Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Dưới đây là giáo án bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

ÔN TẬP VĂN BẢN: CHUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  •  Ôn tập những kiến thức về tác giả Lê Thánh Tông và văn bản Chuyện lạ nhà thuyền chài.
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
  • Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và độc thoại trong văn bản.
  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.

- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại văn bản Chuyện lạ nhà thuyền chài.

  1. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Chuyện lạ nhà thuyền chài.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực nhận biết và phân tích các nội dung bao quát của văn bản: chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật.
  • Năng lực phân tích sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng, yêu quý những con người có phẩm chất tốt đẹp.
  • Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
  1.  PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và điền vào chỗ trống.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS điền từ phù hợp vào các chỗ trống:

+ Thân em như ...

Phất phơ trước chợ biết vào tay ai?

+ Thân em thời trắng phận em tròn

Bảy nổi ba chìm mấy nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Nhưng em vẫn giữ ...

+ Thân em vất vả trăm bề

Sớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâu

Có  chẳng kịp chải đầu

Có … chẳng kịp têm trầu mà ăn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Đáp án:

+ Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ trước chợ biết vào tay ai?

+ Thân em thời trắng phận em tròn

Bảy nổi ba chìm mấy nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.

+ Thân em vất vả trăm bề

Sớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâu

lược chẳng kịp chải đầu

cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

- Gợi mở: Văn học trung đại rất quan tâm đến hình ảnh người phụ nữ, khắc họa người phụ nữ với những phẩm chất, tính cách đáng quý, đáng trân trọng. Hãy cùng gặp nhân vật Ngọa Vân, ôn tập lại bài học Chuyện lạ nhà thuyền chài.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Chuyện lạ nhà thuyền chài, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 
  2. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Chuyện lạ nhà thuyền chài.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Lê Thánh Tông và văn bản “Chuyện lạ nhà thuyền chài”.

+ Không gian và thời gian trong văn bản được thể hiện như thế nào?

+ Phân tích nhân vật Ngọa Vân.

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chuyện lạ nhà thuyền chài”.

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

Nhắc lại kiến thức 

  1. Tác giả - tác phẩm
  2. Tác giả
  • Tên: Lê Thánh Tông (1442 – 1497) 

- Là vị vua anh minh thời kì Lê Sơ, trị vì từ năm 1460 đến năm 1497 (đánh dấu thời kì hưng thịnh của triều Hậu Lê).

- Ông đưa ra nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp.

- Được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt Nam.

- Là một nhà thơ tài giỏi và là nhà văn hóa lớn của dân tộc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Hồng Đức quốc âm thi tập, Quỳnh Uyển cửu ca thi tập, Văn minh cổ xúy, Anh hoa hiếu trị, Chinh tây kỷ hành...

  1. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Là 1 trong 19 tác phẩm trong “Thánh Tông di thảo”.

+ Tác phẩm thuộc thể loại truyền kì.

Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “Đêm về có bát cơm đầy phần con”): Giới thiệu về nhà thuyền chài.

+ Phần 2 (tiếp đến “con đi về thế nào cũng mặc”): Quan niệm học hành và hành động của Thúc Ngư.

+ Phần 3 (tiếp đến “không có vẻ gì khác cả”): Vợ chồng nhà thuyền chài gặp nàng Ngọa Vân và biết nàng là con dâu của mình.

+ Phần 4 (còn lại): Ngụy Vân hóa hình cứu giúp cả nhà Thúc Ngư và từ biệt gia đình chồng rồi hóa rồng bay đi.

  1. Phân tích văn bản
  2. Không gian 

Có hai kiểu không gian: 

- Không gian thực: nơi sinh sống của gia đình thuyền chài là ở biển Đông.

- Không gian huyền ảo: Đảo ấp – nơi ở của Hải Tiên. 

  •  Không gian thực vào ảo song song, lồng vào nhau. Con người đi từ thế giới thật đến thế giới ảo bằng “thuật rút đường”.
  •  Khoảng cách giữa các cõi được rút ngắn hết cỡ. Cõi tiên và cõi trần cách nhau không xa lắm, chỉ một cái chớp mắt.
  1. Thời gian 

Có hai kiểu thời gian:

- Thời gian tuyến tính: 

+ Từ lúc hai ông bà sáu mươi tuổi sinh được Thúc Ngư, đến khi Thúc Ngư đến tuổi đi học và đến khi Thúc Ngư lấy vợ.

+ Thời gian canh ba: khi hai vợ chồng mải đánh cá đến đêm khuya mới thu lưới.

- Thời gian phi tuyến tính (Thời gian kì ảo): Thời gian hai ông bà gặp ông già ở Thủy phủ và thời gian ông bà từ Thủy phủ trở về nhà (tính thời gian bằng cái chớp mắt). 

  •  Thời gian tuyến tính và phi tuyến tính tiếp nối nhau và bổ trợ cho nhau.
  •  Tạo sự liên kết chặt chẽ thành một hệ thống thống nhất.
  1. Nhân vật Ngọa Vân 

- Là nhân vật kì ảo.

- Vốn là một Học sĩ của Long cung (là một vị hải tiên).

- Có cuộc tình giữa tiên nữ Ngọa Vân và nam nhân phàm trần Thúc Ngư. Chủ động tìm đến tình yêu và hạnh phúc.

- Nàng sở hữu nhan sắc xinh đẹp, con gái nhà giàu sang.

- Có khát vọng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi: “Trăm năm ân ái ngày còn trường” 

- Là người phụ nữ hiếu thuận và giàu đức hi sinh. 

+ Từ ngày lấy được nàng Ngọa Vân, gia đình thuyền chài dần trở nên thuận lợi, khá giả. 

+ Khi xảy ra cơn tai họa, nàng sẵn lòng hi sinh bản thân để cứu gia đình chồng. Chấp nhận hóa hình để cứu gia đình dù biết sau đó nàng phải rời đi vì đã làm lộ thân phận.

+ Nàng phải rời đi để tránh cho gia đình chồng gặp tai họa về sau. 

- Dang dở trong tình yêu và hôn nhân: Không thể trọn vẹn do gặp hoàn cảnh éo le, nàng Ngọa Vân phải hi sinh thân mình để bảo vệ Thúc Ngư và gia đình chồng. 

  •  Ngọa Vân là một nàng tiên nhưng vẫn giữ đúng đạo hiếu đối với nhà chồng, là một người vợ đúng mực của Thúc Ngư. 
  •  Yêu thương Thúc Ngư hết lòng, dù phải rời đi nhưng vẫn để lại tín vật cho Thúc Ngư như mong mỏi có ngày tái ngộ: Trao cho Thúc Ngư một điểm dãi
  •  Nàng Ngọa Vân là một người phụ nữ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu, dám hi sinh thân mình để bảo vệ tình yêu của mình. 
  1. Tổng kết
  2. Nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp nhân cách và khát khao tình yêu của người phụ nữ.

- Tác phẩm là một bài học, giáo huấn sâu xa về đạo đức làm vợ, làm con.

  1. Nghệ thuật

- Sử dụng yếu tố kì ảo để tăng tính logic, sự hấp dẫn cho câu chuyện.

- Sử dụng ngôi kể thứ 3, mang đến cái nhìn bao quát, toàn tri cho tác phẩm. 

- Cuối thiên truyện có lời của Sơn Nam Thúc: bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm của người cầm bút, hướng người đọc vào nội dung mà câu chuyện muốn truyền tải.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Chuyện lạ nhà thuyền chài.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Chuyện lạ nhà thuyền chài.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp. 

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN “CHUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI”

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Văn bản “Chuyện lạ nhà thuyền chài” thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn.

B. Truyện cổ tích.

C. Truyện truyền kì.

D. Truyện ma quái.

Câu 2: Chuyện lạ nhà thuyền chài” của tác giả nào?

A. Lê Thánh Tông.

B. Lê Hiến Tông.

C. Lê Thái Tông.

D. Lê Chiêu Tông.

Câu 3: Nàng Ngọa Vân có thuật phép gì?

A. Thuật thôi miên.

B. Thuật biến hóa.

C.Thuật rút đường.

D. Thuật gọi mưa.

Câu 4: Khi gặp cơn bão táp, nàng Ngọa Vân đã làm gì?

A. Chạy khỏi cơn bão táp.

B. Bị cơn bão táp cuốn đi.

C. Hóa hình bảo vệ chồng và gia đình chồng.

D. Hóa hình bay đi.

Câu 5: Trước khi đi, Ngọa Vân đã trao lại một điểm dãi cho Thúc Ngư, điểm dãi này có tác dụng gì?

A. Thở được dưới nước.

B. Xuống nước không chìm, không bao giờ bị chết đuối.

C. Gọi mưa nhanh chóng.

D.Không có tác dụng gì.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Chuyện lạ nhà thuyền chài hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. C2. A3. C4. C5. B

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Theo em trong tác phẩm “Chuyện lạ nhà thuyền chài” có những chi tiết kì ảo nào? Nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo.

Câu 2: Không gian kì ảo và thời gian kì ảo có tác dụng gì đối với tác phẩm?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

Câu 1: Các chi tiết kì ảo trong tác phẩm:

- Bố mẹ Thúc Ngư đi lạc đến đảo ấp.

- Ngọa Vân là dòng dõi “hải tiên”.

- Những món ăn “ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường” mà cha Ngọa Vân thết đãi ông bà thông gia.

- Hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển “tựa người nhưng không phải người; vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà”.

- Chi tiết rút đường của Ngoạ Vân.

- Ngoạ Vân hiện nguyên hình, cứu gia đình chồng trong cơn bão biển.

- Ngoạ Vân đã nhổ ra một điểm dãi trắng trao cho Thúc Ngư và dặn đem hoà với nước thì sẽ không bị chìm, nói xong hoá thành rồng bay về phương Tây Bắc.

  • Tác dụng: Làm câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn hơn phù hợp với chủ đề và nhân vật. Chính những phép thần thông như vậy mới phù hợp với dòng dõi tiên của Ngoạ Vân.

Câu 2: 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, người dùng sẽ tải được tài liệu và dùng nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện ích khác liên tục được cập nhật
  • ......

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/cả năm(12 tháng)

=> Khi đặt chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay