Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 7: Peptide, protein và enzyme

Giáo án bài 7: Peptide, protein và enzyme sách Hoá học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7. PEPTIDE, PROTEIN VÀ ENZYME

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về peptide và viết được cấu tạo của peptide.

  • Trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của peptide (phản ứng thủy phân; phản ứng màu biuret).

  • Thực hiện được thí nghiệm cho phản ứng màu biuret của peptide.

  • Trình bày được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của protein.

  • Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper (II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng).

  • Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đông tụ protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của protein.

  • Nêu được vai trò của protein với sự sống; vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

    • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

    • Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức hoá học:

    • Nêu được khái niệm về peptide và viết được cấu tạo của peptide.

    • Trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của peptide (phản ứng thủy phân; phản ứng màu biuret).

    • Thực hiện được thí nghiệm cho phản ứng màu biuret của peptide.

    • Trình bày được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của protein.

    • Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper (II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng).

    • Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đông tụ protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của protein.

    • Nêu được vai trò của protein với sự sống; vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học.

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tinh bột và cellulose.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề và video

Bạn có biết, cơ thể trưởng thành của chúng ta có hàng tỉ tế bào, mỗi tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là nước, nucleic acid, ion, lipid, carbohydrate và protein. Trong đó protein duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản cho hoạt động sống, tham gia vận chuyển oxygen, chất dinh dưỡng và có vai trò bảo vệ cơ thể:

Video protein bảo vệ cơ thể trong quá trình miễn dịch của cơ thể:(00:00 đến 3:53)

 https://www.youtube.com/watch?v=vAEXYIUCGFQ

Vậy protein là gì? Protein có những tính chất nào? Vai trò và ứng dụng của protein cụ thể như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Protein là hợp chất hữu cơ giúp duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản cho hoạt động sống, tham gia vận chuyển oxygen, chất dinh dưỡng và có vai trò bảo vệ cơ thể.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV không đánh giá tính đúng sai câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Protein là gì? Protein có những tính chất nào? Vai trò và ứng dụng của protein cụ thể như thế nào? Để có được câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh nhất, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 7 – Peptide, protein và enzyme.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và cấu tạo của peptide 

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và cấu tạo của peptide.

b. Nội dung: HS quan sát ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 47-48 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, cấu tạo của peptide.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cấu tạo của một tripeptide (Hình 7.1).

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết sự khác nhau giữa "mắt xích amino acid trong phân tử peptide" và phân tử amino acid tương ứng.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK, cho biết: Peptide là gì? 

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu để trả lời mục Câu hỏi: Quan sát Hình 7.1 và cho biết những nhóm chức nào trong phân tử các -amino acid đã tham gia hình thành liên kết peptide.

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi Luyện tập: Viết cấu tạo của các phân tử peptide được hình thành do sự kết hợp của:

a) 2 phân tử alanine với nhau.

b) 1 phân tử alanine với 2 phân tử glycine.

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Em có biết để biết được tầm quan trọng của việc viết đúng thứ tự liên kết trong phân tử peptide.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Phân tử amino acid có nhóm -COOH và -NH2 trong khi ở mắt xích amino acid, 2 nhóm này tham gia phản ứng tạo liên kết peptide nên trong mắt xích không có đủ cả 2 nhóm -COOH và -NH2.

+ Khái niệm peptide (DKSP).

* Trả lời mục Câu hỏi:  nhóm -COOH và nhóm -NH2.

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: 

a) Peptide được hình thành do sự kết hợp của 2 phân tử alanine với nhau:

H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH (Ala – Ala);

b) Các peptide được hình thành do sự kết hợp của 1 phân tử alanine với 2 phân tử glycine:

H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH2COOH (Ala – Gly – Gly);

H2NCH2CONHCH2CONHCH(CH3)COOH (Gly – Gly – Ala);

H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH (Gly – Ala – Gly).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm, cấu tạo của peptide.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Peptide

1. Khái niệm 

- Khái niệm: Peptide là hợp chất được hình thành từ các đơn vị -amino acid kết hợp với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).

- Phân loại: Dựa vào số lượng đơn vị -amino acid (2, 3,…) mà peptide được gọi là dipeptide, tripeptide,…, polypeptide.

- Cấu tạo: Nhóm amino (của amino acid đầu N) đặt bên trái, nhóm carboxyl (của amino acid đầu C) đặt bên phải.

- Cách biểu diễn: Ghép tên viết tắt (kí hiệu) của các đơn vị amino acid theo đúng trật tự.

Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hóa học và ứng dụng của peptide 

a. Mục tiêu: HS trình bày được tính chất hóa học cơ bản của peptide.

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 48-49 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất hóa học cơ bản và ứng dụng của peptide.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát video (0:20-1:25) phản ứng màu biuret của peptide.

- GV yêu cầu HS: Nêu hiện tượng và cho biết ứng dụng của phản ứng.

- GV yêu cầu HS liên hệ giữa cấu tạo của peptide với disaccharide và polysaccharide đã học, cho biết: Theo em, peptide có thể xảy ra phản ứng nào? Sản phẩm của phản ứng này là gì?

- GV tổ chức cho HS vận dụng lí thuyết đã học để trả lời câu hỏi Luyện tập:

2. Peptide A có công thức là Ala-Gly-Val.

a) A thuộc loại peptide nào (dipeptide, tripeptide, tetrapeptide)?

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân hoàn toàn peptide A bằng dung dịch NaOH dư.

3. Dung dịch thu được sau khi thủy phân hoàn toàn một peptide với kiềm có phản ứng màu biuret không? Vì sao? 

- GV cung cấp thêm cho HS về ứng dụng của peptide:

+ Kích thích sản xuất hormone: Các peptide như những chuỗi ngắn của amino acid có thể kích thích cơ thể sản xuất hormone, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

+ Cải thiện sức khỏe da: Một số peptide có tác dụng trong việc cải thiện độ đàn hồi và cấu trúc của da.

+ Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ: Peptide giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài, quan sát video, suy nghĩ để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Hiện tượng: dung dịch có màu tím đặc trưng ⇒ dùng để nhận biết peptide (trừ dipeptide).

+ Peptide có thể có phản ứng thủy phân tạo ra các peptide nhỏ hơn (thủy phân không hoàn toàn) hoặc tạo amino acid cấu thành (thủy phân hoàn toàn).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập:

2. a)  Tripeptide.

b) Phương trình hóa học của phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptide A bằng dung dịch NaOH dư:

3. Không, vì trong dung dịch lúc này không còn peptide nữa.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất hóa học và ứng dụng của peptide.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Peptide

2. Tính chất hóa học

a) Phản ứng màu biuret

- Peptide (trừ dipeptide) có phản ứng màu biuret (Cu(OH)2 trong môi trường kiềm) tạo dung dịch có màu tím đặc trưng ⇒ nhận biết peptide (trừ dipeptide).

b) Phản ứng thủy phân

- Peptide bị thủy phân bởi acid, base.

- Sản phẩm phụ thuộc vào pH của phản ứng.

Ví dụ: 

H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2 2H2N-CH2-COOH

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm cấu tạo của protein

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và đặc điểm cấu tạo của protein.

b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 49 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và đặc điểm cấu tạo của protein. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK, cho biết: Protein là gì? 

- GV tổ chức cho HS quan sát Hình 7.2.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Cấu tạo của protein có những đặc điểm gì. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm và đặc điểm cấu tạo của protein.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Protein

1. Khái niệm 

- Protein là hợp chất được tạo thành từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.

2. Cấu tạo

- Protein đơn giản: Chuỗi polypeptide tạo thành từ nhiều đơn vị -amino acid.

- Protein phức tạp: Tạo thành từ mạch peptide và các thành phần "phi protein" (phosphoric acid, carbohydrate,…).

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tính chất, vai trò của protein đối với sự sống và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học

a. Mục tiêu: HS trình bày được tính chất, vai trò của protein đối với sự sống và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.

b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 50-52 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất, vai trò của protein đối với sự sống và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của protein

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình sau:

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và thông tin trong SGK, cho biết: Em có nhận xét gì về dạng cấu tạo đặc trưng của protein?

- GV tổ chức cho HS quan sát video (0:23-0:58) về tính tan của protein. 

- GV yêu cầu HS dựa và nội dung trong video kết hợp liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Nhận xét về tính tan của các dạng cấu tạo không gian của protein.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, video, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Hai cấu tạo không gian đặc trưng của protein là dạng hình sợi và dạng hình cầu.

+ Tính tan (DKSP).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất vật lí của protein.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

…………………..

II. Protein

3. Tính chất vật lí

- Các protein dạng sợi như keratin (trong tóc, móng, sừng), fibroin (trong tơ nhện, tơ tằm),… không tan trong nước.

Fibroin trong tơ tằm

- Các protein dạng hình cầu như hemoglobin (trong máu), albumin (trong lòng trắng trứng) có thể tan trong nước tạo dung dịch keo.

 

------------------------------------------

 -------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay