Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
Dưới đây là giáo án bài 9: Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 9: ĐI VÀ SUY NGẪM
ÔN TẬP VĂN BẢN: YÊN TỬ, NÚI THIÊNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập những kiến thức về tác giả Thi Sảnh và văn bản Yên Tử, núi thiêng.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại…
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; biết giải thích ý nghĩa của nhan đề và đánh giá vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại của văn bản Yên Tử, núi thiêng.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Yên Tử, núi thiêng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Trân trọng, yêu quý, có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi và chơi trò chơi điền tên của địa danh vào dưới các hình ảnh cho dưới đây.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và điền tên của các địa danh dưới đây:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Đáp án:
+ Hình 1: Chùa Một Cột – Hà Nội.
+ Hình 2: Chùa đồng Yên Tử - Quảng Ninh.
+ Hình 3: Chùa Bái Đính – Ninh Bình.
+ Hình 4: Chùa Thiên Mụ - Huế.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Yên Tử là một dãy núi trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và cũng là tên ngọn núi cao nhất trong dãy. Đây là dãy núi gắn liền với nhà Trần trong lịch sử Việt Nam cũng như gắn với Thiền phái Trúc Lâm. Hãy cùng ôn tập lại bài học “Yên Tử, núi thiêng” của tác giả Thi Sảnh.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Yên Tử, núi thiêng, nhận diện và phân tích thông tin được trình bày trong văn bản.
b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Yên Tử, núi thiêng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Thi Sảnh và văn bản “Yên Tử, núi thiêng”. + Trình bày bố cục của văn bản “Yên Tử, núi thiêng”. + Vì sao Yên Tử được gọi là “núi thiêng”? + Lịch sử khu di tích Yên Tử được tác giả thể hiện như thế nào? + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Yên Tử, núi thiêng”. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức. | Nhắc lại kiến thức 1. Tác giả - tác phẩm a. Tác giả - Thi Sảnh (1941 – 2020). - Tên khai sinh: Nguyễn Thanh Sỹ. - Quê quán: Quảng Trị. - Là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa. - Tác phẩm tiêu biểu: Lịch sử phong trào công nhân Quảng Ninh; Thức với dòng sông; Quảng Ninh, miền đất những kì tích; Hình bóng xưa… b. Tác phẩm - Văn bản “Yên Tử, núi thiêng” trích trong tác phẩm “Cõi thiêng Yên Tử” (2002). - Văn bản thuộc thể loại văn bản thuyết minh. 2. Phân tích văn bản a. Bố cục văn bản - Phần 1 (Từ đầu đến du khách địa phương): Giới thiệu khái quát về núi Yên Tử. - Phần 2 (Tiếp theo đến nơi mà mình mơ ước): Tổng quan về vẻ đẹp đường đến Yên Tử. - Phần 3 (Tiếp theo đến thành Yên Tử như ngày nay): Lịch sử dãy núi Yên Tử. - Phần 4 (Còn lại): Đạo Phật và dãy núi Yên Tử. b. Núi thiêng Yên Tử - Nơi đây gắn liền với lịch sử ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do vua Trần Nhân Tông sáng lập. - Trải qua nhiều thăng trầm, Yên Tử là nơi tu hành của nhiều vị cao tăng lỗi lạc, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá Phật giáo. - Nơi đây cũng là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của vua Trần Nhân Tông, người đã từ bỏ ngai vàng xuất gia tu hành, giác ngộ Phật pháp. c. Lịch sử di tích Yên Tử - Tên gọi cũ: + Tên xa xưa Yên Tử được gọi là Núi Voi, bởi dáng núi giống hình con voi quay đầu về phía biển. + Trong sử sách, Yên Tử được gọi là Bạch Vân Sơn (núi mây trắng) bởi quanh năm đỉnh núi chìm trong mây trắng. - Đầu Công nguyên, An Kỳ Sinh (người Trung Quốc) đến Yên Tử tu tiên và luyện đan để tìm thuốc trường sinh bất tử. - Chùa Phù Vân là ngôi chùa được dựng sớm nhất thời nhà Lý. - Theo Thiền uyển tập anh, Thông Thiền cư sĩ thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông đã tu hành ở đây vào cuối thời Lý. - Đến thời nhà Trần, vị cao tăng trụ trì ở Yên Tử có uy tín lớn nên được vua Trần Thái Tông phong tặng là Phù Vân quốc sư. - Năm 1236, vua Trần Thái Tông đến Yên Tử tu hành – đặt nền móng cho phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. 3. Tổng kết a. Nội dung - Cung cấp thông tin cho người đọc về núi thiêng Yên Tử - trung tâm Phật giáo Trúc Lâm có vai trò quan trọng đối với Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra còn mang đến vẻ đẹp thiên nhiên, khẳng định Yên Tử là nơi linh khí hội tụ. - Qua đó, tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc niềm khao khát được đặt chân đến Yên Tử để tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa và trải nghiệm không gian tâm linh thanh tịnh nơi đây. b. Nghệ thuật - Bố cục bài viết chặt chẽ, logic. - Ngôn từ dễ hiểu, đơn giản. - Sử dụng hệ thống phương tiện phi ngôn ngữ có hiệu quả cao trong việc truyền đạt nội dung văn bản. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Yên Tử, núi thiêng.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Yên Tử, núi thiêng.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN “YÊN TỬ, NÚI THIÊNG” Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Văn bản “Yên Tử, núi thiêng” thuộc thể loại văn bản nào? A. Văn bản thông tin. B. Văn bản nghị luận. C. Văn bản hành chính. D. Văn bản tự sự. Câu 2: Núi thiêng Yên Tử cao bao nhiêu mét? A. 1806m. B. 1068m. C. 1608m. D. 1086m. Câu 3: Chuyến hành trình đến Yên Tử, tác giả Thi Sảnh gọi là hành trình gì? A. Chuyến hành hương tới “Đèo vua hóa Phật”. B. Chuyến hành hương tới “Núi vua hóa Phật”. C. Chuyến hành hương tới “Đèo vua hóa Tiên”. D. Chuyến hành hương tới “Núi vua hóa Tiên”. Câu 4: Điền đáp án đúng vào chỗ trống: “Nào ai quyết chí tu hành Có về … mới đành lòng tu” A. Chùa Đồng. B. Chùa Phù Vân. C. Yên Tử. D. Chùa một mái. Câu 5: Ai ông tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử? A. Vua Trần Thái Tông. B. Vua Trần Thánh Tông. C. Vua Trần Nhân Tông. D. Vua Trần Minh Tông. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Yên Tử, núi thiêng hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. A | 2. B | 3. B | 4. C | 5. C |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Tìm các số liệu được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Văn bản có sử dụng yếu tố miêu tả không? Nếu có hãy nêu tác dụng của yếu tố miêu tả.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1: Các số liệu được sử dụng trong văn bản:
- Yên Tử cao 1068m.
- Cách trung tâm thành phố 14km về phía tây bắc.
- Từ Hòn Gai ngược trục đường 18A 40km, ta sẽ đến Uông Bí.
- Từ cổng nhà máy điện Uông Bí… và đi tiếp 4km nữa thì đến Yên Tử.
- Đoạn đường từ Lán Tháp vào Yên Tử dài 9km.
- Cắt con đường từ Lán Tháp vào Yên Tử 9 đoạn, khiến du khách ngỡ là 9 con suối khác nhau.
- Theo sách Thiền uyển tập anh, Thông Thiền cư sĩ, đệ tử của Thường Chiếu thuộc thế hệ 13 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông đã tu hành ở chùa này vào cuối thời Lý. Ông mất ở đây năm 1228.
- Năm Bính Thân (tức năm 1236) ngày 3 tháng 4, vào lúc 10 giờ đêm vua Trần Thái Tông ruổi ngựa đến Yên Tử.
- Đến 2 giờ chiều ngày 5 tháng 4, Thái Tông đến chân núi.
- Sáng ngày 6 ông lên núi, gặp nhà sư Phù Vân.
Câu 2: Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản:
- Giữa những cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc mênh mông, Yên Tử cao 1068m, vút lên chon von tựa một vọng gác.
- Từ xưa cảnh núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là một nơi ngoạn mục.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức