Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay.
Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Viết một đoạn văn giới thiệu về một hoạt động đối ngoại quan trọng của Việt Nam từ năm 1975 đến nay; Sưu tầm tư liệu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử. Từ đó, hình thành ý thức quảng bá hình ảnh đất nước ra khu vực và thế giới.
Trách nhiệm: Có khát khao tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, nhất là lịch sử các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
Bản đồ thế giới.
Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?
c. Sản phẩm: Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc (ngày 20-9-1977).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc.
Kì họp lần thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc (9-1977)
thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của tổ chức này
https://www.youtube.com/watch?v=-I48nOXgdpA (từ 1p43 đến 2p45).
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc (ngày 20-9-1977).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành một thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế và có tiếng nói trong các vấn đề của thế giới.
+ Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức này, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Sự kiện này là một hoạt động đối ngoại quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới. Vậy đâu là những hoạt động ngoại giao chủ yếu của Việt Nam từ năm 1975 đến nay? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 13 – Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Bảng 1, Hình 2, mục Góc mở rộng, Tư liệu, thông tin mục 1 SGK tr.79 – 81 và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân tích tình hình quốc tế phức tạp, khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong giai đoạn 1975- 1985: + Cuộc Chiến tranh lạnh, thế giới bị phân chia làm 2 phe. + Các lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới cũng bị chia rẽ, trong đó có quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. + Tình hình khu vực Đông Nam Á có nhiều phức tạp. Đặc biệt là thái độ thù địch của tập đoàn Khmer Đỏ ở Cam-pu-chia và cuộc chiến tranh tự vệ của nhân dân Việt Nam tại Cam-pu-chia. Vậy, trong bối cảnh này, hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam được thể hiện như thế nào? - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Bảng 1, Hình 2, Tư liệu, thông tin mục 1 SGK tr.79 – 81 và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985.
- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2, đọc mục Góc mở rộng SGK tr.80 để tìm hiểu về tầm quan trọng của quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô. Trên thực tế, Liên Xô đã có những giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Hình 2. Lễ kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô tại Mát-xcơ-va (Liên Xô, 1978) - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Tại sao hoạt động đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa lại được Việt Nam coi trọng? + Phân tích ý nghĩa các hoạt động đối ngoại mà Việt Nam tiến hành trong giai đoạn 1975 – 1985 đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - GV hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu trên internet và tìm hiểu về: + Chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn đến Liên Xô năm 1978 và nội dung chuyến đi. + Nội dung Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô, giữa Việt Nam và Lào. + Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, Liên hợp quốc, WTO. - GV hướng dẫn HS liên hệ, vận dụng thực tế và trả lời câu hỏi: Nêu một số kinh nghiệm từ việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985. - GV mời đại diện 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng: + Hoạt động đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa lại được Việt Nam coi trọng, bởi:
+ Ý nghĩa các hoạt động đối ngoại mà Việt Nam tiến hành trong giai đoạn 1975 – 1985 đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng: Một số kinh nghiệm từ việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985: + Kinh nghiệm về đánh giá và dự báo đúng tình hình trong nước và quốc tế. + Kinh nghiệm về giải quyết những điểm nghẽn trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. + Kinh nghiệm về đánh giá đúng thực lực đất nước để xác định mục tiêu đối ngoại. +……. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Trong giai đoạn 1975 – 1985, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hòa bình, hữu nghị với các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Đồng thời, đấu tranh chống chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài. + Các hoạt động đối ngoại này mở ra cơ hội cho Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế - chính trị, tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ tích cực, góp phần cho sự ổn định, phát triển của Việt Nam và của khu vực. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 - Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước XHCN: + Năm 1975: Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô.
+ Năm 1978: Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. + Năm 1978:
- Phát triển quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại với ASEAN: + Năm 1977: Việt Nam và Lào kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. + Năm 1979: Giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ. - Tham gia và đóng góp tích cực vào Phong trào Không liên kết: + Năm 1976: nước Việt Nam thống nhất chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết. - Phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế: + Năm 1977: trở thành thành viên Liên hợp quốc. + Năm 1979: tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế. - Bước đầu đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ: + Cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Việt Nam gửi thông điệp cho Mỹ về duy trì quan hệ song phương. + Nhiều cuộc hội đàm Việt - Mỹ diễn ra tại Pa-ri và Hà Nội.
| |
Tư liệu 1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985. 1.1. “Kiên trì chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ trương khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng...”. (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, trích trong Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 149, 150) 1.2. Ngày 05/7/1976, Việt Nam công bố “Chính sách bốn điểm” trong quan hệ với các nước Đông Nam Á: 1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình. 2. Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực. 3. Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đằng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. 4. Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hoà bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp phần vào sự nghiệp hoà bình trên thế giới. (Theo Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Sđd) Video: Phóng Sự Việt Nam: Phong trào Không liên kết - 55 năm nhìn lại. https://www.youtube.com/watch?v=XrDDnsETu3I (từ 1p35 đến 3p26 và từ 5p55 đến 6p53). Video: Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc. https://www.youtube.com/watch?v=cSwSBtcMGJY (từ 0p4s đến 2p10). |
Hoạt động 2. Tìm hiểu hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Bảng 2, Tư liệu, mục Góc mở rộng, thông tin mục 2 SGK tr.81, 82 và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến nay.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Bảng 2, Tư liệu, mục Góc mở rộng, thông tin mục 2 SGK tr.81, 82 và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến nay.
- GV cung cấp thêm một số tư liệu cho HS (Đính kèm phía dưới Hoạt động 4). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì Đổi mới? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì Đổi mới: + Đổi mới tư duy đối ngoại, đưa ra chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp với những diễn biến của tình hình quốc tế. ………………… | 2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay - Phá thế bao vây, cấm vận: + Năm 1991: bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. + Năm 1995: bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. - Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia; tham gia ASEAN, thúc đẩy hoạt động đối ngoại ở Đông Nam Á: + Năm 1995:
+ Tổ chức hoạt động và hội nghị của ASEAN; là nước Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020; đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN. - Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác: thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản. - Gia nhập và đóng góp tích cực với tổ chức, diễn đàn quốc tế: + Năm 2007: gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). ………………… |
------------------------------
---------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều