Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 9: Vật liệu polymer

Giáo án bài 9: Vật liệu polymer sách Hoá học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9. VẬT LIỆU POLYMER

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm chất dẻo.

  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).

  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

  • Nêu được khái niệm về composite.

  • Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.

  • Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.

  • Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,..), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).

  • Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.

  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hóa cao su.

  • Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)).

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: 

  • Nêu được khái niệm chất dẻo.

  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).

  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

  • Nêu được khái niệm về composite.

  • Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.

  • Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.

  • Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,..), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).

  • Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.

  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hóa cao su.

  • Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)).

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 

  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

  • Sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

  • Khơi dậy ý thức sử dụng chất dẻo hợp lí, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh về vật liệu polymer (chất dẻo, tơ, cao su, keo dán,…) và ứng dụng của vật liệu polymer trong đời sống, phiếu bài tập.

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ứng dụng của vật liệu polymer trong hình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:

A pair of images of a tire and a pair of shoes

Description automatically generated

- GV nêu câu hỏi: Em hãy liệt kê các ứng dụng của polymer trong đời sống, cho biết một số vật dụng trong đời sống được làm bằng chất dẻo, vật liệu composite.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: 

+ Một số ứng dụng của vật liệu polymer: dùng để sản xuất chai nhựa, cốc nhựa, lốp xe, vòi nước,...

+ Vật dụng làm bằng chất dẻo: chai nhựa, cốc nhựa, ống nước,…

+ Vật dụng làm từ vật liệu composite: các sản phẩm làm từ gỗ nhựa, ván ép,…

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về khái niệm chất dẻo, composite, chúng ta vào bài học ngày hôm nay Bài 9 – Vật liệu polymer. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về chất dẻo

a. Mục tiêu: HS trình bày được:

- Khái niệm chất dẻo.

- Cách tổng hợp polymer dùng làm chất dẻo.

- Ứng dụng của chất dẻo.

- Nguyên nhân gây môi nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo và rác thải nhựa.

- Một số biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi sử dụng đồ nhựa.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 61 – 63 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm chất dẻo; cách tổng hợp polymer để làm chất dẻo; ứng dụng của chất dẻo trong đời sống; nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau:

Hình ảnh chai nhựa 

sau khi chịu tác dụng nhiệt

- GV gợi ý cho HS: Chai nhựa trên có thành phần chính PE.

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở Bài 8: Đại cương về polymer (SGK Hóa học 12 trang 56) và cho biết: Vật liệu làm từ PE có tính chất gì?

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Trong hình trên, chai nhựa sau khi chịu tác dụng của nhiệt có trở lại hình dạng ban đầu được không?

- GV mở rộng kiến thức cho HS về thành phần chính của chất dẻo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Vật liệu làm từ PE có tính dẻo.

+ Sau khi chịu tác dụng của nhiệt, chai nhựa không trở lại hình dạng ban đầu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Chất dẻo

1. Khái niệm

- Chất dẻo là những vật liệu polymer có tính dẻo.

- Tính dẻo: tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực lực bên ngoài, vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

- Ví dụ:

- Thành phần chính của chất dẻo là polymer.

 

Nhiệm vụ 2: Một số polymer dùng làm chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong Bảng 9.1 SGK trang 61. 

- GV yêu cầu HS nhớ lại lí thuyết đã học, trả lời Câu hỏi: Đọc thông tin trong Bảng 9.1, nhận xét đặc điểm chung của các phản ứng điều chế PE, PP, PS, PVC và poly(methyl methacrylate).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời mục Câu hỏi: Các polymer trên được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về một số polymer thông dụng làm chất dẻo và cách tổng hợp chúng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Một số polymer dùng làm chất dẻo

- Một số polymer dùng làm chất dẻo thông dụng (PE, PP, PVC, PS, poly(methyl methacrylate),….) được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp từ các monomer tương ứng.

- Phương trình tổng quát:

A black arrow pointing to a white background

Description automatically generated

- Điều chế PPF: formaldehyde phản ứng với phenol (xúc tác acid):

A diagram of a chemical formula

Description automatically generated

 

Nhiệm vụ 3: Ứng dụng của chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình một số vật dụng làm bằng chất dẻo sau.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời mục Câu hỏi: Kể tên một số vận dụng trong gia đình em được làm từ chất dẻo

- GV cung cấp kiến thức cho HS về ứng dụng của một số loại chất dẻo thông dụng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, liên hệ thực tế, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời mục Câu hỏi: Một số vật dụng trong gia đình em được làm từ chất dẻo là: Ghế nhựa, chậu nhựa, vỏ dây dẫn điện, ống nước, áo mưa, keo dán, thắt lưng, chai nước, đĩa nhựa, bàn chải, túi nilon, đồ chơi, nút áo, mắt kính, gọng kính nhựa, chi tiết nhựa trong máy tính, chi tiết nhựa trong điện thoại, tai nghe, bảng điện, màng bọc thực phẩm,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về ứng dụng của chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Ứng dụng của chất dẻo

- Một số ứng dụng của chất dẻo:

+ Sản xuất bao bì đóng gói.  

Ví dụ:

Màng bọc thực phẩm

+ Sản xuất đồ gia dụng (bàn ghế, tủ quần áo, văn phòng phẩm,…).

Ví dụ:

Đồ gia dụng

+ Sản xuất đồ nội thất, ngoại thất (cửa ra vào, cửa sổ, đường ống, dây cáp, thảm trải sàn, vật liệu cách nhiệt,…).

Ví dụ:

+ Trong lĩnh vực điện, điện tử: Sản xuất vỏ bọc dây điện, bảng điện, các thiết bị âm thanh, nghe nhìn, máy tính, điện thoại,…

Ví dụ:

Dây Điện Mềm Dẹt Cách Điện Và Vỏ Bọc Sino VCTFK 2x0.5mm - Giakhanh.net

Vỏ bọc dây điện

+ Trong y tế: Sản xuất các thiết bị y tế, các loại mắt kính,…

Ví dụ:

Mắt Kính Bảo Hộ Trắng 35k - Bảo Vệ Mắt Hiệu Quả, Hàng Chất Lượng Cao

Kính bảo hộ y tế

Nhiệm vụ 4: Tác hại của việc lạm dụng chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

Một số khu vực bị ô nhiễm do rác thải nhựa

- GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân và hình ảnh trên, trả lời Câu hỏi: Nêu một số tác hại của việc lạm dụng chất dẻo tới đời sống và môi trường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về lí do gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo và rác thải nhựa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tác hại của việc lạm dụng chất dẻo

- Rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật trong hệ sinh thái, nếu không xử lí đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường:

+ Đốt: tạo các khí độc, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ví dụ:

HỎI ĐÁP] TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐỐT RÁC THẢI NHỰA? - Sos Môi Trường

Khói tạo ra khi đốt chất dẻo

+ Chôn lấp: làm đất bị ô nhiễm, giảm chất lượng đất, ngăn cản quá trình khí oxygen đi vào đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.

Ví dụ:

Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến thực vật

+ Thải ra sông, hồ, đại dương,…: ô nhiễm nguồn nước, làm chết các sinh vật trong nước.

Ví dụ:

Rác thải nhựa ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước

- Rác thải nhựa mất nhiều thời gian phân hủy ⇒ Tích tụ nhiều rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và động vật.

Nhiệm vụ 5: Một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi Vận dụng: Em đã thực hiện những biện pháp nào để hạn chế sử dụng chất dẻo nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi Vận dụng (DKSP).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về một số biện pháp cần thực hiện để hạn chế sử dụng chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo

Một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo:

- Thay thế vật dụng làm từ chất dẻo bằng vật dụng làm từ vật liệu khác:

+ Tăng cường sử dụng vật dụng bằng inox, thủy tinh thay thế vật dụng dùng một lần 

Lý do bạn nên sử dụng chai thủy tinh để bảo vệ môi trường | Công ty Sản  Xuất Thương Mại Đ&H

+ Sử dụng đồ vật từ sản phẩm thiên nhiên, thân thiện với môi trường (tre, giấy,…).

- Tái chế và tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa.

 

Hoạt động 2. Vật liệu composite 

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vật liệu composite và một vài ứng dụng của loại vật liệu này.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 63 – 64 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm vật liệu composite; kể tên được một số ứng dụng của vật liệu composite trong công nghiệp và đời sống.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK, trả lời mục Câu hỏi: Cho biết vai trò của vật liệu nền và vật liệu cốt trong vật liệu composite.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời mục Câu hỏi (DKSP).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm vật liệu composite.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Vật liệu composite

1. Khái niệm

- Vật liệu composite: vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau; vật liệu mới có tính chất vượt trội so với các vật liệu thành phần.

- Vật liệu composite thường có hai thành phần chính:

Thành phần

Vai trò

Dạng vật liệu thường gặp

Vật liệu cốt

Đảm bảo cho composite có được đặc tính cơ lí cần thiết.

- Dạng sợi (sợi carbon, vải,…).

- Dạng bột (bột nhôm, silica,…).

Vật liệu nền

Đảm bảo cho các thành phần cốt của composite liên kết với nhau, tạo tính nguyên khối và thống nhất cho composite.

- Nhựa nhiệt dẻo hoặc nhựa nhiệt rắn.

 

 

Nhiệm vụ 2: Ứng dụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK trang 63, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Vật liệu composite có những ứng dụng nào?

- GV nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp thông tin cho HS thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập: Vì sao composite sợi carbon và composite sợi thủy tinh lại được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không?

- GV tổ chức cho HS xem video (0:53-3:56) để có cái nhìn trực quan về ứng dụng của vật liệu composite.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. 

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Composite sợi carbon và composite sợi thuỷ tinh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vì có tính chất nhẹ, có độ bền cao, cách điện, bền với môi trường.

Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về ứng dụng của vật liệu composite. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Ứng dụng của một số composite

- Ứng dụng của một số composite:

+ Composite sợi carbon: Nhẹ, độ bền cao ⇒ Chế tạo các bộ phận quan trọng trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, ô tô, thiết bị, dụng cụ thể thao,…. 

Ví dụ:

+ Composite sợi thủy tinh: Nhẹ, độ cứng và độ uống, kéo tốt, độ bền cơ học cao, cách điện tốt, bền với môi trường ⇒ Chế tạo bộ phận trong thiết bị hàng không (giá để hành lí, vách ngăn, thùng chứa, ống dẫn), đóng tàu, thuyền,…

Ví dụ:

Vật liệu composite TOÀN TIẾN: NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN DÙNG CHO TÀU COMPOSITE (TÀU  FRP - P.3)

- Composite bột gỗ và bột đá: Nhẹ, độ bền cao, cách điện và cách nhiệt tốt, dễ tạo hình và phối màu ⇒ Làm tấm ốp trang trí nhà, làm cánh cửa, ván lát sàn,…

Ví dụ: 

Quy trình sản xuất gỗ nhựa

 

Hoạt động 3. Tơ

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tơ, cách phân loại tơ, chỉ ra được một số loại tơ thường gặp.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 64-66 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, cách phân loại tơ và nêu được đặc điểm của một số loại tơ thường gặp. 

------------------------------------------

 -------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ kì I + 1/2 kì 2
  • Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 6 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1100k/6 tháng
  • 1250k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1-4

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1-4

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay