Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Giáo án bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Quốc phòng an ninh 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5. TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương, phát huy truyền thống của cha ông, tự giác tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng với truyền thống quê hương;

  • Chủ động thực hiện được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh: Nêu được một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống: 

  • Biết phát huy truyền thống của cha ông, tự giác tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng với truyền thống quê hương.

  • Chủ động thực hiện được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương.

3. Phẩm chất:

  • Tích cực học tập, tìm hiểu và tự hào về truyền thống, nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương. 

  • Luôn biết ơn và trân trọng những cống hiến, hi sinh của thế hệ ông cha; tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiếp lửa truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ, ngày truyền thống,….

  • Phê phán những biểu hiện, hành vi bôi nhọ, xuyên tạc truyền thống quê hương.

  • Sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ trong quân đội, công an lâu dài để cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12, Giáo án;

  • Bảng phụ: Phiếu học tập, hình ảnh liên quan tới bài học.

  • Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12.

  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở và tạo hứng thú cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.

b. Nội dung: 

GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Mở đầu SHS tr.37 và trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Quan điểm của HS với ý kiến của nhân vật trong thông tin.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Mở đầu SHS tr.37 và trả lời câu hỏi:

Bạn A nói: “Lực lượng vũ trang địa phương là lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ) chiến đấu ở các địa phương khi có chiến tranh xảy ra”. Em đồng ý với bạn A không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.37, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

Em không đồng ý với ý kiến của bạn A. Bởi vì, lực lượng vũ trang địa phương là bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, công an các cấp và bộ đội biên phòng. Nhiệm vụ là bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong thời bình và làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài: Dân tộc ta đã trải qua bề dày lịch sử chống giặc và giữ nước. Đó là nét đẹp, là truyền thống con người Việt ta từ xa xưa tới nay. Nhắc đến những trang sử hào hùng đấy, chúng ta không thể không nhắc đến công ơn của lực lượng vũ trang, những anh hùng đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong công cuộc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được thành phần của lực lượng vũ trang địa phương.

- Trình bày được một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

-  Trình bày được một số nét chính về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác  thông tin mục I.1 – I.3 SGK tr.41 – tr.42 để trả lời câu hỏi:

- Em hãy nêu một số đặc điểm của Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Lực lượng dự bị động viên và Dân quân tự vệ. 

 - Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước đã góp phần viết nên truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đồng thời viết nên truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở chính địa phương mình. Em hãy nêu một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết.

- Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, lực lượng vũ trang địa phương đã và đang vận dụng, phát huy, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Em hãy nêu một số ví dụ về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành phần của lực lượng vũ trang địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS khai thác thông tin trong SGK tr.41-43 và trả lời câu hỏi khám phá: Em hãy nêu một số đặc điểm của Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Lực lượng dự bị động viên và Dân quân tự vệ. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm của Bộ đội địa phương.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm của Bộ đội Biên phòng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về đặc điểm của Lực lượng dự bị động viên.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về đặc điểm của Dân quân tự vệ. 

- GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về các lực lượng vũ trang địa phương. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong SGK, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bài học. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

1. Thành phần của lực lượng vũ trang địa phương

- Lực lượng vũ trang địa phương gồm: Bộ đội địa phương; Bộ đội Biên phòng (đối với địa phương có biên giới quốc gia); Lực lượng dự bị động viên; Dân quân tự vệ; Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã.

a) Bộ đội địa phương

- Là một bộ phận của Quân đội nhân dân.

- Tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của từng địa phương.

- Thời bình: Bộ đội địa phương có nhiệm vụ phối hợp với Công an nhân dân, Dân quân tự vệ, Bộ đội Biên phòng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Khi có chiến tranh: Làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc ở địa phương.

b) Bộ đội Biên phòng

- Là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân.

- Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

- Thực hiện quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu,..

- Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu và qua lại biên giới.

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

- Tham gia thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ ở khu vực biên giới.

c) Lực lượng dự bị động viên

- Bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật dự bị được đăng kí, quản lí và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

- Được huy động khi:

+ Có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên của Lữ đoàn Pháo Phòng không 226 (Quân khu 9) cục bộ.

+ Khi thi hành lệnh thiết quân luật, khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tham gia diễn tập bắn đạn thật nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

d) Dân quân tự vệ

- Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.

- Được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

- Có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương.

- Phối hợp với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng (đối với địa phương có biên giới quốc gia) trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm hoạ, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ.

- Tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

HÌNH ẢNH VỀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG

IMG_256

Bộ đội địa phương xung kích đột phá khẩu đồn Pú Chạng trong chiến dịch Tây Bắc (1952)

IMG_256

Bộ đội Biên phòng với 

đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên

IMG_256

Đơn vị dự bị động viên của 

Lữ đoàn Pháo Phòng không 226 (Quân khu 9) tham gia diễn tập bắn đạn thật

IMG_256

Nữ tự vệ bên mâm pháo bắn máy bay Mỹ (1972)

 

 

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu thêm về một số nét chính về truyền thống của LLVT địa phương và trả lời câu hỏi: Qua các video, em hãy nêu suy nghĩ của mình về những việc làm của LLVT địa phương?

Video: Bộ đội Biên phòng giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt.

https://www.youtube.com/watch?v=NY67nfL2Rvg

Video: Bộ đội về bản giúp dân xây dựng nông thôn mới.  

https://www.facebook.com/watch/?v=394019019648214

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-6 HS/nhóm), vẽ sơ đồ tư duy ra giấy A4 để trả lời câu hỏi: Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước đã góp phần viết nên truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đồng thời viết nên truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở chính địa phương mình. Em hãy nêu một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, khai thác thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Qua video, em thấy được tinh thần trách nhiệm và những việc làm thiết thực giúp đỡ nhân dân trong lúc khó khăn, hoạn nạn của các LLVT địa phương. Điều đó đã khẳng định tình cảm quân dân một lòng, gắn bó, thân thiết.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.  

GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương  

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân;

- Tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo, quản lí, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh, ưu thế của địa phương; 

- Chủ động xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của địa phương.

- Vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất; chiến đấu kiên cường, bất khuất, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, càng đánh càng mạnh; lao động, học tập và công tác cần cù, sáng tạo, hiệu quả; 

- Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

- Gắn bó máu thịt, kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với nhân dân; sẵn sàng hi sinh bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương.

- Đoàn kết nội bộ; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng trên địa bàn; 

- Tận tình giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương bạn; nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chỉ nghĩa, chí tình.

 

* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu một số nét chính về nghệ thuật quân sự lực lượng vũ trang địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh/video về nghệ thuật quân sự của Việt Nam. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ)

Video: Nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=h1cQkA1bhVY

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, lực lượng vũ trang địa phương đã và đang vận dụng, phát huy, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Em hãy nêu một số ví dụ về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, khai thác thông tin trong SGK, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

…………….

3. Một số nét chính về nghệ thuật quân sự lực lượng vũ trang địa phương 

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân ở địa phương, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

- Kết hợp quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, tác chiến với nổi dậy, kết hợp tiêu diệt lực lượng quân sự địch với phát động quần chúng giành quyền làm chủ.

- Quán triệt tư tưởng tiến công kết hợp với phòng ngự chủ động, bám trụ kiên cường.

- Tích cực, chủ động đánh địch mọi lúc, mọi nơi với mọi vũ khí, phương tiện (vũ khí thô sơ, vũ khi tự tạo, vũ khí lấy được của địch,...)

- Tận dụng, khai thác, cải tạo địa hình tại chỗ để xây dựng các công trình cất giấu lực lượng, vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm,...bảo đảm duy trì cuộc chiến đấu lâu dài.

- Tạo lập thế trận tại chỗ (công sự chiến đấu, hầm, hào giao thông, địa đạo,...).

………..

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD QUỐC PHÒNG AN NINH 12 CÁNH DIỀU

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT QUỐC PHÒNG AN NINH 12 CÁNH DIỀU

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay