Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương)

Dưới đây là giáo án bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

ÔN TẬP VĂN BẢN 3: TỰ TÌNH 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tự tình (tác giả, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…).

  • Luyện tập theo văn bản Tự tình.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản Tự tình.

  • Cảm nhận được tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản Tự tình.

3. Phẩm chất

  • Tự hào, trân trọng những di sản văn hóa, văn học của dân tộc.

  • Có ý thức gìn giữ và phát triển tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWLyêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật KWLyêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình.

- Hình thức: cá nhân

- Thời gian: 3 phút.

Em đã biết gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình?

Em có gì chưa hiểu về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình?

Em muốn biết thêm điều gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình?

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi mở: Một số thông tin về Hồ Xuân Hương và tập thơ Tự tình.

+ Hồ Xuân Hương quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An. Tên tuổi bà gắn liền với nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng và tập “Lưu hương kí”. 

+ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất độc đáo, khác biệt so với thơ ca bác học đương thời, gần gũi với ngôn ngữ và tinh thần thơ ca dân gian. Trong đó, nổi bật là tính đa nghĩa độc đáo của ngôn ngữ và hình tượng thơ, sự đan cài giữa tiếng nói trữ tình sâu lắng và tiếng cười trào lộng sảng khoái.

+ Chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài, kết tinh nhiều nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về văn bản Tự tình (bài 2) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tự tình (bài 2).

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Tự tình (bài 2).

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tự tình (bài 2) và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm bằng cách điểm danh theo các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các thành viên có cùng mùa sẽ hợp thành một nhóm.

- GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học về văn bản Tự tình cùng những hiểu biết cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời những câu hỏi sau:

+ Nêu cảm nhận về đặc điểm không gian và âm thanh được nhắc đến trong bài thơ.

+ Nêu suy nghĩ về lời than tự tình của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ dưới đây:

“Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.”

+ Nêu bút pháp nghệ thuật mà em ấn tượng nhất trong bài thơ “Tự tình”?

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Không gian và âm thanh trong bài thơ

- Không gian bao la, mờ mịt từ trên bom thuyền ở nơi dòng sông đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận.

- Tiếng gà gáy “văng vẳng” – nghệ thuật lấy động để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng “oán hận” của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường.

- Âm thanh “mõ thảm” và “chuông sầu: đối nhau, hô ứng. 

=> Cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của của nhà thơ đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên.

=> Nỗi oán hận, đau buồn như thấm sâu vào đáy dạ, tê tái, xót xa, như lan tỏa trong không gian – “khắp mọi chòm”.

- “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ.

2. Lời than của nhân vật trữ tình

- “Trước nghe” đối với “sau giận”, “tiếng” hô ứng với “duyên”, “rầu rĩ” là tâm trạng đối với “mòm mõm” là trạng thái. Giữa canh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ”, buồn tủi. 

- Tình duyên được miêu tả theo độ chín của trái cây, đã “chín mòm mõm” – quá chín, đã nẫu đi. “Duyên mòm mõm” là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì.

=> Hai câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn hẩm hiu. 

=> Là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người phụ nữ cùng cảnh ngộ.

3. Nghệ thuật ấn tượng trong bài Tự tình

Gợi ý: Với nghệ thuật gieo vần  vô cùng khéo léo và nguy hiểm: “bom-chom – om – mòm - tom” cùng với tâm trạng oán hận, hận thù, tức giận và ương ngạnh đã tạo nên một giai điệu nhịp nhàng, nhịp nhàng, như sự dồn nén của một tâm hồn đang ca hát, bướng bỉnh nhưng cũng rất trữ tình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tự tình (bài 2).

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn phân tích nội dung, nghệ thuật của văn bản Tự tình (bài 2).

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

 

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN TỰ TÌNH

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Bài thơ Tự tình được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Lục bát.

C. Song thất lục bát.

D. Tự do.

Câu 2: Tâm trạng của nữ thi trong bài thơ Tự tình là gì?

A. Buồn tủi, uất ức.

B. Chán nản, tuyệt vọng.

C. Cô đơn, hiu quạnh, chán ngán.

D. Vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 3: Nghệ thuật nổi bật nhất trong bài thơ Tự tình là gì?

A. Tả cảnh ngụ tình.

B. Họa vân hiển nguyệt.

C. Ước lệ tượng trưng.

D. Điển tích, điển cố.

Câu 4: Hình tượng trung tâm của bài thơ Tự tình là gì?

A. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến tài hoa bạc mệnh.

B. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến bất hạnh trước tình duyên hẩm hiu nhưng lại tràn đầy nỗi khao khát cháy bỏng hạnh phúc lứa đôi.

C. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến với vẻ đẹp chuẩn mực: công – dung – ngôn – hạnh.

D. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến với cuộc đời lênh đênh, vô định, bơ vơ không biết đi về đâu.

Câu 5: Hai câu thực của bài thơ mô tả tâm trạng gì của nữ sĩ?

A. Cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời.

B. Sự buông xuôi, ngán ngẩm.

C. Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng.

D. Sự hi vọng, chờ đợi trong vô vọng.

Câu 6: Đâu là nhận xét đúng về ngôn ngữ của bài thơ Tự tình?

A. Ngôn ngữ chính luận, sắc sảo.

B. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi mà đa nghĩa.

C. Ngôn ngữ bác học, giàu triết lý.

D. Ngôn ngữ mới mẻ, táo bạo, đầy sự thách thức.

Câu 7: Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?

A. Người đọc.

B. Người phụ nữ phong kiến nói chung.

C. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

D. Người chồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Tự tình (bài 2) hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. A2. C3. A4. B5. C6. B7. C

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ dưới đây trong bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương:

“Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- Gợi ý:

+ Hai câu 3, 4 trong Phần thực, tác giả tảo ra hai hình ảnh “mỗ thảm” và “chuông sâu” đối nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sâu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ qua lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên. 

+ Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như “mỗ thảm” chăng ai khua “mà cũng cốc”, túi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như “chuông sâu”, chẳng dánh “có sao om". 

+ “Om” là tiếng tượ”g thanh, tiếng chuông sầu, cũng là lời gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài thương mình trong nỗi buồn ngao ngán.

GV chuyển sang nội dung mới. 

--------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay