Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Giáo án bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC 

(1954 – 1975) 

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm được tư liệu, viết đoạn văn về một tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở địa phương em; Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Viết đoạn văn về luận điểm “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: ý thức trân trọng, tự hào về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Trách nhiệm: tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Các hình ảnh, tư liệu về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu, bài hát,… về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình, Việt Nam cuộc chiến 10 000 ngày, Việt Nam thiên lịch sử truyền hình, Việt Nam 1972, chương trình Góc chuyện xưa của Truyền hình nhân dân. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)”. 

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)”. 

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)”. 

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Xét về mặt lịch sử, ……….không chỉ là chứng nhân lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng cho sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Bởi lẽ, đây chính là nơi lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên, đánh dấu chiến thắng của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước”.

A. Địa đạo Củ Chi.

B. Dinh Độc Lập.

C. Nhà tù Chí Hòa.

D. Ngã ba Giồng.

Mảnh ghép số 2: Bài thơ tiêu biểu viết về thời kì chống Mỹ, cứu nước là:

A. Đồng chí.

B. Đất nước.

C. Tháng năm ra trận. 

D. Dáng đứng Việt Nam.

Mảnh ghép số 3: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc bao nhiêu năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc?

A. 30 năm.

B. 21 năm.

C. 35 năm.

D. 24 năm. 

Mảnh ghép số 4: Đâu là hình ảnh tiêu biểu khi nhắc đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

Mảnh ghép số 5: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“…………….là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với liên minh Quân đội Hoa Kỳ - Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực từ pháo hạng nặng, pháo hạm và B52 ném bom của quân đội Mỹ. Trận đánh gây thiệt hại nặng cho cả hai bên và là trận đánh khốc liệt nhất toàn bộ cuộc chiến. Đây là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào của các thế hệ người dân Việt Nam”.

A. Ngã ba Đồng Lộc. 

B. Cầu Hàm Rồng.

C. Thành cổ Quảng Trị. 

D. Địa đạo Vịnh Mốc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: B

Mảnh ghép số 2: D

Mảnh ghép số 3: A

Mảnh ghép số 4: D

Mảnh ghép số 5: C

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử: 

Dinh Độc Lập - Dấu ấn lịch sử không thể quên

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thẳng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX”. Cuộc kháng chiến đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử và các giai đoạn phát triển như thế nào? Thắng lợi của cuộc kháng chiến này do những nguyên nhân nào, có ý nghĩa lịch sử gì? Bài học sẽ giúp em tìm hiểu những nội dung trên! Chúng ta cùng vào Bài 8 - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.42, và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem video:

+ Việt Nam trên đường thắng lợi 

https://www.youtube.com/watch?v=s23IiHQaGRk

(Từ 49p06 đến hết - tình hình miền Bắc).

+ Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.

https://www.youtube.com/watch?v=av-MRje7_2s

(Từ đầu đến 5p42 – tình miền Nam). 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.42, và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Em có nhận xét gì về tình hình miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ? 

+ Theo em, tại sao sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ lại thay chân Pháp vào miền Nam Việt Nam? 

+ Tình hình thế giới đã tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi: Theo em, điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là gì? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu khái quát về bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ: Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược khác nhau:

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975):

+ Thuận lợi: phong trào cách mạng phát triển mạnh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được nhiều thành tựu, miền Bắc giải phóng.

+ Khó khăn: Chiến tranh lạnh và đối đầu Đông – Tây căng thẳng; Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Bối cảnh lịch sử 

* Bối cảnh thế giới

- Thuận lợi:

+ Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển mạnh.

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu đạt nhiều thành tựu quan trọng.

- Khó khăn: Chiến tranh lạnh, đối đầu Đông – Tây căng thẳng. 

* Bối cảnh trong nước:

- Thuận lợi: Sau khi kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ cách mạng của cả nước.

- Khó khăn: 

+ Mỹ thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam. + Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.

+ Thực hiện chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á.

 

 


 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển chính

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về giai đoạn 1954 – 1960

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nét khái quát về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 2 – 3, Tư liệu, thông tin mục 2a SGK tr.42, 43 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm. 

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tại nhà (trước 1 tuần) theo các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 – 1973.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973 – 1975. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1:

Khai thác Hình 2 – 3, Tư liệu, thông tin mục 2a SGK tr.42, 43 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Hình 4. “Đội quân tóc dài” 

trong phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (1960)

“…Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân... Con đường đó là lấy sức mạnh của quần

chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

(Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị 

lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1959), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 36, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.82)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

GIAI ĐOẠN 1954 – 1960

Giai đoạn

Nét chính/

 Kết quả

Ý nghĩa

Miền Bắc

Miền Nam

Miền Bắc

Miền Nam

1954 – 1957

 

 

 

 

1958 – 1960

 

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn (1954 – 1960) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS sử dụng thiết bị có kết nối internet, tìm hiểu thêm về “Đội quân tóc dài”: 

+ Ra đời trong phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960, phát triển rộng khắp trong toàn miền Nam. + Trong phong trào Đồng khởi, bà Nguyễn Thị Định đã chỉ đạo lực lượng vũ trang vừa đánh địch chống càn, vừa huy động lực lượng quần chúng đấu tranh địch vận, đấu tranh chính trị, lập nên “Đội quân tóc dài. Các má, các cô, các chị trong đội quân là những người phụ nữ chân quê, lam lũ nhưng lại là những con người trung kiên, ưu tú, dũng cảm và mưu trí. 

Nữ tướng Nguyễn Thị Định nói chuyện thân mật

với các nữ đại biểu dự Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua miền Nam lần thứ 2 (9/1967)

+ “Đội quân tóc dài” trở thành tên gọi chung cho các phong trào đấu tranh chống Mỹ của phụ nữ Nam Bộ và các đơn vị nữ binh trong Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định chỉ đạo lực lượng 

vũ trang đánh địch chống càn, huy động lực lượng 

quần chúng đấu tranh binh vận, đấu tranh chính trị với phương châm “Ba mũi giáp công” 

Video: Đội quân tóc dài anh hùng. 

https://www.youtube.com/watch?v=aPH1WlVyDPY

(Từ 5p06 đến hết).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 2 đội chơi, trả lời các câu hỏi GV đưa ra về về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960.

+ Sau thời gian 7 phút, đội nào có đáp nhiều đáp án đúng, cung cấp nhiều thông tin hơn, đó là đội chiến thắng.

Câu 1: So sánh nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh của quân dân miền Nam trước và trong phong trào Đồng khởi. 

Câu 2: Thắng lợi của phong trào Đồng khởi có ý nghĩa gì?

Câu 3: Nhận xét về bước phát triển của cách mạng miền Nam  1954 – 1960? 

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS Nhóm 1 khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960 theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt trả lời các câu hỏi:

Câu 1: 

Nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh của quân dân miền Nam:

+ Trước phong trào Đồng Khởi: 

  • Đấu tranh đòi Mỹ - chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

  • Bảo vệ hòa bình, gìn giữ lực lượng cách mạng.

+ Trong phong trào Đồng khởi: sử dụng bạo lực cách mạng nổi dậy chống chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 2: Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ thế gìn giữ lực lượng sang thế tiến công. 

Câu 3: 

Bước phát triển của cách mạng miền Nam   1954 – 1960: Đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tiến đến sử dụng bạo lực cách mạng (chính trị kết hợp vũ trang), chủ động tấn công chính quyền Sài Gòn).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Ở miền Bắc: khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Ở miền Nam: đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tiến đến sử dụng bạo lực cách mạng (chính trị kết hợp vũ trang, chủ động tấn công chính quyền Sài Gòn). 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Các giai đoạn phát triển chính

a. Giai đoạn 1954 – 1960

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1. 

Tư liệu 1: Ở Miền Bắc (1954 – 1960).

Video: Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=PR_dFLkir8I

Tư liệu 2: Ở Miền Nam (1954 – 1960).

Video: Phong trào Đồng Khởi - Bước ngoặt của cách mạng miền Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=roJNRmlG9Yk

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

GIAI ĐOẠN 1954 – 1960

Giai đoạn

Nét chính/ Kết quả

Ý nghĩa

Miền Bắc

Miền Nam

Miền Bắc

Miền Nam

1954 – 1957

Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. 

- Tiến hành 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất. 

- Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực.

- Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được triển khai rộng rãi

ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. 

- Đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ; quyền tự do, dân chủ; chống khủng bố, đàn áp.

- Từ năm 1957:  chuyển sang  đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

- Lực lượng cách mạng  từng bước phục hồi và phát triển.

- Cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thay đổi.

- Tạo cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

- Xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước, là hậu phương vững chắc cho miền Nam. 

- Phong trào Đồng khởi giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Ngày 20/12/1960: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

 

1958 – 1960

Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, xã hội. 

- Thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất trên các lĩnh vực kinh tế, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.

- Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.

Phong trào Đồng khởi

- T/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng, đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.

-  Đến năm 1960, khởi nghĩa lan nhanh thành phong khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, nhất là Bến Tre.

 

 

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về giai đoạn 1961 – 1965

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nét khái quát về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác mục Góc mở rộng, Bảng 1, thông tin mục 2b SGK tr.44 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2:

Khai thác mục Góc mở rộng, Bảng 1, thông tin mục 2b SGK tr.44 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

+ Nhóm 2a: Đóng vai là một người dân đang sinh sống tại miền Bắc trong những năm 1961 – 1965, gửi một bức thư tới những người dân đang sống và chiến đấu tại miền Nam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

BỨC THƯ GỬI MIỀN NAM

Miền Bắc, năm 1961

     Thân gửi miền Nam, chúng tôi là:……………….

……………………………………………………...

Chúng tôi thực hiện:………………………………..

……………………………………………………..

Hậu phương của bạn

                                                         Miền Bắc

+ Nhóm 2b: Đóng vai một chiến sĩ giải phóng quân đang chiến đấu tại miền Nam, gửi một bức thư tới những người dân đang sinh sống tại miền Bắc.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

BỨC THƯ GỬI MIỀN BẮC

Miền Bắc, năm 1965

     Thân gửi miền Bắc, chúng tôi là:……………….

……………………………………………………...

     Thời gian vừa qua, Mỹ đã thực hiện:……………

……………………………………………………...

Chúng tôi đã:……………………………………

……………………………………………………..

Tiền tuyến của bạn

                                                              Miền Nam

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965 (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 2 đội, lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra về chủ đề cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960.

+ HS đội nào có câu trả lời chính xác, thông tin mở rộng, đó là đội chiến thắng.

Câu 1: Em hiểu như thế nào về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

Câu 2: Chiến thắng Ấp Bắc (T1/1963) có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965 theo Phiếu học tập số 2. 

- GV mời đại diện các đội trả lời câu hỏi trò chơi:

Câu 1: 

- “Chiến tranh đặc biệt”

+ Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ.

+ Dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản:

+ “Dùng người Việt đánh người Việt”.

+ Tiến hành dồn dập lập “ấp chiến lược”.

- Chiến thuật phổ biến: “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

Câu 2:  Có ý nghĩa về chiến thuật và về chiến lược. 

- Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, quân dân ta đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận, “thiết xa vận” của quân đội Sài Gòn,

- Đánh dấu sự phát triển về chất của cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam.

- Chứng minh quân dân ta hoàn toàn có khả năng đánh bại các chiến thuật chiến tranh hiện đại của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn. 

- Cổ vũ mạnh mẽ lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2. 

- GV kết luận: 

Ý nghĩa của cách mạng hai miền trong giai đoạn 1961 – 1965:

+ Miền Bắc: Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội; tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam. 

+ Miền Nam: Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt; giành thắng lợi trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, phá ấp chiến lược.  

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Giai đoạn 1961 – 1965

Kết quả Phiếu học tập số 2 về những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2.

 

Tư liệu 3: Ở Miền Bắc (1961 - 1965).

Tư liệu 4: Ở Miền Nam (1961 - 1965).

Video: Đường đến ngày thống nhất: Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

https://www.youtube.com/watch?v=_ry9M-IwWy4 (từ 0p52 đến hết)

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

BỨC THƯ GỬI MIỀN NAM

Miền Bắc, năm 1961

     Thân gửi miền Nam, chúng tôi là: nhân dân miền Bắc.

Chúng tôi thực hiện: Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, đẩy mạnh chi viện cho miền Nam. 

- Mục tiêu: 

Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là phát triển công nghiệp, nông nghiệp.

+ Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh.

- Kết quả: 

+ Xây dựng một số khu công nghiệp và các nhà máy lớn: Khu gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Việt Trì Nhà máy Phân đạm Hà Bắc,…

+ Đẩy mạnh hoạt động chi viện cho miền Nam:

  • Vũ khí đạn dược, thuốc men được đưa vào chiến trường với số lượng lớn.  

  • Số lượng bộ đội từ miền Bắc bổ sung vào miền Nam tăng hơn 2 lần so với 2 năm trước đó (1964 – 1965).

Hậu phương của bạn

                                                                                                                Miền Bắc

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

BỨC THƯ GỬI MIỀN BẮC

Miền Bắc, năm 1965

     Thân gửi miền Bắc, chúng tôi là: chiến sĩ giải phóng quân đang chiến đấu tại miền Nam.

     Thời gian vừa qua, Mỹ đã thực hiện: Mỹ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (chính quyền Sài Gòn cùng triển khai). 

Chúng tôi đã: chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ. 

Chiến lược Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành băng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống có vấn Mỹ, dựa vào trang bị vũ khí và phương tiện kĩ thuật của Mỹ. Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, mở các cuộc hành quân càn quét lực lượng cách mạng.

T2/1961, quân dân miền Nam đã tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng và đô thị), đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), giành nhiều thắng lợi.

Đấu tranh quân sự

Đấu tranh chính trị

Phong trào phá ấp chiến lược

- Chiến thắng Ấp Bắc (1963) mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

- Các chiến thắng Bình Giã (1964), An Lão (1964), Ba Gia và Đồng Xoài (1965),… làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt. 

Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở các đô thị lớn (Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng) phát triển mạnh. 

- Các cuộc đấu tranh của trí thức, học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo, “Đội quân tóc dài” góp phần đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Phong trào phá ấp chiến lược ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ, gắn xây dựng làng chiến đấu. 

- Giữa năm 1965, ấp chiến lược của chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản về cơ bản.

Tiền tuyến của bạn

                                                                                                                Miền Nam

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN -HIỆN ĐẠI

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay