho hai trường phái: Sai-lốc và Antonio. Sai-lốc đại diện cho sự xấu xa, tính toán, gian manh >< Antonio đại diện cho chính trực, lương thiện, tốt bụng.

- Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.

VD: Trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, Sai-lốc không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lý, công bằng và luật lệ nhưng thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỷ cá nhân của mình, đó là giết Antonio.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.

VD: Trong đoạn trích Tiền tội nghiệp của tôi ơi, các hoạt động của nhân vật nhằm tập trung bộc lộ thói hà tiện, keo bẩn, tham lam. Như việc vừa muốn cất tiền vừa muốn sinh lời. Vì nỗi sợ lộ chỗ giấu tiền quá lớn mà tự mình suy nghĩ và nói ra chỗ giấu tiền, điều muốn cất giấu lại nói ra mồm. Thậm chí trong cách chọn nơi giấu tiền đã là yếu tố gây hài khi ông ta nghĩ rằng các loại tủ sắt đều đáng ngờ, vì vậy chôn tiền ngoài vườn an toàn hơn cất ở tủ sắt.

- Ngôn ngữ trong hài kịch bao gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ gần với đời sống và các biện pháp như: chơi chữ, nói lái, nói lắp, nhại,…

VD: Tác phẩm Loạn đến nơi rồi, rất nhiều câu thoại có chỉ dẫn sân khấu như :

Bà Xoa (vồn vã) Thế nào…đã lâu không về..”

Mai (nói từ dưới) Con đương dở tay.”

- Kết cấu của văn bản hài kịch cũng được chia thành các hồi, lớp, cảnh, ...Hệ thống nhân vật được tổ chức theo quan hệ đối lập để làm nổi bật xung đột.

VD: Trong hài kịch Quan thanh tra, được trích từ lớp VIII của vở kịch. Cuối tác phẩm, có sự xuất hiện của “lớp cuối cùng”. Trong đoạn trích cũng có chia ra các hồi, các lớp.

…………….

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay