Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. G. Mác-két)
Dưới đây là giáo án bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. G. Mác-két). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập những kiến thức về văn nghị luận.
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
3. Về phẩm chất
- Có trách nhiệm, quan tâm đến những vấn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
- KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, theo dõi video và hình ảnh về chiến tranh và nêu suy nghĩ.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Em hãy theo dõi video về sự kiện Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản và video về chiến tranh ở Việt Nam.
+ Link video Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật:
https://www.youtube.com/watch?v=MSn__Cmz0R4 (0:00 – 2:44)
+ Link video về chiến tranh ở Việt Nam:
https://youtu.be/wghlIDU9QSw?si=L3seThp3n6LNO5KI (0:00 – 2:43)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhắc đến đề tài chiến tranh sẽ có không ít tác giả trên thế giới viết về nó. Và một trong những tác giả rất thành công là Ga-bri-en Mác-két. “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là tác phẩm vô cùng xuất sắc và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ông. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập tác phẩm này nhé!
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả và xuất xứ văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. + Xác định và phân tích luận đề, luận điểm cùng các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức. | Nhắc lại kiến thức
a. Tác giả - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (1928 – 2014) là nhà văn nổi tiếng người Cô-lôm-bi-a (Colombia). - Ông là tác giả của một số tiểu thuyết như Trăm năm cô đơn (1967), Tướng quân giữa mê hồn trận (1989).... Ngoài ra, ông còn viết một số bài luận đề cập đến những vấn đề thời sự của thế giới. - Năm 1982, Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két đã được trao giải Nô-ben (Nobel) Văn học nhờ những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn học, đặc biệt là các tiểu thuyết và truyện ngắn có sự kết hợp giữa hiện thực và huyền ảo nhằm phản ánh những vấn đề của cuộc sống ở vùng Mỹ La-tinh. b. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Văn bản trích tham luận do Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két, với tư cách là khách mời, đọc tại một hội nghị quốc tế họp tại Mê-hi-cô (Mexico) tháng 8 năm 1986 – thời điểm cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ đã lên đến đỉnh điểm. Đây là hội nghị lần thứ hai chống chạy đua vũ trang, đòi thủ tiêu vũ khí hạt nhân, do nguyên thủ sáu nước: Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác-hen-ti-na (Argentina), Hy Lạp, Tan-da-ni-a (Tanzania) tổ chức. 2. Luận đề, luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong văn bản - Luận đề: Chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân là đặt nhân loại trước nguy cơ bị huỷ diệt - Luận điểm: + Phần 1 (từ Chúng ta đang ở đâu đến đối với vận mệnh thế giới): Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ trang trong bối cảnh thế giới hiện đại. + Phần 2 (từ Niềm an ủi đến xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới): Việc chạy đua vũ trang làm cho nhân loại mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn. + Phần 3 (Một nhà tiểu thuyết lớn đến xuất phát của nó): Việc chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí con người và lí trí tự nhiên. + Phần 4 (phần còn lại): Lời kêu gọi chấm dứt việc chạy đua vũ trang. - Mỗi quan hệ giữa các luận điểm: Luận điểm 1 nêu thực trạng đáng sợ về chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc. Từ thực trạng này, tác giả có điều kiện so sánh để thấy kinh phí dành cho việc sản xuất vũ khí giết người hàng loạt đó tốn kém hơn nhiều lần so với việc giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của đời sống nhân loại (luận điểm 2). Những so sánh đó giúp tác giả rút ra sự vô lí của việc chạy đua vũ khí hạt nhân (luận điểm 3, luận điểm 4). Như vậy, các luận luận điểm điểm có có mối mối quan quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng góp phần làm rõ luận đề của bài viết. 3. Tổng kết a. Nội dung - Thông điệp mà tác giả muốn truyền đi qua VB: Thế giới hãy bằng mọi cách ngăn chặn chạy đua vũ trang, loại bỏ vũ khí hạt nhân. - Trong tình hình hiện nay của thế giới, thông điệp trên vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự, bởi vì số vũ khí hạt nhân mà các quốc gia sở hữu không ngừng tăng lên và nhân loại đang đứng trước hiểm hoạ của cuộc chiến tranh hạt nhân. b. Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, cụ thể phong phú. - Vừa nên được các thông tin khách quan, có thể kiểm chứng lại vừa bày tỏ được ý kiến chủ quan của người viết, giàu tính thuyết phục đối với người đọc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Nêu cảm nhận của bạn về thông điệp chính của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Tác giả muốn truyền tải điều gì qua tác phẩm này?
Câu 2: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có ý nghĩa gì trong bối cảnh hiện nay? Em nghĩ rằng thông điệp của tác giả vẫn còn phù hợp với thế giới hiện tại không? Tại sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” mang đến thông điệp sâu sắc và mạnh mẽ về tầm quan trọng của hòa bình trong cuộc sống con người và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ và xây dựng hòa bình.
+ Tác giả khẳng định rằng hòa bình là giá trị cốt lõi, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Hòa bình không chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh mà còn là trạng thái tâm hồn, sự an lạc trong tâm trí và sự hòa hợp trong xã hội. Tác phẩm làm nổi bật rằng chỉ khi có hòa bình, con người mới có thể sống thật sự hạnh phúc, phát triển và thực hiện ước mơ của mình.
+ Văn bản nhấn mạnh sự tàn khốc của chiến tranh và những hậu quả mà nó để lại cho con người và xã hội. Tác giả khắc họa rõ ràng nỗi đau, sự tàn phá, và mất mát mà chiến tranh gây ra, từ đó khuyến khích người đọc nhận thức rõ hơn về giá trị của hòa bình và lý do để đấu tranh cho nó.
+ Một thông điệp quan trọng khác là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hòa bình. Tác giả không chỉ đề cập đến những người lãnh đạo hay tổ chức lớn mà còn nhấn mạnh rằng mỗi người đều có vai trò trong việc duy trì hòa bình. Điều này gợi mở sự tự giác và ý thức cộng đồng, kêu gọi mọi người cùng nhau hành động để ngăn chặn chiến tranh và xung đột.
+ Tác phẩm cũng mang đến một thông điệp tích cực về hy vọng. Dù thực tế có thể đầy khó khăn, nhưng tác giả tin tưởng vào khả năng của con người trong việc tạo ra sự thay đổi. Việc đấu tranh cho hòa bình không chỉ là trách nhiệm mà còn là một hành trình hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, nơi mà hòa bình, tình yêu thương và sự hiểu biết sẽ thống trị.
=> Thông điệp chính của "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" là một lời kêu gọi mạnh mẽ đến toàn nhân loại về việc trân trọng và bảo vệ hòa bình. Tác giả đã thành công trong việc khắc họa tầm quan trọng của hòa bình trong cuộc sống, đồng thời nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng và duy trì giá trị này. Qua tác phẩm, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi đau của chiến tranh mà còn được khơi dậy tinh thần đấu tranh vì hòa bình, từ đó tạo nên một niềm hy vọng cho tương lai.
Câu 2:
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vẫn giữ được ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh hiện nay, nơi mà những xung đột, bất công và bạo lực vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
+ Hiện nay, thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều cuộc xung đột, chiến tranh và bất ổn chính trị ở nhiều khu vực như Trung Đông, châu Phi, và một số nơi ở châu Âu và châu Á. Tác phẩm nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình không phải là điều hiển nhiên mà cần phải được bảo vệ và xây dựng. Ý nghĩa này khuyến khích mọi người không chỉ nhận thức về sự tàn khốc của chiến tranh mà còn hành động để bảo vệ hòa bình.
+ Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các vấn đề như khủng bố, di cư, biến đổi khí hậu, và bất bình đẳng xã hội đang trở thành những thách thức lớn đối với hòa bình và ổn định. Thông điệp của tác giả về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc góp phần xây dựng hòa bình trở nên càng cấp thiết. Điều này nhấn mạnh rằng, bên cạnh các quốc gia và tổ chức, mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới hòa bình hơn.
+ Tác phẩm cũng thúc đẩy tinh thần đồng cảm và hợp tác giữa các quốc gia và cộng đồng. Trong một thế giới ngày càng đa dạng và phức tạp, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trở thành yếu tố thiết yếu để xây dựng hòa bình. Thông điệp này khuyến khích các quốc gia và cá nhân tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các vấn đề, từ đó giảm thiểu xung đột và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.
+ Thông điệp của tác giả trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vẫn hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Nó không chỉ là một lời kêu gọi về sự cần thiết của hòa bình mà còn là một nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng và duy trì giá trị này.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thông qua các dạng đề ôn tập.
b. Nội dung: GV chuyển giao các dạng đề tự luận để HS trả lời củng cố kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
NGỮ LIỆU 1
(1) Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc 7,07 tờ báo trong một năm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số: Tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số. So với các nước trong Asean, tỷ lệ này là quá thấp, rất đáng báo động. Một người Thái Lan đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốn sách/năm. ………………. |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, người dùng sẽ tải được tài liệu và dùng nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện ích khác liên tục được cập nhật
- ......
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/cả năm(12 tháng)
=> Khi đặt chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2