Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Giáo án bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sách Địa lí 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Khái quát được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới. 

  • Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nông nghiệp và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu; tình hình phát triển và phân bố (trồng trọt, chăn nuôi); xu hướng phát triển của nông nghiệp nước ta. 

  • Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp và trình bày được tình hình phát triển, phân bố lâm nghiệp và bảo vệ tài nguyên rừng. 

  • Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển thủy sản và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: xác định mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp. 
  • Tự chủ và tự học: nắm được những thông tin về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta, để từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp của bản thân về sau. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống, suy nghĩ không theo lối mòn. 

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: thông qua các bảng số liệu, tư liệu … để trình bày sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy sản.

  • Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: Khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới, phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nông nghiệp và trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng phát triển nông nghiệp nước ra, phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp, vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng, phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển thủy sản và trình bày sự chuyển dịch cơ cấu. 

3. Phẩm chất

  • Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. 

  • Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều. 

  • Biểu đồ quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2010 và năm 2021. 

  • Bảng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021. 

  • Bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Việt Nam năm 2021. 

  • Bảng diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả của nước ta giai đoạn 2010 – 2021. 

  • Bảng số lượng một số vật nuôi ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021. 

  • Bảng diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác của nước ta giai đoạn 2010 – 2021. 

  • Bảng sản lượng thủy sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức đã có với kiến thức bài mới, tạo hứng thú cho HS. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thơ nông nghiệp”, HS nêu một số ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhấn mạnh vai trò nông nghiệp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong nông nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thơ nông nghiệp”.

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ Mỗi đội có 3 phút để thảo luận.

+ 2 đội viết ra bảng phụ ca dao, thành ngữ, tục ngữ của đội mình.

+ Đội nào có đáp án chính xác và nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.   

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp: 

  • Nhất sĩ nhì nông. Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ. 
  • Có thực mới vực được đạo. 
  • Làm ruộng thị ra. Làm nhà thì tốn.
  • Sợ mẹ cha, không bằng sợ tháng ba ngày tám. 
  • Được mua chê cơm hẩm. Mất mùa lẫm cơm thiu. 
  • …….

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Vậy nhóm ngành có những thế mạnh và hạn chế gì? Tình hình phát triển và phân bố của nhóm ngành này ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS: Khai thác thông tin mục I SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện  1 – 2 HS trả lời câu hỏi về vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- GV yêu cầu 1 – 2 HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

- Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 

+ Là cơ sở để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  

+ Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. 

+ Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm, tạo ra nông sản. 

- Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với xây dựng nông thôn mới: 

+ Đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, hình thành các sản phẩm chủ lực.

+ Tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn. 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo thuận theo 4 nhóm, khai thác thông tin mục II.1 SGK tr.47 – tr.48 và trả lời câu hỏi: Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin mục II.1a trong SGK và trả lời câu hỏi: Phân tích thế mạnh và hạn chế điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phát triển nông nghiệp. 

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin mục II.1b trong SGK và trả lời câu hỏi: Phân tích thế mạnh và hạn chế điều kiện kinh tế - xã hội đến phát triển nông nghiệp. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện  2 nhóm lần lượt trình bày về thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tài nguyên thiên nhiên nước ta về cơ bản là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. 

+ Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp 

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 

* Thuận lợi

Địa hình và đất: 

+ Nước ta có khoảng ¾ diện tích là đồi núi thấp, bề mặt rộng bằng phẳng.

+ Đồi núi: chủ yếu là đất feralit và đất đồng cỏ. 

→ Thuận lợi hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. 

Đồng bằng:   chiếm ¼ diện tích, chủ yếu là đất phù sa và đất pha cát. 

→ Thuận lợi quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm. 

- Khí hậu: mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa từ bắc vào nam và độ cao. 

→ Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp. 

- Nguồn nước: mạng lưới dày đặc, nhiều hồ và nước ngầm phong phú. 

→ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. 

- Sinh vật: nhiều giống cây trồng và vật nuôi tốt. 

→ Cơ sở cung caaos nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc. 

* Khó khăn:  bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao gây dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi…

→ Đe dọa hoạt động sản xuất, tăng tính bấp bênh cho sản xuất nông nghiệp. 

2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

* Thuận lợi

- Dân cư và lao động: Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm sản xuất. 

→ Áp dụng các tiến bộ khoa học  kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp cà nâng cao cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp. 

- Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: phát triển và phân bố rộng. 

→ Nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh nông nghiệp nước ta. 

- Khoa học – công nghệ: hiện đại, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. 

→ Giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi và tạo ra nhiều giá trị tốt hơn. 

- Chính sách: hỗ trợ cho phát triển và đầu tư nông nghiệp. 

→ Thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu nông sản sang các thị trường. 

* Khó khăn: thị trường biến động về giá cả, sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng tiêu chuẩn thị trường. 

Tư liệu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

       

Tư liệu 2: Ứng dụng khoa học – kỹ thuật

Video: Tăng cường ứng dựng khóa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

https://www.youtube.com/watch?v=xTmpuQplM5E

Tư liệu 3: Thị trường 

Video: Nhiều doanh nghiệp đứng ra tiêu thụ sản phẩm nông sản

 https://www.youtube.com/watch?v=pPy6RsWuJSI

Hoạt động 3. Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 10.1, thông tin mục II.2 SGK tr.48 – tr.49 và trả lời câu hỏi: Trình sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 10.1, thông tin mục II.2 SGK tr.48 – tr.49 và trả lời câu hỏi:  Trình bày chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta.

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Tư liệu 4: 

   Năm 2022, bất chấp mọi khó khăn do ảnh hưởng của hậu dịch COVID – 19, xung đột trên thế giới làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu; nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu… sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn tăng trưởng khá, tiếp tục thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, không chỉ bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm mà còn khẳng định vị trí là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. 

Tư liệu 5: Nguyên nhân của sự chuyển dịch nông nghiệp

    Nguyên nhân của sự chuyển dịch do nhu cầu tiêu thụ thay đổi. Trước đây, khi kinh tế còn khó khăn, vấn đề đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu nên trồng trọt được chú trọng phát triển. Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống được nâng lên, khoa học kĩ thuật phát triển, năng suất cây trồng tăng, nhu cầu dùng thịt, trứng, sữa tăng cùng với việc đáp ứng xuất khẩu chăn nuôi được đẩy mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao hơn trồng trọt nên tỉ trọng trồng trọt tăng. Tuy nhiên, tỉ trọng ngành chăn nuôi vẫn thấp hơn ngành trồng trọt. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Nông nghiệp

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: 

+ Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm (từ 73,4% năm 2010 xuống còn 60,8% năm 2021). 

+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (từ 25,1% năm 2010 lên 34,7% năm 2021). 

+ Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng (từ 1,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2021). 

- Trong nội bộ có sự chuyển dịch: 

+ Trồng trọt: tăng tỉ trọng giá trị sản xuất các cây trồng có lợi thế và nhu cầu thị trường. 

+ Chăn nuôi: tăng tỉ trọng ngành có tiềm năng như thịt gia cầm, trứng, sữa…

- Hình thức tổ chức trang trại theo hướng hàng hóa có sự phát triển. 

- Các hình thức sản xuất nông nghiệp mới được hình thành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp và xu hướng phát triển. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 

 - Trình bày được sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) ở nước ta. 

- Nêu được xu hướng phát triển nông nghiệp ở nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Bảng 10.1 – 10.3, Hình 10.2, thông tin mục II.3 SGK tr. 49 – tr.53, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và 2 và trả lời câu hỏi về: Nêu các xu hướng phát triển trong nông nghiệp nước ta.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và 2, câu trả lời của HS về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp; xu hướng phát triển nông nghiệp. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp. 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm theo 4 nhóm, khai thác Bảng 10.1 – 10.3, Hình 10.2, thông tin mục II.3 SGK tr.49  - tr.53 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 và 2. 

+ Nhóm 1 + 2: Khai thác Bảng 10.1 – 10.2, Hình 10.2 và thông tin mục 3.1 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Năm

2010

2015

2020

2021

Diện tích gieo trồng (triệu ha)

7,5

7,8

7,3

7,2

Sản lượng (triệu tấn)

40,0

45,1

42,7

43,9

(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam năm 2016, 2022)

Bảng 10.2. Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả của nước ta giai đoạn 2010 - 2021

(Đơn vị: nghìn ha)

STT

Năm

Diện tích

2010

2015

2020

2021

1

Cây công nghiệp

2 808,1

2 831,3

2 643,6

2 626,1

- Cây công nghiệp hằng năm

797,6

676,8

457,8

425,9

- Cây công nghiệp lâu năm

2 010,5

2 154,5

2 185,8

2 200,2

2

Cây ăn quả

779,7

824,4

1 135,2

1 171,5

(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam năm 2016, 2022)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Nhóm:….

Ngành 

Tình hình phát triển

Phân bố 

Sản xuất lương thực

 

 

Sản xuất cây 

rau đậu

 

 

Sản xuất cây công nghiệp và cây

 ăn quả

 

 

 

+ Nhóm 3 + 4: Khai thác Bảng 10.3 và thông tin mục 3.2 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Bảng 10.3 Số lượng một số vật nuôi ở nước ta,

giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị: triệu con)

Vật nuôi

Năm

Trâu

Lợn

Gia cầm

2010

2,9

5,9

27,3

301, 9

2015

2,6

5,7

28,9

369,5

2021

2,3

6,4

23,1

524,1

(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam năm 2022)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CHĂN NUÔI

Nhóm:….

Ngành 

Tình hình phát triển

Phân bố 

Chăn nuôi lợn và gia cầm

 

 

Chăn nuôi trâu, bò

 

 

Chăn nuôi dê, cừu

 

 

 

- GV cung cấp một số tư liệu về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1) 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1 và 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi tình hình phát triển và sự phân bố ngành nông nghiệp theo Phiếu học tập số 1 và 2.

- GV yêu cầu các HS khác trả lời câu hỏi mở rộng:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng đa dạng nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. Lúa là cây trồng chính. Cây công nghiệp và cây ăn quả đang phát triển khá mạnh. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su…

3. Tình hình phát triển và phân bố của nông nghiệp 

3.1. Ngành trồng trọt 

Kết quả Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. 

3.2. Ngành chăn nuôi

Kết quả Phiếu học tập số 2 được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

Tư liệu 6: Cây ăn quả

Ở nhiều địa phương, cây ăn quả đang trở thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Một số tỉnh phía Bắc hình thành các khu vực trồng cây ăn quả hàng hóa như Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang…

Tư liệu 7: Ngành trồng trọt 

 

Cây ăn quả phát triển thành các vùng đặc sản 

Video: Trái cây Việt “được mùa” tiếp cận thị trường thế giới

https://www.youtube.com/watch?v=Z1QAPlXwPss

…………………….

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay