Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Giáo án bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Quốc phòng an ninh 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số nội dung cơ bản về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam;
Biết cách phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là thông tin trên các trang mạng xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
Năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh: Nêu được khái niệm, mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống:
Biết và thực hiện được một số giải pháp phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Thực hiện được trách nhiệm của mình trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.
3. Phẩm chất:
Nêu cao tinh thần cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong cuộc sống.
Tôn trọng pháp luật, các quy định của nhà trường và địa phương, thực hiện nghiêm phong tục, tập quán của địa phương.
Tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
Kiên quyết đấu tranh với những hành vi tụ tập biểu tình, gây rối hoặc xem, bình luận, chia sẻ những tin, bài viết, hình ảnh có nội dung xấu, độc trên không gian mạng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12, Giáo án;
Video, hình ảnh liên quan đến “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và các tài liệu khác có liên quan.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
SGK, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS hứng thú và sẵn sàng tìm hiểu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên không gian mạng.
b. Nội dung: GV nêu tình huống khởi động; HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được ý kiến của mình về tình huống trong SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu tình huống trong SGK: Bạn A cho rằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là vấn đề rất phức tạp. Để góp phần phòng, chống âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, học sinh chưa thể làm gì khác ngoài việc học tập theo chương trình giáo dục phổ thông.
- GV nêu câu hỏi: Em có đồng ý với bạn A không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Em không hoàn toàn đồng ý với ý kiến của A. Ngoài học tập theo chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có thể tham gia tuyên truyền, vận động mọi người cảnh giác với các thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài. Hiện nay, trên một số trang mạng xã hội có nhiều thông tin giả, trong đó có thông tin về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Vậy chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là gì? Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược này như thế nào? Làm thế nào để phòng, chống chúng?…. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4. Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.35 – tr.36 và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ?
- Chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, khai thác thông tin mục I SGK tr.35 – tr.36 và trả lời câu hỏi + Khám phá 1: Thế nào là chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ? + Khám phá 2: Chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ như thế nào? - GV trình chiếu cho HS xem các video: Video: Phản động Fulro giật dây kích động bạo loạn ở Đắk Lắk. https://www.youtube.com/watch?v=QpXRnovxAU0 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, vẽ lược đồ tư duy Khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày Khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ) - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về Khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái niệm và mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ 1. Khái niệm a) Chiến lược “diễn biến hoà bình" - Là chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành; - Nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong; - Chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự. b) Bạo loạn lật đổ - Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, lực lượng đối lập trong nước hoặc câu kết với nước ngoài tiến hành; - Nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương. 2. Mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ - Giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ biện chứng, có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. + “Diễn biến hoà bình" làm cho đối phương suy yếu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh,.... tạo cơ sở tiền đề và thời cơ để bạo loạn lật đổ diễn ra. + Bạo loạn lật đổ là hệ quả tất yếu đồng thời là nhân tố thúc đẩy “diễn biến hoà bình” diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, gây ra hậu quả nặng nề hơn. - Bạo loạn lật đổ thực hiện mục tiêu cuối cùng của chiến lược “diễn biến hoà bình”. | |||||||||
KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” VÀ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
- Trình bày được âm mưu, thủ đoạn thực hiện bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin mục II SGK từ tr.36 – tr.38, hoàn thành Phiếu học tập số 2 và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
- Các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam thực hiện bạo loạn lật đổ với âm mưu, thủ đoạn nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, khai thác mục II.1 SGK tr.36 – tr.37 và trả lời câu hỏi Khám phá 3: Em hãy nêu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. - GV tổ chức cho HS đóng kịch về một tình huống liên quan đến âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” trong một lĩnh vực cụ thể: + Nhóm 1, 2: Lĩnh vực tư tưởng; chính trị, xã hội; kinh tế. + Nhóm 3, 4: Lĩnh vực quốc phòng và an ninh; văn hoá, giáo dục. - GV cung cấp tư liệu liên quan âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”. Video: Chống diễn biến hoà bình trên lĩnh vực văn hoá. https://www.youtube.com/watch?v=D10v78DRaa4 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục II.1, lên kịch bản, tiến hành hoạt động đóng kịch phân vai và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời các nhóm lên đóng kịch phân vai. Gợi ý: Bạn A bị dụ dỗ, lôi kéo vào một hội nhóm phản động ở nước ngoài và đang làm cộng tác viên giúp chúng đăng những bài viết sai sự thật lên không gian mạng. Bạn A rủ em vào làm chung vì mức lương rất hậu hĩnh. Em sẽ làm gì trong trường hợp ấy? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. + Âm mưu:
→ Tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. + Một số lĩnh vực:
→ Bị tác động bởi các thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực phản động đối với cách mạng Việt Nam. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ). - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam 1. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” a) Âm mưu - Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và lái nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. - Tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. b) Thủ đoạn Các hoạt động của chiến lược “diễn biến hoà bình” phá hoại tổng hợp về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng và an ninh, văn hoá, trong đó có một số nội dung sau: - Về tư tưởng: + Tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; + Kêu gọi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, tác động chuyển hoá những phần tử xấu, thoái hoá, bất mãn trong hệ thống chính trị và trong xã hội; + Lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân đạo nước ngoài ở Việt Nam, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam. - Về chính trị, xã hội: + Phân hoá, chia rẽ hàng ngũ cán bộ trong Chính phủ Việt Nam, tạo phân hoá giữa lối sống của cán bộ, đảng viên với quần chúng, nhân dân lao động; + Tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong người Việt; + Móc nối, chỉ đạo các phần tử phản động chống chính quyền; + Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo. - Về kinh tế: + Phá hoại các chính sách kinh tế của Việt Nam; + Hình thành các liên minh về kinh tế giữa các nước lớn để gây sức ép với Việt Nam; + Đưa ra các luật chống phá kinh tế, kéo dài các dự luật trừng phạt kinh tế, tạo khủng hoảng ngân hàng, tài chính; + Gây bức xúc, bất công trong các cơ sở kinh tế vốn nước ngoài hoặc liên doanh. - Về quốc phòng và an ninh: + Xuyên tạc để xoá bỏ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ", gây mâu thuẫn, chia rẽ quân với dân, quân đội với công an; + Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang, trước hết là đối với Quân đội. nhân dân và Công an nhân dân; + Tổ chức các cuộc diễn tập, tập trận lớn với sự tham gia của một số quốc gia trong khu vực; + Tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện quân sự tại khu vực nhằm gây sức ép với Việt Nam. - Về văn hoá, giáo dục: + Làm rối loạn hệ thống giá trị đích thực của nền văn hoá Việt Nam; + Thúc đẩy cải cách văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thông, giáo dục, đào tạo theo khuynh hướng cực đoan, đối lập. + Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội và internet để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước; + Thông tin sai sự thật, làm nóng các vấn đề xã hội; + Truyền bá lối sống hưởng thụ, phát tán các tác phẩm phản động, đồi truỵ; + Tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập,... |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm