Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Dưới đây là giáo án bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  •  Ôn tập những kiến thức về tác giả Hoài Thanh và văn bản Ý nghĩa văn chương.
  •  Phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng Ý nghĩa văn chương.

  1. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Ý nghĩa văn chương.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.
  • Năng lực phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng cuộc sống và hiểu được sự liên kết giữa cuộc sống với văn chương.
  • Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
  1.  PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân chia sẻ suy nghĩ của bản thân về văn chương.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ suy nghĩ của em với các bạn về văn chương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Văn học là tấm gương phản ánh đời sống. Văn chương bởi con người, cho con người và vì con người. Văn chương giúp con người nhìn nhận được vẻ đẹp nghệ thuật của ngôn từ, thông qua đó thể hiện vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn con người, phản ánh đời sống nội tâm phong phú của con người.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Văn chương là cầu nối giữa cuộc sống và trí tưởng tượng, mang đến sự phong phú và độc đáo cho thế giới tinh thần của con người. Với nguồn gốc từ lòng thương người và lòng vị tha, văn chương không chỉ phản ánh đa dạng cuộc sống mà còn sáng tạo ra sự sống. Hãy cùng ôn tập lại bài học Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh).

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Ý nghĩa văn chương, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 
  2. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Ý nghĩa văn chương.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Hoài Thanh và văn bản Ý nghĩa văn chương.

+ Trình bày bố cục của văn bản Ý nghĩa văn chương.

+ Hãy thể hiện mối quan hệ giữa luận đề với các luận điểm và bằng chứng trong văn bản.

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Ý nghĩa văn chương.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

Nhắc lại kiến thức 

  1. Tác giả - tác phẩm
  2. Tác giả
  • Hoài Thanh (1909 – 1982).
  • Tên khai sinh: Nguyễn Đức Nguyên.
  • Quê quán: Nghi Lộc, Nghệ An.
  • Là nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XX.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Thi nhân Việt Nam (viết chung với Hoài Chân), Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Nói chuyện thơ kháng chiến...
  1. Tác phẩm
  • Viết năm 1936.
  • In trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998).
  1. Phân tích văn bản
  2. Bố cục văn bản
  • Phần 1 (Từ đầu đến “lòng vị tha”): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.
  • Phần 2 (Còn lại): Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
  1. Mối quan hệ giữa luận đề với các luận điểm và bằng chứng trong văn bản
  • Luận đề: Ý nghĩa của văn chương.
  • Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

Luận điểm 1.1: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. (Bằng chứng: Những cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp mà bình sinh do mưu sinh con người bỏ lỡ.)

+ Luận điểm 1.2: Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

(Bằng chứng:

  • Quá trình sáng tác của nhà văn: sáng tạo ra thế giới khác, những người, sự vật khác.
  • Trường hợp Nguyễn Du và nhân vật Thúy Kiều.)
  • Luận điểm 2: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

Bằng chứng: Những ví dụ để chứng minh rằng phần nhiều những tình cảm, những cảm giác của người thời bấy giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và truyền lại.

  1. Tổng kết 
  2. Nội dung

Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

  1. Nghệ thuật
  • Giàu hình ảnh độc đáo.
  • Sử dụng các luận điểm, luận chứng, lí lẽ xác đáng, logic. 
  • Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc.
  • Ngôn ngữ dễ hiểu, tinh tế giúp văn bản truyền đạt một cách dễ dàng và nhanh chóng.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Ý nghĩa văn chương.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Ý nghĩa văn chương.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp. 

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN “Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG”

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Văn bản Ý nghĩa văn chương là của ai?

A. Tú Xương.

B. Hoài Chân.

C. Chu Văn Sơn.

D. Hoài Thanh.

Câu 2: Hoài Thanh đã nhận định như thế nào về văn chương?

A. Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.

B. Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng trắc ẩn, là vẻ đẹp của cảm xúc.

C. Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là vẻ đẹp của ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật.

D. Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là niềm tin, sự kì vọng vào tương lai.

Câu 3: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” trích trong tác phẩm nào?

A. Bình luận văn chương.

B. Phê bình và tiểu luận.

C. Di bút và di cảo.

D. Tuyển tập Hoài Thanh.

Câu 4: Luận đề chính trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” là gì?

A. Tác dụng của văn chương.

B. Khái niệm về văn chương.

C. Ý nghĩa của văn chương.

D. Tổng kết về văn chương.

Câu 5: Đâu là luận điểm của văn bản “Ý nghĩa văn chương”?

A. Văn chương mang đến những tác dụng to lớn đối với con người.

B. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

C. Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống.

D. Văn chương vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Ý nghĩa văn chương hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. D2. A3. A4. C5. B

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Theo Hoài Thanh, văn chương được hiểu là gì?

Câu 2: Tác dụng của văn chương được tác giả đề cập như thế nào?

Câu 3: Viết bài văn phân tích văn bản “Ý nghĩa văn chương”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay