Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Giáo án bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên sách Địa lí 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 23: KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở 

TÂY NGUYÊN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

  • Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm, thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bô-xít), du lịch.

  • Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, phát triển thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bô-xít, phát triển du lịch.

  • Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng; trình bày về các thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ trong SGK để phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên; trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, phát triển thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bô-xít, phát triển du lịch.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.

  • Hình ảnh, bảng số liệu, infographic,… về phát triển cây công nghiệp lâu năm, thủy điện, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch ở Tây Nguyên.

  • Phiếu học tập, giấy A1, A3, giấy ghi chú,…

  • Các bản đồ tự nhiên, kinh tế Tây Nguyên.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Hiểu ý đồng đội.

c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi và đoán được các từ khóa GV đã chuẩn bị về Tây Nguyên.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi Hiểu ý đồng đội.GV phổ biến luật chơi:

+ HS bốc thăm từ khóa về liên quan đến Tây Nguyên. 

+ HS diễn giải trong thời gian 2 phút. 

+ Những HS còn lại xung phong trả lời từ khóa.

+ Nếu trả lời đúng, HS diễn giải và HS trả lời được cộng 1 điểm.

- GV lưu ý với HS:

+ Khi diễn tả không được trùng với bất kì từ nào trong tên từ khóa, không dùng ngôn ngữ nước ngoài, từ đồng nghĩa và trái nghĩa để diễn tả.

Bộ từ khóa: khoáng sản, thủy điện, cà phê, lâm nghiệp, chè, du lịch, cồng chiêng, địa chất, cao nguyên, Đà Lạt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi, suy nghĩ và đoán từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS tham gia phần thi. 

- Những HS còn lại quan sát, cổ vũ; giơ tay dành quyền trả lời khi HS trước trả lời thua.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước. Vậy vùng có những thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển kinh tế? Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế ra sao? Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng là gì/ Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về vùng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 23.1, khai thác thông tin mục I SGK tr.122, 133 và trả lời câu hỏi: 

- Xác định vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ. Chỉ các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Tây Nguyên.

- Cho biết Tây Nguyên có điểm khác biệt gì về vị trí so với các vùng đã học.

- Dân số Tây Nguyên có đặc điểm gì nổi bật?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái quát vùng Tây Nguyên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 23.1, khai thác thông tin mục I SGK tr.122, 133 và trả lời câu hỏi: 

+ Xác định vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ. Chỉ các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Tây Nguyên.

+ Cho biết Tây Nguyên có điểm khác biệt gì về vị trí so với các vùng đã học.

+ Dân số Tây Nguyên có đặc điểm gì nổi bật?

GV tổ chức cho HS xem video về vùng Tây Nguyên:

https://www.youtube.com/watch?v=k_-K6MGAKBc

https://www.youtube.com/watch?v=UwwGsu4pQL4 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày khái quát về vùng Tây Nguyên.

- Những HS còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận khái quát chung về vùng Tây Nguyên.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Khái quát

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Là vùng kinh tế không giáp biển, giáp với vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia. 

- Có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nước ta. 

=> Tạo cho vùng nhiều thuận lợi trong mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công và nhiều vùng khác trong cả nước.

- Tổng diện tích tự nhiên: khoảng 54,5 nghìn km².

- Lãnh thổ bao gồm 5 tỉnh là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

2. Dân số

- Số dân khoảng 6 triệu người (2021); tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,25% (cao hơn trung bình cả nước).

- Mật độ dân số vùng Tây Nguyên là 111 người/km²; tỉ lệ dân thành thị chiếm 28,9% dân số của vùng (năm 2021).

- Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Ho, Ba Na, Gia Rai, Tày, Nùng,... 

=> Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đa dạng về bản sắc văn hoá truyền thống, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Tech12h

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm, thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bô-xit), du lịch.

- Sử dụng được bản đồ để trình bày về thế mạnh của vùng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 23.1, khai thác thông tin mục II SGK tr.122, 123 và trả lời câu hỏi: 

- Tây Nguyên có những thế mạnh và hạn chế gì để phát triển kinh tế?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 23.1, khai thác thông tin mục II SGK tr.122, 123 và trả lời câu hỏi: Tây Nguyên có những thế mạnh và hạn chế gì để phát triển kinh tế?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về những thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

- Những HS còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

- GV nhấn mạnh cho HS: Tây Nguyên là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Các cao nguyên xếp tầng có mặt bằng rộng là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn. Khí hậu thay đổi theo độ cao nên các cao nguyên cao trồng được cả cây cận nhiệt. Sông có tiềm năng thuỷ điện lớn vì chảy qua các bậc địa hình khác nhau nên việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện giảm được nhiều chi phí. Rừng có diện tích lớn, cung cấp gỗ và nhiều sản vật. Cảnh quan đẹp, văn hoá độc đáo có giá trị du lịch. Tuy nhiên, vùng cũng gặp phải hạn chế khi mùa khô kéo dài gây tình trạng thiếu nước.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế

1. Thế mạnh

a. Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất: 

+ Địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên và khối núi.

+ Các cao nguyên có bề mặt khá bằng phẳng, rộng; đất đai màu mỡ, điển hình là đất đỏ ba-dan.

=> Thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

+ Các khối núi cao kết hợp với cảnh quan tự nhiên và khí hậu phân hoá theo độ cao.

=> Thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo, có sự phân hoá theo mùa rõ rệt. Do ảnh hưởng của độ cao nên các khu vực địa hình trên 1000 m có khí hậu mát mẻ. 

=> Vùng có thể đa dạng hoá cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, cây có nguồn gốc cận nhiệt và phát triển du lịch.

- Nguồn nước: Trong vùng có nhiều hệ thống sông lớn như: Sê San, Srê Pôk,... và thượng nguồn của sông Ba, sông Đồng Nai, có trữ năng thuỷ điện lớn (chiếm hơn 27% trữ lượng cả nước), là điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện. Ngoài ra, Tây Nguyên có nhiều thác, hồ nước tạo cảnh quan phát triển du lịch và nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Rừng: Vùng có diện tích rừng lớn, đa dạng sinh học cao, có nhiều loại gỗ quý và nhiều loại cây thân gỗ có giá trị. Độ che phủ rừng đạt 46,3%. 

=> Đây là lợi thế lớn để phát triển lâm nghiệp.

- Khoáng sản có giá trị nhất trong vùng là bô-xít với trữ lượng hàng tỉ tấn.

b) Về điều kiện kinh tế – xã hội

- Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ qua đào tạo ngày càng tăng, người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện, công nghiệp khai thác và chế biến được đầu tư về vốn, công nghệ.

- Nhiều chủ trương, chính sách, chương trình và dự án đầu tư phát triển ở Tây Nguyên đang góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

- Vùng có tài nguyên du lịch văn hoá đặc sắc, độc đáo gắn với đặc trưng của cộng đồng các dân tộc.

2. Hạn chế

- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu, mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng) làm cho mực nước ngầm hạ thấp.

=> Công tác thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém là trở ngại lớn đối với sản xuất và đời sống người dân trong vùng.

- Tài nguyên rừng suy giảm. =>  Giảm nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng các loại gỗ, đe doạ đến môi trường sống.

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt là giao thông vận tải và các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục.

Tech12h

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu - năm, phát triển thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bô-xit, phát triển du lịch.

- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về việc khai thác các thế mạnh của vùng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 23.2, khai thác thông tin mục III SGK tr.122, 123 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 về sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.

c. Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập số 1 về sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 23.2, khai thác thông tin mục III SGK tr.122, 123 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 về sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH TẾ

 

Sự phát triển

Phân bố

Cây công nghiệp lâu năm

 

 

Lâm nghiệp và bảo vệ rừng 

 

 

Thủy điện

 

 

Khai thác bô-xit

 

 

Du lịch

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về đáp án Phiếu học tập số 1.

- Những HS còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

- GV nhấn mạnh cho HS: 

+ Về Cây công nghiệp lâu năm: việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp đang góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cho đồng bào dân tộc, chuyển từ sản xuất nông nghiệp cổ truyền sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, góp phần phân bố lại sản xuất, phân bố lại dân cư giữa các vùng.

+ Về lâm nghiệp và bảo vệ rừng: Do mục đích kinh tế nên nhiều diện tích rừng của Tây Nguyên được chuyển sang trồng cây công nghiệp và việc khai thác rừng bừa bãi đã ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng tới nguồn nước, từ đó tác động tới các vùng chuyên canh. Việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa đối với vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước, vì đây là vùng rừng đầu nguồn của nhiều con sông đổ về Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên có liên quan rất lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô.

+ Về thủy điện: Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên giảm được nhiều chi phí, tuy nhiên cần gắn với bảo vệ tài nguyên rừng. Phát triển thuỷ điện sẽ là động lực để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở Tây Nguyên.

+ Khai thác bô-xit: Tây Nguyên là vùng có tiềm năng lớn về bô-xit, tuy nhiên quá trình khai thác

bô-xit gặp nhiều hạn chế vì tầng đất dày, tơi xốp dễ bị sạt lở và ảnh hưởng đến

môi trường nên việc khai thác bô-xit cần phải hết sức thận trọng.

+ Du lịch: mở rộng về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, doanh thu từ du lịch và các trung tâm du lịch.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

………………

III. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

Đáp án Phiếu học tập số 1 về sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế được đính kèm phía dưới Hoạt động 3.

………………

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay